Những nghiên cứu thực nghiệm ngoài ngước

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng thương mại việt nam luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 22 - 29)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ TỶ LỆ

2.3. Bằng chứng thực nghiệm

2.3.1. Những nghiên cứu thực nghiệm ngoài ngước

Hamadi và Awded (2012), các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại ở Lebanon giai đoạn 1996-2009, sử sụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng và mô hình FEM, để giải thích kết quả. Các yếu tố có tác động ngƣợc chiều đến thu nhập lãi cận biên là quy mô ngân hàng, GDP, khả năng thanh khoản và tỷ trọng chi phí quản lý của ngân hàng. Các yếu tố có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần là tốc độ tăng trưởng tiền gửi, quy mô hoạt động cho vay, lạm phát, lãi suất chiết khấu của ngân hàng trung ƣơng và lãi suất liên ngân hàng, riêng yếu tố quy mô vốn chủ sở hữu không có ý nghĩa thống kê, kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập lãi cận biên và biên độ lãi suất sẽ khác nhau gữa ngân hàng ngoài nước và ngân hàng trong nước.

Grounder và Sharma (2012), nghiên cứu các yếu tố quyết định đến tỉ lệ lãi cận biên của các ngân hàng ở Fiji giai đoạn 2000-2010. Nghiên cứu dựa vào nền tảng của Ho và saunders (1981), tác giả phân tích hồi quy dữ liệu bảng để kiểm định tính không đồng nhất và các giải định với ba phương pháp OLS, FEM, REM, kiểm định hausman để lựa chọn FEM hoặc REM. Kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ lãi thuần có mối quan hệ cùng

chiều với lãi suất, chi phi hoạt động, sức mạnh thị trường và rủi ro tín dụng. Mối quan hệ ngƣợc chiều với chất lƣợng quản lý và rủi ro thanh khoản, còn lại chi phí cơ hội của dự trữ bắt buộc và nguồn vốn của ngân hàng là hai nhân tố không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu này.

Kasman và cộng sự (2010), nghiên cứu tác động cải cách tài chính lên tỷ lệ thu nhập lãi thuần các NHTM của các nước thành viên EU giai đoạn 1995-2006, phương pháp nghiên cứu hồi quy dữ liệu bảng không cân bằng với phương pháp bình phương bé nhất GLS và dùng mô hình FEM để giải thích kết quả, theo đó quy mô ngân hàng, quy mô cho vay, GDP, có mối quan hệ ngƣợc chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần, chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng, chi phí lãi suất ngầm, an toàn vốn ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần.

Urgur & Erkus (2010), là tác giả của bài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của 22 ngân hàng thương mại ở Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1988 đến năm 2007. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng với mô hình FEM và mô hình REM, dùng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chất lƣợng quản lý và thị phần của ngân hàng có tác động âm đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần, các nhân tố tác động dương là chi phí hoạt động, mức ngại rủi ro, quy mô vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lãi suất và quy mô ngân hàng có tác động dương đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Ngoài ra, tăng trưởng GDP, chi phí nhân viên không có ý nghĩa thống kê, một nhân tố mới có tác động đến tỷ lệ lãi thuần của các ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ là quốc tịch ngân hàng , theo đó ngân hàng trong nước có tỷ lệ thu nhập lãi thuần thấp hơn ngân hàng ngoài nước.

Fungacova và Poghosyan (2009), nghiên cứu về thu nhập lãi cận biên ở ngân hàng Nga trong giai đoạn 1999-2007, Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng với mô hình FEM, REM, sử dụng kiểm định Hausman để tìm ra mô hình phù hợp. Kết quả cho biết giữa ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài có sự tác động khác nhau của các yếu tố như cấu trúc thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, tuy nhiên sự ảnh hưởng của chi phí hoạt động mức ngại rủi ro là

tương đồng nhau giữa các nhóm sở hữu, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, quy mô ngân hàng, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản tác động âm đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần, trong khi đó quy mô vốn chủ sở hữu, chi phí nhân viên có sự tác động dương đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần.

Nassar (2014), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng ở Honduras. Kết quả là chi phí hoạt động, dự phòng cho vay khách hàng, khả năng thanh khoản, tỷ lệ cho vay khách hàng/ tiền gửi và lạm phát có tác động cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần, yếu tố mức độ tập trung ngân hàng có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần, tốc độ tăng trưởng kinh tế không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu của Nassar.

Raharjo (2014), nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng tại Indonesia giai đoạn 2008-2012, số liệu đƣợc giải thích thông qua mô hình hồi quy FEM, theo đó tăng trưởng tài sản của ngân hàng, hiệu quả hoạt động cho vay, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, khả năng thanh khoản có ý nghĩa thống kê, lạm phát có ý nghĩa thống kê, ngược lại sức mạnh thị trường, lãi suất không có ý nghĩa thống kê tong mô hình nghiên cứu của Raharjo.

