CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thống kê mô tả
Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Tên Biến
Số quan
sát
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất NIM
153
0.029 0.124 -0.006 0.083
LOGSIZE 14.214 0.449 13.179 15.173
CAP 0.082 0.029 0.041 0.219
OP 0.018 0.007 0.004 0.051
LAR 0.564 0.116 0.145 0.744
LiqA 0.182 0.093 0.045 0.559
GDP 0.062 0.006 0.0503 0.0708
INF 0.059 0.050 0.006 0.186
Nguồn: Tác giả trích từ Stata
Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM): Cao nhất là 8,3% của ngân hàng VPBank năm 2019, thấp nhất là TPBank -0,6% năm 2011, tỷ lệ thu nhập lãi thuần trung bình là 2,9%
Quy mô tổng tài sản: Cao nhất 15,173 tỷ đồng của ngân hàng BIDV năm 2019, thấp nhất là 13,179 tỷ đồng của ngân hàng TPBank năm 2012, quy mô tổng tài sản trung bình là 14,214 tỷ đồng
Quy mô vốn chủ sở hữu: cao nhất là 21,9% của ngân hàng TPBank năm 2012, thấp nhất là 4,1% của ngân hàng BIDV năm 2017, quy mô vốn chủ sở hữu trung bình là 8,2%.
Chi phí hoạt động: Cao nhất là 5,1% của ngân hàng TPBank năm 2011, thấp nhất là 0,4% của ngân hàng HDBank năm 2011, trung bình là 8,2%
Quy mô cho vay: cao nhất là 74,4% của ngân hàng BIDV năm 2018, thấp nhất là 14,5%, quy mô cho vay trung bình là 56,4%.
Chỉ số thanh khoản tài sản: cao nhất là 55,9% của ngân hàng Bưu Điện Liên Việt năm 2011, thấp nhất là 4,5% của ngân hàng Sacombank năm 2017, trung bình là 18,2%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP): cao nhất là 7,08% năm 2018, thấp nhất 5,03% năm 2012, GDP bình quân 6,2%.
Lạm phát (INF): cao nhất là 18,6% năm 2011, thấp nhất 0,6% năm 2015 đây cũng là năm tỷ lệ lạm phát ở mức thấp kỷ lục kể từ năm 2001, tạo điều kiện cho các chính sách tiền tệ tích cực, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, mức lạm phát này đã nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia kinh tế
4.1.1. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần – NIM
Bảng 4.2. Bảng thống kê các NHTM trong mẫu nghiên cứu theo tỷ lệ thu nhập lãi thuần Đơn vị tính: Ngân hàng NIM Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
< 0.03
Số ngân hàng 5 7 10 12 10 11 10 9 9
Tỷ trọng (%) 29,94 41,17 58,82 70,58 58,82 64,70 58,82 52,94 52,94
>=0.03
Số ngân hàng 12 10 7 5 7 6 7 8 8
Tỷ trọng (%) 70.06 58.83 41,18 29.42 41,18 35.3% 41,18 47,06 47,06
Tổng cộng
Số ngân hàng 17 17 17 17 17 17 17 17 17
Tỷ trọng (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Tác giả trích xuất từ excel
Qua dữ liệu thống kê trình bày ở bảng 4.1, cho thấy tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng giao động từ mức thấp nhất là -0.6% (năm 2011, ngân hàng TPBank) và cao nhất là 8,3% (Vpbank, năm 2018), mức trung bình là 2,9% ý nghĩa của con số này là 1 đồng tài sản có sinh lời tạo ra đƣợc 0.029 đồng thu nhập lãi thuần. Giai đoạn 2011-2013 bối cảnh nền kinh tế trong giai đoạn này khá phức tạp, nền kinh tế vẫn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nên ngân hàng gặp nhiều khó khăn
trong công tác huy động và cho vay, cùng với việc ngân hàng nhà nước đưa ra quy định về mức lãi suất trần, Giai đoạn 2014-2019 cuộc đua huy động vốn ngân hàng diễn ra khốc liệt khi huy động với lãi suất cao và cho vay ra với lãi suất cạnh tranh để dành thị phần, để phân tán rủi ro, hiện nay các NHTM đã đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình nhƣ kinh doanh ngoại hối, phí dịch vụ, thu hộ, chi hộ, phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance), lợi nhuận từ hoạt động phi tín dụng cũng chiếm tỷ lệ lớn, chính vì sự đa dạng hóa trong cơ cấu lợi nhuận, hạn chế phụ thuộc vào tín dụng để hạn chế rủi ro, cho nên NIM ngân hàng có xu hướng giảm qua các năm
Theo bảng 4.2 ta thấy tỷ trọng NHTM trong mô hình nghiên cứu có tỷ lệ thu nhập lãi thuần cao hơn mức trung bình có xu hướng giảm 70,06% năm 2011 xuống còn 47,06% năm 2019, đặc biệt trong phần nghiên cứu ngân hàng TPBank có NIM âm trong năm 2011, được biết khoản lỗ này xuất phát từ hoạt động tăng trưởng tín dụng thấp và quả lý rủi ro kém hiệu quả trước khi thay đổi cổ đông lớn, cũng trong năm này Ngân hàng nhà nước công bố 9 ngân hàng yếu kém trong đó có TPBank, tuy nhiên với những nổ lực đáng ghi nhận thu nhập lãi thuần của TPBank có xu hướng tăng qua các năm, đây là trường hợp điển hình tự tái cơ cấu thành công. Ngoài ra VPbank, HDBank, Techcombank cũng có xu hướng NIM tăng trong giai đoạn 2011-2019, do trong giai đoạn này các ngân hàng trên đã đẩy mạnh hoạt động tín dụng tiêu dùng với mức cho vay thấp nhưng số lượng người vay lớn, các khoản vay không được đảm bảo bằng tài sản cho nên lãi suất tương đối cao đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các ngân hàng theo đuổi mảng tín dụng tiêu dùng còn khá mới tại Việt Nam.
4.1.2. Quy mô ngân hàng – LOGSIZE
Quy mô ngân hàng là biến độc lập được đo lường bằng tổng tài sản của ngân hàng. Bảng 4.1 thể hiện mức trung bình của quy mô ngân hàng trong mẫu nghiên cứu là 14,214 tỷ đồng.
Bảng 4.3: Bảng thống kê các NHTM trong mẫu nghiên cứu theo quy mô ngân hàng
Đơn vị tính: Ngân hàng LOGSIZE Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
<14,21
Số ngân hàng 11 10 11 8 8 8 6 6 3
Tỷ trọng (%) 64,70 58,82 64,70 47,05 47,05 47,05 35.29 35.29 17,64
>=14,21
Số ngân hàng 6 7 6 9 9 9 11 11 14
Tỷ trọng (%) 35.30 41.18 35.30 52.95 52.95 52.95 64.71 64.71 82,36
Tổng cộng
Số ngân hàng 17 17 17 17 17 17 17 17 17
Tỷ trọng (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Tác giả trích xuất từ excel
Dựa vào bảng 4.3 ta thấy tỷ trọng NHTM trong mô hình nghiên cứu có quy mô ngân hàng trên mức trung bình 14,21 tỷ đồng có xu hướng tăng từ 35.30 % năm 2011 đến năm 2019 là 82,36%, điều đó cho thấy các NHTM tập trung mở rọng mạng lưới, gia tăng tài sản qua từng năm, đảm bảo hoạt động và phát triển của ngân hàng.
4.1.3. Quy mô vốn chủ sở hữu – CAP
Quy mô vốn chữ sở hữu là biến độc lập, là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và tổng tài sản, Tỷ lệ vốn trên tổng tài sản đƣợc đánh giá là một trong các chỉ số khuyến khích để đánh giá độ lành mạnh tài chính của NHTM (IMF, 2006). Khi các ngân hàng có vốn hóa tốt, cấu trúc vốn mạnh sẽ cung cấp thêm sức mạnh cho ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, mức độ an toàn cho người gửi tiền cũng tăng. Hơn thế nữa, quy mô vốn chủ sở hữu cao giúp ngân hàng giảm đối mặt với nguy cơ vỡ nợ, chi phí trả lãi giảm hơn là việc sử dụng vốn vay. Chi phí trả lãi giảm làm cho tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng tăng.
