Tổ chức giờ học thảo luận và tranh luận nhằm rèn luyện kĩ năng phản biện cho HS

Một phần của tài liệu khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930 (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG II: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT HUY TƯ DUY PHẢN BIỆN CỦA HỌC SINH

3. Các phương pháp nhằm phát triển TDPB cho học sinh trong dạy học chủ đề Khuynh hướng dân chủ tƣ sản trong phong trào cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930

3.4. Tổ chức giờ học thảo luận và tranh luận nhằm rèn luyện kĩ năng phản biện cho HS

Tranh luận (Debate) là phương pháp dạy học khi GV tổ chức cho HS bàn luận và tranh cãi về một vấn đề mà có ít nhất là hai quan điểm trái ngƣợc nhau.

Những HS cùng chung một quan điểm thảo luận, phân tích để đƣa ra những lí lẽ biện hộ cho ý kiến của mình, hoặc là đối đáp với câu hỏi bổ sung của phe đối lập (những người có quan điểm khác). Mục đích của giờ học tranh luận là giúp HS có cái nhìn khách quan, biện chứng, đa chiều về một vấn đề. Qua đó các em có đƣợc kiến thức sâu rộng về vấn đề đó và xác lập niềm tin vào điều mình cho là đúng.

Thảo luận (Discussion) là phương pháp GV tổ chức cho HS trao đổi, bàn bạc với nhau, bộc lộ quan điểm về một chủ đề hay vấn đề nào đó để làm giàu sự

37

hiểu biết của bản thân theo yêu cầu của mục tiêu và nhiệm vụ dạy học. Phương pháp thảo luận chủ yếu đƣợc sử dụng trong các môn khoa học xã hội, đặt biệt là đối với các vấn đề đặt ra có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau.

Như vậy, về mục đích phương pháp thảo luận và tranh luận có sự khác nhau. Nếu như thảo luận là bàn bạc để nhất trí đường hướng, cùng nhau thống nhất ý kiến hay tìm ra quan điểm, kết luận hợp lí nhất thì tranh luận thường được áp dụng khi một vấn đề có hai hay nhiều quan điểm khác nhau, đối lập nhau. HS theo quan điểm nào sẽ phải tiến hành lập luận bảo vệ cho ý kiến của mình. Tuy nhiên, hai phương pháp này có mối quan hệ mật thiết, bổ sung, hỗ trợ và cộng hưởng cho nhau. Muốn tranh luận thì HS phải thảo luận, thảo luận để đưa ra ý tưởng, lập luận cho tranh luận. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là GV đóng vai trò là người động viên, khích lệ HS suy nghĩ, tự do trao đổi, bàn luận, tranh luận và phản biện để giải quyết vấn đề. HS tích cực, chủ động trao đổi, bàn luận, bày tỏ ý kiến, bảo vệ quan điểm, linh hoạt, sáng tạo, chủ động tiếp thu kiến thức một cách vững chắc và hiệu quả. Nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa tranh luận và cãi nhau. Tranh luận là đƣa ra lập luận cho một niềm tin trong khi đó cãi nhau có thể coi là một trận chiến đấu bằng lời nói. Tranh luận là một kĩ năng quan trọng, một biểu hiện rõ nét của người có TDPB.

Trong dạy dọc nói chung dạy học Lịch sử nói riêng phương pháp thảo luận và tranh luận có có ƣu thế và vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển TDPB cho HS. Bởi vì, việc thảo luận và tranh luận về một vấn đề từ các quan điểm trái ngƣợc nhau sẽ kích thích HS tích cực động não suy nghĩ để tìm ra những lập luận, lí lẽ, dẫn chứng biện hộ cho quan điểm của mình. Bên cạnh đó, phương pháp tranh luận còn giúp HS rèn luyện kĩ năng lắng nghe những ý kiến khác nhau từ nhiều phía. Từ đó, phát triển khả năng nhìn nhận và suy nghĩ về một vấn đề từ nhiều khía cạnh, ý thức tôn trọng và bình tĩnh đối với các ý kiến khác. Đó là cách tƣ duy và ứng xử cần thiết cho con người trong cuộc sống hiện đại khi xã hội có nhiều giá trị cùng đƣợc thừa nhận.

Trong dạy học Lịch sử, GV có thể tổ chức giờ học tranh luận, thảo luận dưới nhiều hình thức: giữa HS với HS, giữa GV với HS, tranh luận giữa các nhóm HS với nhau, giữa các cá nhân với nhau. Dù diễn ra theo hình thức nào thì giờ học tranh luận, thảo luận cũng được tổ chức theo các bước sau:

38

Bước 1: Chọn vấn đề thảo luận, tranh luận

Khi chọn vấn đề cho HS tranh luận, GV cần chú ý vấn đề tranh luận phải là vấn đề mang tính tranh cãi, có ít nhất hai quan điểm trái ngƣợc nhau.

Bước 2: Chia HS thành các phe, các nhóm đối lập

Sau khi đƣa ra vấn đề cần thảo luận và tranh luận, GV cho HS lựa chọn quan điểm tán thành, hoặc GV yêu cầu các nhóm lập luận bảo vệ cho một quan điểm bất kì nào đó.

