CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.2 Giải pháp mở rộng tín dụng bất động sản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ
3.2.4 Nâng cao hiệu quả thực thi quy trình tín dụng
Quy trình thực hiện công tác tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ khá chặt chẽ, tuy nhiên việc tuân thủ cũng như giám sát việc thực hiện đúng quy trình còn lõng lẽo và chưa đạt được hiệu quả. Do đó,
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ cần thực hiện một số nội dung sau trong quá trình thực hiện quy trình tín dụng:
Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ: Ở giai đoạn này khách hàng sẽ cung cấp thông tin và làm hồ sơ vay vốn tín dụng tại Ngân hàng. Tuy nhiên, các thông tin của khách hàng cung cấp có thể không đúng với thực tế, do đó công việc của nhân viên là phải thẩm định lại các thông tin của khách hàng qua sự nhạy bén và óc phán đoán của cán bộ.
Giai đoạn thẩm định hồ sơ vay vốn: Ở giai đoạn này, công tác thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng được thực hiện, theo đó cần đặt mục tiêu an toàn đối với khoản vay là trên hết. Trước khi cấp tín dụng cho khách hàng, cán bộ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ sẽ thu thập nhưng thông và xử lý để tạo thành cơ sở cho quyết định cho vay.
Các thông tin cần thu thập bao gồm cả thông tin về môi trường (chính sách nhà nước, tình hình thị trường bất động sản, tình hình quy hoạch nhà đất…) và các thông tin của khách hàng (tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, phương án trả nợ, mục đích vay vốn…). Từ những thông tin này, cán bộ sẽ sàn lọc và xử lý thông tin. Quá trình thẩm định cần được chứng mình qua nguồn thu nhập, nguồn trả nợ của khách hàng và những minh chứng này phải được chứng minh bằng chứng từ.
Giai đoạn thẩm định tài sản đảm bảo: tài sản đảm bảo là nguồn tài trợ chính cho việc trả nợ của khách hàng cho ngân hàng khi khách hàng không còn khả năng hoàn trả nợ vay qua việc phát mãi tài sản đảm bảo. Chính vì thế, việc thẩm định tài sản đảm bảo sẽ góp phần giải quyết nợ rủi ro khi khách hàng không trả được nợ. Việc định giá tài sản đảm bảo cần được thực hiện thật chính xác về giá trị, đảm bảo tính khách quan. Mặt khác, khi xem xét tài sản đảo bảo cần phải xem xét tình trạng pháp lý: tính hợp pháp, không có tranh chấp… từ đó đánh giá điều kiện an toàn của tài sản đảm bảo, thực hiện mua bảo hiểm khi cần thiết. Bên cạnh đó, cần kiểm tra các khía cạnh về lợi thế thương mại như: tài sản đảm bảo có nằm trong khu quy hoạch, khả năng bán và thành lý như thế nào. Cần thỏa thuận với khách hàng việc định giá lại bất động sản theo chu kỳ là hằng quý, hằng năm hoặc khi có biến động bất thường của thị trường bất động sản ngay khi ký hợp đồng thế chấp nhằm đảm bảo giá trị tài
sản sẽ giảm tương ứng với dư nợ vay tại ngân hàng. Tăng cường đánh giá các khả năng dự báo diễn biến của thị trường bất động sản, đề xuất những biện pháp điều chỉnh kịp thời, không bị động trước những tác động của thị trường. Đối với tài sản của bên thứ ba, cần phải thông báo rõ về khoản vay với bên bảo lãnh (xem xét mối quan hệ với khách hàng), để tránh trường hợp bên bão lãnh không biết gì về khoản vay, dẫn đến khó khăn khi xử lý tài sản đảm bảo.
Giai đoạn phê duyệt hồ sơ: tăng cường việc quan tâm đến vấn đề trong phê duyệt của Hội đồng tín dụng/Ban tín dụng/Chuyên viên phê duyệt. Đối với hồ sơ có giá trị tín dụng cao, độ phức tạp và rủi ro cao, cấp phê duyệt nên có thời gian nghiên cứu hồ sơ, đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro ngay từ đầu bằng cách đưa vào điều kiện trước và sau khi giải ngân. Phúc đáp phải rõ ràng, dễ hiểu, để không gây hiểu nhầm cho nhân viên khi thực hiện giải ngân.
Giai đoạn kiểm tra sau khi giải ngân: tăng cường thực hiện công tác kiểm tra sau khi giải ngân. Các công tác kiểm tra bao gồm: tình hình sử dụng vốn, tình hình trả nợ gốc và lãi, tình hình tài chính, tài sản đảm bảo… cần được thường xuyên kiểm tra thông qua việc thăm hỏi, trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với khách hàng. Trên cơ sở đó, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó đưa ra hình thức xử lý kịp thời, nhằm giảm rủi ro đối với khoản vay. Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ cũng cần phải tích cực thực hiện công tác kiểm soát nội bộ, đánh giá những sai phạm trong quá trình cấp tín dụng, từ đó đề xuất chính sách khắc phục, hạn chế sai sót. Việc kiểm tra, rà soát nội bộ cần được thực hiện độc lập và khách hàng với từng cán bộ thực hiện công tác cho vay.
Giai đoạn xử lý nợ có rủi ro: nợ xấu là một tồn tại và gánh nặng của các ngân hàng thương mại khi thực hiện hoạt động tín dụng, do đó cần có những chính sách xử lý nợ xấu một các hợp lý. Theo đó, khi khoản nợ cho vay ẩn chưa rủi ro, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ cần chủ động tìm hiểu thực trạng kinh doanh của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo và thái độ trả nợ của khách hàng. Qua đó, phân tích về khả năng tái phục hồi hoạt động sản xuất/kinh doanh của khách hàng, đưa ra đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Từ đó, lựa chọn phương án xử lý hợp lý, áp dụng từng chính sách riêng biệt với từng khách hàng
và phát mãi tài sản đảm bảo là giải pháp cuối cùng mới thực hiện. Mặt khác, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ cần phải thường xuyên nghiêm túc thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng, chủ động phân loại nợ và đánh giá khả năng thu hồi nợ.
Giai đoạn xử lý tài sản đảm bảo: nếu ở giai đoạn xử lý nợ có vấn đề Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ vẫn không thể thu hồi được nợ, thì giải pháp cuối cùng cần thực hiện là xử lý tài sản đả bảo. Việc xử lý cần được tiến hành chính xác và nhánh chóng, giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ.