Sử dụng phương pháp WebQuest (khám phá trên mạng) giúp HS tìm kiếm, thu thập và đánh giá thông tin về các sự kiện, nhân vật lịch sử

Một phần của tài liệu khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930 (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG II: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT HUY TƯ DUY PHẢN BIỆN CỦA HỌC SINH

3. Các phương pháp nhằm phát triển TDPB cho học sinh trong dạy học chủ đề Khuynh hướng dân chủ tƣ sản trong phong trào cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930

3.2. Sử dụng phương pháp WebQuest (khám phá trên mạng) giúp HS tìm kiếm, thu thập và đánh giá thông tin về các sự kiện, nhân vật lịch sử

Một trong những biểu hiện của người có TDPB là có kĩ năng tìm kiếm và đánh giá thông tin. Ngày nay, với sự phát triển và phổ biến rộng rãi của internet thì việc thu thập và xử lí thông tin trên mạng là một kĩ năng cần thiết trọng học tập cũng nhƣ trong cuộc sống. HS của chúng ta có thể học tập, tiếp nhận thông tin từ nhiều phía, nhiều phương tiện và ở bất cứ nơi đâu.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng internet trong dạy học ngày càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, việc HS truy cập và tiếp xúc tự do với các luồng thông tin trên mạng đã đặt ra nhiều vấn đề: Mất nhiều thời gian vì lƣợng thông tin quá phong phú; Dễ đi chệch hướng với vấn đề cần tìm hiểu; Nhiều thông tin, tài liệu không chính xác; Việc tiếp thu kiến thức qua truy thập thông tin trên mạng mang tính thụ động, thiếu sự đánh giá, phê phán. Vì thế, đánh giá tính xác thực của thông tin, lọc ra những thông tin cần thiết, chất lƣợng, đáng tin cậy, hợp lí, có lợi và đã đƣợc kiểm chứng là một kĩ năng quan trọng hàng đầu.

Để khắc phục những vấn đề mà HS gặp phải khi tiếp xúc với internet trong dạy học các nhà giáo dục đã phát triển phương pháp WebQuest (theo thuật ngữ tiếng anh, tiếng việt được gọi là phương pháp “khám phá trên mạng”).

WebQuest là phương pháp do Bernie Dodge ở trường đại học San Diego

32

State University (Mỹ) xây dựng năm 1995, sau đó đƣợc phát triển bởi các nhà giáo dục Tom March (Úc) và Heinz Moser (Thuỵ Sĩ). Ngày nay, nó đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới trong giáo dục phổ thông và đại học. Với tư cách là một phương pháp dạy học, WebQuest đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “WebQuest là một phương pháp dạy học, trong đó HS tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ về một chủ đề phức hợp, gắn với tình huống thực tiễn. Những thông tin cơ bản về chủ đề được truy cập từ những trang liên kết (Internet links) do GV chọn lọc từ trước. Việc học tập theo định hướng nghiên cứu và khám phá, kết quả học tập được HS trình bày và đánh giá”.

WebQuest có thể sử dụng cho mọi môn học, trong dạy học Lịch sử, phương pháp này có thể áp dụng với những hiện tƣợng Lịch sử mang tính điển hình hoặc những vấn đề Lịch sử mang tính thời sự. Khác với việc truy cập thông tin thông thường. Phương pháp này yêu cầu HS cần có quan điểm riêng trên cơ sở lập luận để trả lời hoặc giải quyết vấn đề. Hình thức làm việc chủ yếu của HS khi học tập theo phương pháp này là theo nhóm.

Sơ đồ tiến trình và vai trò của GV, HS trong quá trình dạy học WebQuest nhƣ sau:

Ví dụ:

Chủ đề của WebQuestHội thảo bàn về vai trò của khuynh hướng dân

33

chủ tư sản trong phong trào cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930 ”. Đây là vấn đề quan trọng nằm trong nội dung bài học.

GV chia cả lớp làm các nhóm nghiên cứu, mỗi nhóm sẽ đóng vai trò là đại diện các nhà nghiên cứu trình bày quan điểm, ý kiến của mình về vấn đề và cùng nhau thảo luận.

Xác định nhiệm vụ: Để giải quyết đƣợc vấn đề trên, các nhóm HS cần trả lời câu hỏi dưới đây:

- Sau thất bại của khuynh hướng đấu tranh theo hệ tư tưởng phong kiến, khuynh hướng dân chủ tư sản đã có những hoạt động đấu tranh gì?

