Công tác chuẩn bị trước khi thi công

Một phần của tài liệu ĐỒ án kỹ sư CHUNG cư HƯNG yên (Trang 136 - 140)

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN THI CÔNG128 I. Giới thiệu công trình và các điều kiện liên quan

II. Công tác chuẩn bị trước khi thi công

1. Ngiên cứu hồ sơ thiết kế và các điều kiện liên quan

- Nghiên cứu hồ sơ: Hồ sơ thiết kế được phê duyệt, điều kiện địa chất, thủy văn, điều kiện tự nhiên, xã hội, địa hình, địa mạo…

- Nghiên cứu điều kiện thi công thực tế hiện trường.

- Lập và phê duyệt biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công công trình.

- Chuẩn bị hồ sơ bản vẽ: Hồ sơ thiết kế được phê duyệt, giấy phép xây dựng, điều kiện khởi công, bản vẽ kỹ thuật và biện pháp thi công được duyệt,…

2. Công tác chuẩn bị mặt bằng 2.1. San dọn mặt bằng thi công - Kiểm tra chỉ giới xây dựng.

- Nhận bàn giao mặt bằng xây dựng.

- Dựng hàng rào che chắn bảo vệ.

2.2. Công tác chuẩn bị hạ tầng

- Nhận và bàn giao mặt bằng xây dựng.

- Công trình được xây dựng trên nền đất tương đối bằng phẳng nên không cần san lấp nhiều.

- Bố trí làm các đường tạm cho các máy thi công hoạt động trên công trường.

- Bố trí nhà làm việc cho kỹ sư và bảo vệ bằng nhà lưu động Contener. Hàng rào bảo vệ bằng tôn, cao 2,5m.

SVTH : NGUYỄN VĂN TÙNG – LỚP 2015X5 129

- Tiến hành làm các lán trại tạm phục vụ cho việc ăn ở và sinh hoạt của công nhân trên công trường.

- Lắp đặt hệ thống điện, nước sinh hoạt, nước sản xuất phục vụ thi công.

- Bố trí các bãi vật liệu lộ thiên, các kho chứa vật liệu phù hợp với tổng mặt bằng.

- Tập hợp các tài liệu kĩ thuật có liên quan .

- Chuẩn bị mặt bằng tổ chức thi công, xác định vị trí tim cốt, hệ trục của công trình. Đường vào và vị trí đặt các thiết bị cơ sở và khu vực gia công cốt thép, kho và công trình phụ trợ.

- Lập kế hoạch thi công chi tiết, qui định thời gian cho các bước thi công và sơ đồ di chuyển của máy móc trên công trường.

- Chuẩn bị đầy đủ và tập kết các loại vật tư theo đúng yêu cầu đáp ứng tiến độ thi công, chuẩn bị các phương tiện thiết bị thí nghiệm, kiểm tra chất lương vật liệu đưa vào thi công. Thiết kế thành phần cấp phối cho bê tông, vữa được sử dụng.

3. Định vị, giác móng công trình -Định vị và giác móng công trình

Hình 2 : Định vị và giác móng công trình

A G

L G'

H B I' I X' X

C

K K'

D D'

GIAO THÔNG CHÍNH CÔNG TR?NH KHÁC

CÔNG TR?NH CAO T?NG Ð? XD CÔNG TR?NH KHÁC

6 5 4 3 2 1

f

e

d

c

b a

SVTH : NGUYỄN VĂN TÙNG – LỚP 2015X5 130

Từ bản vẽ hồ sơ và khu đất xây dựng của công trình, phải tiến hành định vị công trình theo mốc chuẩn theo bản vẽ thiết kế.

- Dựa vào các mốc chuẩn quốc gia ( giả định nằm ở ngay trước công trình xây dựng)

- Căn cứ vào bản vẽ kiến trúc,bản các tài liệu có liên quan

- Sử dụng máy toàn đạc điện tử đặt tại vị trí mốc chuẩn quốc gia trước mặt công trình

- tiến hành cân máy, cố định máy tai vị trí mốc từ tọa độ của mốc chuẩn ta lấy được tọa độ máy

- Tiến hành nhập tọa độ các điểm A,B,C,D lần lượt là tọa độ các điểm ở 4 góc của chỉ giới xây dựng

- Khi nhập tọa độ các điểm trên ta tiến hành ngắm máy về hướng của điểm đó đồng thời sẽ ra hiệu điều chỉnh gương cho tới khi đúng vị trí, tọa độ của điểm cần xác định.

