10.1.1. Đặc điểm kiến trúc công trình - Xem phần Kiến Trúc
10.1.2. Đặc điểm kết cấu công trình - Xem phần Kết Cấu và phần Nền Móng
10.1.3. Điều kiện địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn - Xem phần nền móng
10.1.4. Mặt bằng công trình
10.1.5. Thuận lợi và khó khăn - Thuận lợi:
+ Công trình thi công nằm trên các tuyến giao thông chính, nên thuận lợi cho các phương tiện cung ứng vật liệu, thuận lợi cho việc sử dụng bê tông thương phẩm.
+ Công trình xây dựng thuộc vùng có sẵn các nguồn nguyên vật liệu nên không cần nhiều kho bãi lớn, chủ động được vật liệu cung cấp cho công trình.
+ Phương tiện vận chuyển thuận tiện, có sẵn và hiện đại.
+ Đơn vị thi công có đủ phương tiện, thiết bị máy móc và kỹ sư giỏi để thi công công trình.
+ Hệ thống cấp điện, cấp nước đã có sẵn. Hệ thống cấp điện, cấp nước đều đấu nối
từ mạng lưới điện, nước của thành phố.
+ Thoát nước: hiện trạng đã có sẵn hệ thống thoát nước mưa và nước bẩn cần cải tạo lại một phần để hệ thống hoàn thiện hơn.
- Khó khăn:
+ Công trình xây dựng dài ngày và ở trung tâm của khu đông dân cư do đó phải chú trọng công tác mặt bằng, bảo vệ, vệ sinh môi trường, phòng chống ngập úng trong mùa mưa bão và phòng chống cháy nổ.
+ Công trường thi công nằm trong thành phố nên mọi biện pháp thi công đưa ra trước hết phải đảm bảo được các yêu cầu vệ sinh môi trường như tiếng ồn, bụi, rác thải rắn...
đồng thời không ảnh hưởng đến khả năng chịu lực và an toàn cho các công trình lân cận do đó biện pháp thi công đưa ra bị hạn chế.
10.2. Công tác chuẩn bị
10.2.1. San dọn và bố trí tổng mặt bằng
- Công việc trước tiên là dỡ bỏ các công trình cũ (nếu có) dọn dẹp mặt bằng, san lấp và rải đường tạm cho các máy thi công tiếp cận công trường, sau đó phải tiến hành xây tường rào tôn để bảo vệ các phuơng tiện thi công, tài sản trên công trường và tránh ồn, không ảnh hưởng đến các công trình xung quang và mỹ quan khu vực.
- Di chuyển các công trình ngầm: đường dây, đường ống kỹ thuật, đường ống cấp thoát nuớc... ra khỏi vị trí thi công.
- Tập hợp đầy đủ các tài liệu kỹ thuật có liên quan.
- Chuẩn bị mặt bằng tổ chức thi công, xác định tim mốc, hệ trục công trình, đường vào và vị trí đặt các thiết bị, kho và các công trình phụ trợ.
- Chuẩn bị đầy đủ, đúng yêu cầu các loại vật tư, thiết bị thí nghiệm.
- Tiêu nước bề mặt: Để tránh nước mặt công trình tràn vào hố móng khi thi công ta đào những rãnh nước ngăn phía trước ở phía đất cao chạy dọc các hố móng và đào rãnh xung quanh để tiêu nước. Bố trí máy bơm để hút nước.
10.2.2. Chuẩn bị máy móc và nhân lực phục vụ thi công
- Trước khi khởi công xây dựng công trình phải chuẩn bị đầy đủ máy móc, thiết bị và nhân lực phục vụ thi công. Tập kết máy móc trên công trường và kiểm tra, chạy thử trước khi đưa vào sử dụng nhằm đảm bảo an toàn cho người vận hành và không làm ảnh hưởng, trở ngại đến tiến độ thi công.
+ Máy kinh vĩ, thuỷ bình phục vụ công tác trắc đạc.
+ Máy đào đất gầu nghịch, xe vận chuyển đất đá, nguyên vật liệu, máy thi công cọc khoan nhồi, máy thi công tường vây, máy trộn bê tông, máy đầm bê tông..
+ Máy bơm bê tông, vận thăng, máy cưa, máy cắt, máy hàn, máy uốn sắt thép...
- Chuẩn bị đầy đủ nhân lực và bố trí cho công nhân chỗ ăn ở, sinh hoạt thuận tiện trên công trường nhằm đảm bảo sức khoẻ cho công nhân để làm việc có năng suất.
- Trang bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị thi công cho công nhân.
- Làm tốt công tác tư tưởng cho công nhân tạm trú vì số lượng công nhân lớn, dễ xảy ra tình trạng mất cắp, gây gổ với nhau và với cả dân địa phương ảnh hưởng đến quá trình
thi công.
10.2.3. Định vị, giác móng công trình
- Định vị công trình nhằm xác định vị trí của nó trên khu đất theo mặt bằng bố trí đồng thời xác định các vị trí trục chính của toàn bộ công trình và vị trí chính xác của các giao điểm các trục đó.
- Trên bản vẽ tổng mặt bằng thi công phải có các lưới ô đo đạc và xác định đầy đủ các hạng mục ở góc công trình. Phải ghi rõ cách xác định lưới tọa độ dựa vào các mốc chuẩn có sẵn hay mốc quốc gia, mốc dẫn suất, cách chuyển mốc vào địa điểm xây dựng.
Dựa vào mốc này trải lưới ghi trên bản vẽ mặt bằng thành lưới hiện trường và từ đó ta căn cứ vào các lưới để giác móng.
- Xác định tim cốt công trình dụng cụ bao gồm dây gai kẽo, dây thép 1 ly, thước thép, máy kinh vĩ, máy thủy bình...
10.2.3.1. Định vị công trình
Mặt bằng các trục định vị công trình và mốc chuẩn A
Công trình đã biết mốc chuẩn A, góc hướng a, góc phương vị b và khoảng cách từ A tới một điểm mốc trên công trình – điểm B là giao của 2 trục định vị.
Các bước định vị công trình:
- Dùng địa bàn xác định hướng Bắc.
- Đặt máy kinh vĩ tạo điểm A ngắm theo hướng Bắc rồi quay một góc a đã biết ta được
tia Ax.
- Do khoảng cách từ A tới B đã biết nên có thể xác định được điểm B trên tia Ax.
- Đặt máy kinh vĩ tại B ngắm lại A, quay một góc b xác định dc tia By.
- Khoảng cách BC đã biết nên có thể xác định được điểm C trên tia By.
- BC là một cạnh của lưới trục trên mặt bằng. Tương tự, ta có thể xác định được các trục tim đường bao của công trình trên khu đất xây dựng.
10.2.3.2. Giác móng công trình
- Sau khi định vị được công trình, căn cứ vào bản vẽ thiết kế xác định các đường tim ngang dọc của công trình. Kéo dài các đường tim về các phía của công trình rồi làm mốc.
Thông thường mốc tim làm bằng cọc sắt hoặc cọc bê tông cốt thép được đổ bê tông móng, các mốc tim đặt cách công trình từ 5 tới 10m sao cho không bị ảnh hưởng trong quá trình thi công.