Những HS đồng ý chung một quan điểm GV cho ngồi chung một khu vực:

bố trí chỗ ngồi theo nhóm, theo lớp học, kiểu hội nghị...Trong một số trường hợp, có một số HS không xác định đƣợc quan điểm của mình, không quyết định đƣợc mình sẽ theo quan điểm nào, GV cũng xếp những HS này vào một phe với nhau.

Bước 3: Tiến hành thảo luận và tranh luận

Để tổ chức giờ học tranh luận, thảo luận thành công, GV vừa phải là người có kiến thức sâu về vấn đề mà HS đang tranh luận đồng thời là người có kĩ năng điều khiển tranh luận tốt. GV tổ chức và duy trì tranh luận bằng việc đặt câu hỏi cho từng phe: Vì sao các em lại đồng ý với ý kiến, quan điểm này? Nhóm em có đồng ý với ý kiến của các bạn không? Hãy giải thích rõ hơn câu trả lời (ý kiến) của mình... Với mỗi câu hỏi HS sẽ tiến hành thảo luận trong nhóm và đƣa ra các ý kiến (giả thuyết) của mình, GV có thể chọn ra các giả thuyết để ghi lên bảng cho cho HS dễ theo dõi và tổng hợp trong quá trình tranh luận. Mỗi một giả thuyết đƣợc nêu ra phải có sự giải thích, chứng minh. Các HS có giả thuyết đƣợc lựa chọn sẽ phải bảo vệ, chứng minh nó. Những HS khác sẽ nhận xét, đƣa ra câu hỏi, phản biện, tạo ra cuộc tranh luận giữa các HS. Cuối cùng, GV sẽ giúp HS đánh giá các giả thuyết bằng việc lấy ý kiến tán thành cho mỗi giả thuyết (cho HS giơ tay biểu quyết hoặc bỏ phiếu tán thành).

Muốn cho không khí tranh luận sôi nổi và có hiệu quả, GV phải tạo cho HS suy nghĩ rằng việc đánh giá, khẳng định và phủ định đối với những ý tưởng của người khác là việc làm tự nhiên và lành mạnh. Khi tranh luận phải tôn trọng ý kiến của phe đối lập, bình tĩnh lắng nghe và không cãi lộn. Hiệu quả của buổi tranh luận đƣợc biểu hiện không chỉ bằng thái độ hài lòng với lựa chọn của HS mà còn thể hiện qua việc kết thúc vấn đề tranh luận nhiều HS có sự thay đổi quan

39

điểm của mình, đặc biệt là những HS thuộc phe trung gian (ban đầu không biết theo quan điểm nào) sẽ quyết định đƣợc quan điểm của mình.

Bước 4: Đánh giá và tổng kết

Sau khi buổi thảo luận kết thúc GV có thể đƣa ra các gợi ý cho những câu hỏi, vấn đề đã đƣợc thảo luận hoặc đƣa ra gợi ý về nội dung kiến thức HS cần nắm trong bài học. Để kiểm tra kết quả nhận thức, làm sâu sắc thêm nhận thức Lịch sử của HS, GV có thể đƣa ra bài tập, các câu hỏi kiểm tra. Bài tập và câu hỏi kiểm tra tuỳ theo mục tiêu của bài, mục đích sư phạm của GV nhưng cần hướng vào việc vận dụng tri thức hoặc thu hoạch kết quả của buổi thảo luận.

Như vậy, thảo luận và tranh luận là hai phương pháp có nhiều ưu điểm: tạo cơ hội cho HS tham gia, khai thác tiềm năng của mỗi cá nhân, chủ động điều chỉnh nhận thức của người học, rèn luyện các kĩ năng: giao tiếp, diễn đạt, lắng nghe, phân tích, đánh giá, hợp tác, giải quyết vấn đề đặc biệt giúp HS phát triển TDPB. Tuy nhiên, để hai phương pháp này phát huy tác dụng tối ưu GV phải biết bám sát vào mục tiêu bài học, đề ra mục đích, yêu cầu tranh luận rõ ràng, thu hút sự tham gia tích cực của HS, đảm bảo sự tự do thoả mái cho HS thể hiện chính kiến một cách độc lập, không phụ thuộc vào ý kiến của người khác. Khuyến khích HS tranh luận một cách lịch sự, biết tôn trọng ý kiến của người khác trong khi tranh luận. Đồng thời biết chấp nhận ý kiến lạ, ngƣợc quan điểm của mình. GV cần chú ý: tránh xa rời mục tiêu bài dạy, bảo bảo thời gian, không để mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chương trình. Khắc phục nhược điểm có một số HS tham gia tích cực nhƣng cũng có HS bị “bỏ rơi” chỉ ngồi im, có một số HS lạm dụng việc thảo luận để làm việc riêng, “câu giờ” làm giảm hiệu quả học tập.

Để giờ học thảo luận và tranh luận mang lại hiệu quả thì điều cốt yếu là việc lựa chọn vấn đề của GV, đó phải là vấn đề mà HS hoàn toàn có thể tự mình suy nghĩ, tự do phát biểu ý kiến của mình mà không sợ bị người khác phản biện. Ngược lại, nếu là vấn đề mà đã có sẵn câu trả lời và mục đích cuối cùng là HS tìm ra đƣợc đáp án thì sẽ không có kết quả và không thể thực hiện đƣợc mục tiêu của giờ học này.

Một phần của tài liệu khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)