- sử dụng cọc tre có ghi ký hiệu để đánh dấu điểm vừa xác định được.

- sau khi xác đã xác định được hết 4 điểm trên ta dung dây thép kẽm nối 4 điểm lại với nhau sẽ xác định được chỉ giới xây dựng của công trình.

-ta tiến hành tương tự để đưa hết tọa độ các trục trên bản vẽ ra thực tế từ đó sẽ căn cứ để xác định vị trí tim các cọc trong công trình.

- Sau khi xác định được các trục tim móng ta cũng tiến hành chuyển cốt mặt nền

±0.00 từ mốc chuẩn lưu giữ ra mặt bằng.Lấy điểm A làm mốc ,sau đó dung máy toàn đạc kết hợp với mia để dẫn cốt chuẩn về mặt bằng công trình xây dựng.Các điểm dẫn cốt nền ±0.00 được đặt ở các cọc BTCT được chôn gần mặt bằng móng,mặt trên của cọc chính là cao trình mặt nền cốt ±0.00

Gửi cao trình mốc chuẩn:

- Sau khi đã định vị và giác móng công trình ta tiến hành gửi cao trình mốc chuẩn.

Tất cả các cột mốc, cọc tim, cao trình chuẩn đều được dịch chuyển ra khỏi phạm vi ảnh hưởng của quá trình thi công và được gửi vào các vị trí cố định có sẵn trong

SVTH : NGUYỄN VĂN TÙNG – LỚP 2015X5 131

phạm vi không bị ảnh hưởng trong quá trình thi công như tường rào, tường nhà lân cận… Hoặc có thể dùng các cọc bê tông chôn xuống đất để gửi các cao trình chuẩn, mốc chuẩn, các cột mốc này cũng được dẫn ra ngoài phạm vi chịu ảnh hưởng của thi công và được che chắn bảo vệ cẩn thận.

- Sau khi tiến hành xong phải kiểm tra lại toàn bộ các bước đã thực hiện rồi vẽ lại sơ đồ và văn bản này sẽ là cơ sở pháp lý để thực hiện và kiểm tra trong suốt quá trình thi công.

4. Chuẩn bị các công trình tạm trên công trường

Đã nêu ở mục 2 phần B: Công tác chuẩn bị trước khi thi công 5. Chuẩn bị máy móc và nhân lực phục vụ công trình.

- Chuẩn bị các loại máy móc phục vụ thi công theo kế hoạch, biện pháp được lập:

- Một số loại máy phục vụ cho thi công phần ngầm như: máy thi công cọc, máy đào, máy đầm, máy bơm hút nước, máy trộn vữa, trộn bê tông, các loại máy hàn, máy gia công thép, ván khuôn

- Một số loại máy phục vụ cho thi công phần thân như: máy trộn vữa, máy trộn bê tông, các loại máy hàn, máy gia công thép, vận thăng, cần trục tháp, tời, máy gia công cốt thép, ván khuôn, máy bơm bê tông, máy đầm bê tông…

CHƯƠNG 2: LẬP BIỆN PHÁP KĨ THUẬT THI CÔNG

Tiêu chuẩn áp dụng:

Tiêu chuẩn TCVN 9394-2012- Đóng và ép cọc. Thi công và nghiệm thu TCVN 4453-1995:Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

TCVN 9393-2012: Cọc và phương pháp thử nghiệm tại hiện trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục

TCVN 9394-2012: Đóng và ép cọc,thi công và nghiệm thu TCVN 4447-2012:Công tác đất thi công và nghiệm thu

Một phần của tài liệu ĐỒ án kỹ sư CHUNG cư HƯNG yên (Trang 136 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(245 trang)