- Khuynh hướng đó có tiến bộ gì không?

- Khuynh hướng đó có giải quyết được những yêu cầu của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ không?

- Những tồn tại của khuynh hướng đó?

Hướng dẫn HS tìm kiếm, thu thập thông tin: GV giới thiệu cho HS một số bài nghiên cứu, tạp chí đƣợc đăng tải trên internet, các trang web có bài viết về vấn đề này.

GV hướng dẫn HS thu thập, đánh giá thông tin bằng cách đọc nhiều bài viết về cùng một vấn đề để xem họ nói về vấn đề đó có thống nhất không ; có điểm gì khác biệt không ; họ dựa vào tƣ liệu nào để nhận định nhƣ thế ; nhận định đó có chính xác không ; điều gì có thể chấp nhận, điều gì không đáng tin…Yêu cầu HS khi tiếp nhận quan điểm, trích dẫn ý kiến của ai phải dẫn nguồn và phải giải thích đƣợc vì sao họ lại nói nhƣ vậy? Nó có nghĩa nhƣ thế nào?

HS làm việc theo nhóm, tìm kiếm thông tin chủ yếu trên internet, các trang web đã chỉ dẫn và những trang web do HS tự tìm kiếm, truy cập.

Báo cáo kết quả và đưa ra kết luận: Mỗi nhóm cần làm một bài báo cáo tham luận để trình bày trong giờ học Hội thảo bàn về vai trò của khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930 ”, sau đó tiến hành thảo luận toàn lớp. Cuối giờ học GV đánh giá, nhận xét quá trình làm việc của HS, chất lƣợng thông tin mà từng nhóm thu thập đƣợc, quan điểm đánh giá của các nhóm. Để kiểm tra mức độ hiểu và khắc sâu kiến thức cho

34

HS, GV nên ra bài tập về nhà theo hướng thu hoạch của HS sau giờ học: Em có hài lòng và nhất chí với kết luận của buổi hội thảo không? Có điều gì làm em còn băn khoăn?...

Kĩ năng tìm kiếm, thu thập thông tin là một trong những kĩ năng quan trọng, nhưng người có TDPB cần phải có thêm khả năng chọn lọc và đánh giá thông tin.

Bởi vì, người có TDPB không dễ dàng tin vào bất cứ điều gì khi không có căn cứ, bằng chứng rõ ràng. Trước khi chấp nhận một ý kiến, cần phải kiểm chứng chúng đúng hay sai tức là xác lập niềm tin cho tri thức của chính bản thân mình.

Có thể nhận thấy WebQuest là phương pháp học tập mới, tạo ra môi trường học tập nghiên cứu và khám phá cho HS. Rèn luyện các kĩ năng cần thiết trong học tập và cuộc sống: tìm kiếm, đánh giá, hệ thống hoá, tương tác với nhau. Từ đó phát triển ở HS các kĩ năng tƣ duy: so sánh, phân loại, suy luận, lập luận, chứng minh…Bên cạnh đó, lợi ích lớn mà phương pháp này mang lại là rèn luyện cho HS kĩ năng tìm kiếm, chọn lọc, đánh giá, phê phán thông tin. Với nhiều trang web, lƣợng thông tin, kiến thức lớn và nhiều cách nhìn nhận, quan điểm khác nhau đòi hỏi các em phải đọc, phân tích và đánh giá thông tin chính xác, khách quan để lựa chọn. Trong quá trình thảo luận, HS báo cáo kết quả của nhóm mình đồng thời tranh luận, phê phán, phản bác lại ý kiến của nhóm khác. Kết luận cuối cùng do HS rút ra sau khi nghe nhận xét, đánh giá, góp ý của GV.

Khi sử dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện nhất định như : việc học tập của HS có sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin, độ tin cậy của nguồn thông tin, lựa chọn vấn đề dạy học, kĩ năng tổ chức lớp học...GV cần lưu ý nhận xét đến những thông tin “bị nhiễu” (chƣa thực sự chính xác, xuyên tạc…) để HS nhận biết. Việc tìm kiếm, thu thập và chọn lọc, đánh giá thông tin về các sự kiện, nhân vật Lịch sử phải đảm bảo tính cụ thể, khách quan, tính Đảng.

Một phần của tài liệu khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)