Công tác thiết kế tổ chức thi công giúp cho ta có thể đảm nhiệm thi công tự chủ trong các công việc sau:
- Chỉ đạo thi công ngoài công trường một cách tự chủ theo kế hoạch đã đặt ra.
45°
Pgiã
q®Èy qhót
P
- Sử dụng và điều động hợp lý các tổ hợp công nhân, các phương tiện thiết bị thi công, tạo điều kiện để ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào thi công.
- Điều phối nhịp nhàng các khâu phục vụ trong và ngoài công trường như:
+ Khai thác và sản xuất vật liệu.
+ Gia công cấu kiện và các bán thành phẩm.
+ Vận chuyển, bốc dỡ các loại vật liệu, cấu kiện ...
+ Xây hoặc lắp ghép các bộ phận công trình.
+ Trang trí và hoàn thiện công trình.
- Phối hợp công tác một cách khoa học giữa công trường với các xí nghiệp hoặc các cơ sở sản xuất khác.
- Điều động một cách hợp lý nhiều đơn vị sản xuất trong cùng một thời gian và trên cùng một địa điểm xây dựng.
Huy động một cách cân đối và quản lí được nhiều mặt như: Nhân lực, vật tư, dụng cụ, máy móc, thiết bị, phương tiện, tiền vốn,... trong cả thời gian xây dựng.
15.2. Yêu cầu và nội dung của tiến độ thi công 15.2.1. Yêu cầu
- Nâng cao năng suất lao động cho người và máy móc.
- Tuân theo qui trình qui phạm kỹ thuật hiện hành đảm bảo chất lượng công trình, tiến độ và an toàn lao động.
- Thời gian thi công đạt và vượt kế hoạch đề ra.
- Phương pháp tổ chức thi công phải phù hợp với từng công trình và trong từng điều kiện cụ thể.
- Chi phí xây dựng công trình là ít nhất.
15.2.2. Nội dung
- Lập kế hoạch sản xuất cho từng tuần, tháng, quý… trên cơ sở của kế hoạch thi công toàn phần cùng với quá trình chuẩn bị.
- Lập kế hoạch huy động nhân lực tham gia vào các quá trình sản xuất.
- Lập kế hoạch cung cấp vật tư, tiền vốn, thiết bị thi công phục vụ cho tiến độ được đảm bảo.
- Tính toán nhu cầu về điện nước, kho bãi lán trại và thiết kế mặt bằng thi công.
15.3. Lập tiến độ thi công công trình 15.3.1. Cơ sở để lập tiến độ
Để lập tiến độ ta căn cứ vào các tài liệu sau:
- Bản vẽ thi công.
- Quy phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật thi công.
- Định mức lao động.
- Khối lượng của từng công tác.
- Biện pháp kỹ thuật thi công.
- Khả năng của đơn vị thi công.
- Đặc điểm tình hình địa chất thuỷ văn, đường xá khu vực thi công ,..
- Thời hạn hoàn thành và bàn giao công trình do chủ đầu tư đề ra.
15.3.2. Tính toán khối lượng các công tác
- Trong một công trình có nhiều bộ phận kết cấu mà mỗi bộ phận lại có thể có nhiều quá trình công tác tổ hợp nên (chẳng hạn một kết cấu bê tông cốt thép phải có các quá trình công tác như: Đặt cốt thép, ghép ván khuôn, đúc bê tông, bảo dưỡng bê tông, tháo dỡ cốt pha...). Do đó ta phải chia công trình thành những bộ phận kết cấu riêng biệt và phân tích kết cấu thành các quá trình công tác cần thiết để hoàn thành việc xây dựng các kết cấu đó và nhất là để có được đầy đủ các khối lượng cần thiết cho việc lập tiến độ.
- Muốn tính khối lượng các quá trình công tác ta phải dựa vào các bản vẽ kết cấu chi tiết hoặc các bản vẽ thiết kế sơ bộ hoặc cũng có thể dựa vào các chỉ tiêu, định mức của nhà nước.
- Sau khi có được khối lượng công việc đã tính toán ở phần trên kết hợp với tra Định mức dự toán xây dựng công trình số 1776/BXD-VP ta tính toán được số ngày công và ca máy cần thiết, từ đó có thể biết được loại thợ và loại máy cần sử dụng. Lập được bảng tiên lượng các công tác của công trình.
- Từ bảng tiên lượng, ta tiến hành lập tiến độ thi công bằng phần mềm Project.
- Bảng khối lượng: xem trích dẫn phụ lục.
15.3.3. Vạch tiến độ
- Sau khi đã xác định được biện pháp và trình tự thi công, đã tính toán được thời gian hoàn thành các quá trình công tác chính là lúc ta có thể bắt đầu lập tiến độ. Tiến độ được vạch theo sơ đồ ngang và được thể hiện trong bản vẽ tiến độ.
15.3.4. Đánh giá tiến độ
- Nhân lực là dạng tài nguyên đặc biệt là không dự trữ được. Do đó cần phải sử dụng hợp lý trong suốt thời gian thi công.
Hệ số không điều hoà về sử dụng nhân công (K1 ) K1 = với ATB =
Trong đó:
Amax: số công nhân cao nhất trên công trường. Amax= 146 người ATB: số công nhân trung bình trên công trường.
S : tổng số công lao động. S = 34151 công T : tổng thời gian thi công. T = 372 ngày ATB =36375
407 = 90 người K1 = 146
92 = 1,59
Hệ số phân bố lao động không đều (K2) K2 = = 5527
34151 = 0,162 ; Sdư : số công dư
Kết luận: Biểu đồ nhân lực tương đối hợp lý, sử dụng lao động hiệu quả.
TB max
A A
T S
S Sdu