Lựa chọn phương án thi công đài và giằng móng

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG NHÀ ở học VIÊN n12 TRƯỜNG sỹ QUAN CHÍNH TRỊ (Trang 138 - 141)

CHƯƠNG 13. THI CÔNG BÊ TÔNG MÓNG

13.2. Lựa chọn phương án thi công đài và giằng móng

13.2.1. Lựa chọn phương án thi công

- Phần đài cọc, giằng móng được thi công như biện pháp thi công bêtông toàn khối thông thường, chỉ khác là thi công đài móng thang máy chia làm 2 đợt do là bê tông khối lớn.

Cách gia công cốt thép đài, giằng móng:

- Do chiều sâu tầng bán hầm so với cao độ tự nhiên nông – 1,5m và mặt bằng tương đối rộng nên việc gia công lắp dựng cốt thép không khó khăn, tương đương với gia công lắp dựng trên mặt đất. Các lồng thép, khung thép của đài và giằng phải gia công cắt, uốn, hàn, buộc tại chỗ.

- Chọn vật liệu làm ván khuôn đài giằng, móng:

+ Ván khuôn cho đài giằng có thể dùng là ván khuôn gỗ hoặc thép hình. Do đài móng, giằng móng có nhiều kích thước khác nhau, để dễ chế tạo, lắp dựng cốp pha ta sử dụng ván khuôn gỗ phủ phim.

+ Hệ chống đỡ cho ván khuôn đài giằng gồm các tấm khuôn định hình, các tấm góc (góc trong, góc ngoài), các thành phần gia cố (cột chống gỗ, thép, sườn gông…), các phụ kiện liên kết. Trình tự lắp ván khuôn cốt thép linh hoạt sao cho công tác lắp dựng được dễ dàng nhất.

- Phương án cấp bê tông: Đổ bằng bơm bêtông, dùng bêtông thương phẩm, sử dụng máy bơm bêtông để đổ bêtông cho đài và giằng. Công trình có hệ đài cọc lớn, đặc biệt trong khu thang máy và thang bộ nên ta chọn đổ bêtông bằng bơm để đẩy nhanh tốc độ đổ, tránh gây ra sự cố vì thời gian đổ bêtông lâu.

Đài móng thang máy lớn nên cần sử dụng thêm phụ gia để hạn chế nhiệt độ phản ứng hoá học trong khối bê tông.

- Phương tiện, máy móc vận chuyển:

+ Vận chuyển cốp pha, cốt thép bằng nhân công kết hợp cần trục tháp xuống hố móng.

+ Bê tông được chở bằng xe chuyển dụng từ nhà máy đến công trường và đổ bằng bơm bê tông.

- Chia đợt thi công cho móng: Chia làm 2 đợt như sau:

+ Đợt 1: Đổ bê tông đài thang máy đến một nửa chiều cao đài là 1,75m và các đài còn lại tới cao độ đáy sàn tầng hầm.

+ Đợt 2: Sau 5 ngày đổ bê tông phần còn lại của đài thang máy (phần đổ trước đã đủ cường độ) và sàn tầng hầm.

13.2.2. Các yêu cầu kĩ thuật đối với thi công móng 13.2.2.1. Đối với cốp pha

- Ván khuôn được chế tạo, tính toán đảm bảo bền, ổn định, không được cong vênh.

- Gọn nhẹ tiện dụng và dễ tháo lắp.

- Phải ghép kín khít để giữ được nước xi măng khi đổ và đầm.

- Dựng lắp đúng hình dạng kích thước của móng thiết kế.

- Phải có bộ phận neo, giữ ổn định cho hệ thống ván khuôn.

Thi công và lắp dựng cốp pha cần lưu ý:

- Cốp pha các đài móng được chế tạo sẵn thành các môđun theo từng mặt bên móng.

- Dùng cầu trục, kết hợp với thủ công để đưa côp pha tới vị trí từng đài.

- Căn cứ vào mốc trắc đạc trên mặt đất, căng dây lấy tim và hình bao chu vi của từng dài.

- Ghép thành ván hộp.

- Xác định trung điểm các cạnh cốppha, qua các trung điểm đó đóng 2 thước gỗ vuông góc với nhau và thả rọi dây căng xác định tim cột sao cho các cạnh thước đi qua các trung điểm trùng với điểm đóng quả rọi.

- Cố định các tấm côppha với nhau theo đúng vị trí thiết kế bằng cọc cữ, neo và cây chống.

- Kiểm tra chất lượng bề mặt và ổn định của cốppha.

- Dùng máy thuỷ bình hay máy kinh vĩ, thước dây dọi để đo lại kích thước cao độ của các đài móng.

- Kiểm tra tim và cốt đảm bảo không vượt quá sai số cho phép.

- Khi cốppha đã lắp dựng xong, phải tiến hành kiểm tra và nghiệm thu theo các điểm sau:

+ Độ chính xác của côppha so với thiết kế.

+ Độ chính xác của các bulông neo và các bộ phận lắp đặt sẵn cùng với côppha.

+ Độ chặt, kín khít giữa các tấm côppha và giữa tấm côppha với mặt nền.

+ Độ vững chắc của ván khuôn, nhất là ở các chỗ nối.

13.2.2.2. Đối với cốt thép

Cốt thép trước khi đổ bêtông và trước khi gia công cần đảm bảo:

- Bề mặt sạch, không dính dầu mỡ, bùn đất, vẩy sắt và các lớp gỉ.

- Khi làm sạch các thanh thép tiết diện có thể giảm nhưng không quá 2%.

- Cần kéo, uốn và nắn thẳng cốt thép trước khi đổ bêtông.

Công tác lắp dựng cốt thép cần lưu ý:

- Sau khi đổ bêtông lót móng khoảng 2 ngày ta tiến hành đặt cốt thép cho móng cho đài móng.

- Cốt thép đài móng được gia công đúng với hình dạng theo thiết kế và được xắp xếp gần miệng hố móng. Các thanh thép sẽ được cần trục cẩu xuống vị trí đài móng. Công nhân sẽ điều chỉnh cho lưới thép đặt đúng vị trí của nó trong đài.

Khi lắp dựng cốt thép cần tuân thủ các yêu cầu sau:

- Các bộ phận lắp trước không gây trở ngại cho các bộ phận lắp sau. Có biện pháp giữ ổn định cho cốt thép trong quá trình đổ bêtông.

- Các con kê để ở vị trí thích hợp tuỳ theo mật độ cốt thép nhưng không quá 1cm. Con kê bêtông bằng chiều dày lớp bảo vệ và thường làm bằng bêtông hoặc bằng vữa ximăng…

- Sai lệch về chiều dày lớp bêtông bảo vệ không quá 3mm khi chiều dày lớp bảo vệ a<15mm và 5mm khi a>15mm.

- Kiểm tra và nghiệm thu cốt thép.

Sau khi đã lắp đặt cốt thép vào công trình, trước khi tiến hành đổ bêtông, ta tiến hành kiểm tra và nghiệm thu cốt thép theo các chỉ tiêu sau:

- Hình dáng và kích thước, quy cách của cốt thép.

- Vị trí cốt thép trong tong cấu kết cấu.

- Sự ổn định và bền chắc của cốt thép, chất lượng các mối nối.

- Số lượng và chất lượng các con kê.

13.2.2.3. Đối với bê tông

Biện pháp đổ và đầm bê tông móng

- Bê tông khối lớn được đổ và đầm theo phương pháp dùng cho bê tông nặng thông thường (TCVN 4453 : 1995). Ngoài ra cần đảm bảo những yêu cầu sau đây:

- Chiều cao mỗi đợt đổ: Thời gian chờ để đổ tiếp đợt phía trên không ít hơn 4 ngày đêm tính từ lúc đổ xong đợt đổ dưới.

- Chiều cao lớp đổ: Chiều cao mỗi lớp đổ được quy định tùy theo đặc điểm của kết cấu và thiết bị thi công nhưng không nên vượt quá 50cm. Các lớp đổ cần được đổ và đầm liên tục quay vòng cho tới khi đạt đủ chiều cao của một đợt đổ. Thời gian quay một vòng lớp đổ không nên quá 1h vào mùa hè và 2h vào mùa đông, tùy theo thời tiết.

- Thi công ban đêm: Vào mùa hè, đổ bê tông ban đêm có tác dụng hạn chế tốc độ phát nhiệt thuỷ hóa của xi măng.

- Xử lý bề mặt bê tông đợt đổ trước: Bề mặt bê tông của mỗi đợt đổ cần phải được giữ gìn để tránh những tác động cơ học (như đi lại, kéo thiết bị đi qua, va đập v.v...), và tránh làm bẩn bề mặt bê tông (như rơi vãi vật liệu, rác, dầu mỡ v.v...).

- Trước khi đổ tiếp đợt sau, bề mặt đợt trước cần được làm nhám, rửa sạch, tưới nước + xi măng. Xong trải một lớp vữa xi măng cát dày 1  1,5 cm có thành phần giống như vữa xi măng cát trong bê tông. Đổ bê tông đến đâu, trải vữa xi măng + cát đến đấy. Khi dùng chất trợ dính để xử lý bề mặt bê tông thì thực hiện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất chất trợ

Bảo dưỡng bê tông móng

- Công trình thi công ở Hà Nội thuộc vùng A theo bản đồ phân vùng khí hậu bảo dưỡng bê tông. Do thi công vào mùa khô nên thời gian bảo dưỡng bê tông phải tiến hành trong 6 ngày.

- Lần đầu tiên tưới nước cho bê tông là sau 4h khi đổ xong bê tông. Hai ngày đầu cứ sau 2 tiếng đồng hồ tưới nước một lần. Những ngày sau cứ 3-10 tiếng tưới nước 1 lần tuỳ theo điều kiện thời tiết. Bê tông phải được giữ ẩm ít nhất là 6 ngày đêm, để tránh va chạm vào bê tông móng dùng máy bơm tưới nước bảo dưỡng, bơm đều lên khắp mặt móng, bảo dưỡng bê tông để tránh cho bê tông nứt nẻ bề mặt móng và tạo điều kiện cho bê tông phát triên cường độ theo yêu cầu. Trong quá trình bảo dưỡng bê tông tuỳ theo tình hình cụ thể mà có những biện pháp khác nhau nhằm đản bảo cho quá trình cố kết của khối bê tông.

Tháo dỡ ván khuôn móng

- Với bêtông móng là khối lớn, để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì sau 7 ngày mới được phép tháo dỡ ván khuôn. Trong thực tế nếu để sau 7 ngày thời gian thi công sẽ bị kéo

dài do đó với cốppha móng sau khi đổ bêtông 5 ngày là có thể tiến hành tháo dỡ cốppha.

Khi thi công lắp dựng ván khuôn cần chú ý sử dụng chất dầu chống dính cho ván khuôn.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG NHÀ ở học VIÊN n12 TRƯỜNG sỹ QUAN CHÍNH TRỊ (Trang 138 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(277 trang)