Nghiên cứu của Garcia (2010), xác định các yếu tố quyết định chính của biên độ lãi suất ròng của một nhóm nước phát triển và đang phát triển, với không gian nghiên cứu là 14 nước đã và đang phát triển và thời gian là giai đoạn 2001-2008, phương pháp nghiên cứu hồi quy dữ liệu bảng với phương pháp ước lượng Generalized Method of Moments (GMM), thu đƣợc kết quả là rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động, quy mô vốn chủ sở hữu, thanh toán lãi suất ngầm có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Ngược lại, chi phí quản lý, tỷ lệ lãi suất, tăng trưởng GDP có mối quan hệ ngƣợc chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần, các yếu tố còn lại không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu của tác giả là chi phí cơ hội của dự trữ, tỷ lệ lạm phát, thuế suất và quy mô ngân hàng.

Tarus & cộng sự (2012), nghiên cứu các tác động của các yếu tố đến thu nhập lãi cận biên của NHTM ở Keyna giai đoạn 2000-2009, phương pháp nghiên cứu là hồi

quy OLS và FEM để phân tích kết quả là chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng và lạm phát tác động dương đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần, trong khi đó tăng trưởng kinh tế, mức độ tập trung thị trường có tác động âm với tỷ lệ thu nhập lãi thuần.

Athanasoglou và Delis (2005), tiến hành nghiên cứu thực nghiệm kết hợp với lý thuyết SCP (Structure-Conduct-Performance), sử dụng mô hình GMM cho dữ liệu bảng của các ngân hàng Hy Lạp từ năm 1985 đến 2001. Kết quả cho ra quy mô vốn chủ sở hữu có ý nghĩa thống kê và tác động cùng chiều, tác giả cũng chỉ ra rằng các ngân hàng có vốn tốt có khả năng theo đuổi các cơ hội kinh doanh tốt hơn và có nhiều thời gian hơn, linh hoạt hơn trong việc xử lý những tổn thất bất ngờ, do đó tăng lợi nhuận

Alper và Anbar (2011), Gur và các cộng sự (2011) tìm thấy một mối tương quan thuận giữa quy mô tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi, Demerguc–Kunt và Huizingha (1999) thực hiện bài nghiên cứu trên 80 quốc gia trong giai đoạn 1988-1995, cũng cung cấp các bằng chứng cho thấy các ngân hàng quy mô nhỏ mang lại lãi cận biên cao hơn. Nghiên cứu của Genay (1999) đã xem xét biến quy mô ngân hàng tác động tới lợi nhuận, và đƣa ra kết luận là các ngân hàng lớn thì có khả năng cho vay nhiều hơn và đa dạng hóa sản phẩm và tiếp cận thị trường vốn tốt hơn, còn các ngân hàng nhỏ thì không.

Bảng 2.1: Tóm tắt nghiên cứu thực nghiệm ngoài nước

STT Nhân tố Tác động Nghiên cứu

1 Tăng trưởng kinh tế (GDP)

-

Garcia (2010); Tarus &

cộng sự (2012), Hamadi &

Awded (2012)

Không có ý nghĩa Urgur & Erkus ( 2010),

Nassar (2014).

2 Lạm phát

+

Hamadi và Awded (2012), Nassar (2014), Tarus & ctg (2012), Raharjo (2014), Tarus & cộng sự (2012) Không có ý nghĩa Garcia (2010)

3 Khả năng thanh khoản

- Nassar ( 2014)

+

Rose (1999), Martinez peria & Mody (2004) Không có ý nghĩa Urgur & Erkus ( 2010)

4 Quy mô cho vay

+

Raharjo (2014), Hamadi &

Awded (2012)

- Kasman và cộng sự (2010)

5 Quy mô vốn chủ sở hữu +

Athanasoglou & Delis (2005), Dermerguc–Kunt

& Huizingua (1999), Abreu & Mendes (2002)

6 Rủi ro tín dụng +

Garcia (2010), Tarus &

cộng sự (2012), Kasman và cộng sự (2010), Grounder và Sharma (2012)

7 Chi phí hoạt động +

Carbo và Rodriguez (2007), Maria và Agoraki (2010), Nassar (2014), Grounder và Sharma (2012), Tarus & cộng sự (2012).

8 Quy mô ngân hàng

+

Alper và Anbar (2011), Gur và các cộng sự (2011), Urgur & Erkus (2010)

-

Hamadi và Awded (2012), Fungacova & Poghosyan (2009), Kasman và cộng sự (2010)

Không có ý nghĩa Garcia (2010)

9 Thuế suất Không có ý nghĩa Garcia (2010)

10 Thị phần ngân hàng - Urgur & Erkus (2010)

11 Tỷ lệ lãi suất

- Garcia (2010)

+

Hamadi và Awded (2012), Grounder và Sharma (2012), Urgur & Erkus (2010)

12 Chi phí nhân viên

Không có ý nghĩa Urgur & Erkus (2010)

+

Fungacova & Poghosyan (2009)

- Kasman và cộng sự (2010)

13 Thanh toán lãi suất ngầm +

Garcia (2010), Kasman và cộng sự (2010)

14 Chi phí cơ hội của dự trữ Không có ý nghĩa

Garcia (2010), Grounder và Sharma (2012)

15 Tốc độ tăng trưởng tiền gửi + Hamadi và Awded (2012)

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng thương mại việt nam luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 22 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)