Bảng 4.1 thể hiện con số bình quân của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản là 8,2%, có nghĩa trong cơ cấu nguồn vốn của NHTM trong mẫu nghiên cứu cơ cấu
nguồn vốn từ đi vay chiếm tỷ trọng cao hơn so với vốn chủ sở hữu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có xu hướng giảm qua các năm.
Bảng 4.4: Bảng thống kê các NHTM trong mẫu nghiên cứu theo quy mô vốn chủ sở hữu Đơn vị tính: Ngân hàng
CAP Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
<8,2
Số ngân hàng 9 7 5 7 11 12 12 12 12
Tỷ trọng (%) 52,94 41,17 29,41 41,17 64,70 70,58 70,58 70,58 70,58
>=8,2
Số ngân hàng 8 10 12 10 6 5 5 5 5
Tỷ trọng (%) 47,06 58,83 70,59 58,83 35,30 29,42 29,42 29,42 29,42
Tổng cộng
Số ngân hàng 17 17 17 17 17 17 17 17 17
Tỷ trọng (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Tác giả trích xuất từ excel
Bảng 4.4 cho ta thấy rằng tỷ trọng ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản lớn hơn mức trung bình 8,2% có xu hướng giảm trong giai đoạn nghiên cứu, trong giai đoạn 2011-2013 tỷ lệ này tăng, nhƣng từ năm 2014-2019 tỷ lệ này giảm, năm 2019 là 29,42%, chứng tỏ các NHTM đang có xu hướng sử dụng vốn từ đi vay cao hơn so với vốn chủ sở hữu, đồng thời sự tăng lên của tổng tài sản qua các năm cũng làm cho tỷ lệ này giảm xuống so với các năm trước, hơn nữa các NHTM trong mẫu nghiên cứu đều đã cổ phần hóa thì chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu thường cao hơn chi phí đi vay. Vì vậy, gia tăng vốn chủ sở hữu ở một mức độ hợp lý sẽ giúp các ngân hàng giảm đi áp lực tăng trưởng tín dụng, giảm nguy cơ dẫn đến tăng trưởng nóng và gây nợ xấu.
4.1.4. Chi phí hoạt động – OP
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, chi phí hoạt động bao gồm các khoản phí, lệ phí, thuế, chi phí nhân viên (lương, phụ cấp, bảo hiểm bắt buộc), chi phí khấu hao, bảo hiểm tiền gửi và các chi phí quản lý, quản lý công vụ và các chi phí khác. Trong
đó phần lớn là chi phí cho nhân viên và chi quản lý (chi cho nâng cấp cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, chi nhận diện thương hiệu, chi quảng cáo marketing…)
Bảng 4.1 thể hiện con số bình quân của tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản là 1,7%. Khi chi phí hoạt động tăng lên, ngân hàng sẽ đẩy lãi suất cho vay cao lên để bù đấp phần tăng của chi phí. Mặc khác nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng không cao bằng tốc độ tăng trưởng của chi phí hoạt động, khi chi phí hoạt động tăng sẽ làm cho tỷ lệ thu nhập lãi thuần giảm.
Bảng 4.5: Bảng thống kê các NHTM trong mẫu nghiên cứu theo chi phí hoạt động Đơn vị tính: Ngân hàng
OP Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
<1,7
Số ngân hàng 11 7 9 9 10 9 8 6 7
Tỷ trọng (%) 64,70 41,17 52,94 52,94 58,83 52,94 47,06 35,30 41,17
>=1,7
Số ngân hàng 6 10 8 8 7 8 9 11 10
Tỷ trọng (%) 35,30 58,83 47,06 47,06 41,17 47,06 52,94 64,70 58,83 Tổng
cộng
Số ngân hàng 17 17 17 17 17 17 17 17 17
Tỷ trọng (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Tác giả trích xuất từ excel
Bảng 4.5 cho ta thấy tỷ trọng ngân hàng có tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản trong giai đoạn nghiên cứu có xu hướng tăng nhẹ, điều đó cho thấy các ngân hàng qua từng năm chi mạnh tay cho nâng cấp cơ sở hạ tầng, công nghệ tối ƣu, nhận diện thương hiệu, quảng cáo marketing, nhằm nâng cao thương hiệu và uy tín trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động và cho vay nhằm mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.
4.1.5. Quy mô cho vay – LAR
Biến độc lập quy mô cho vay đƣợc tính bằng dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản, nó mang ý nghĩa một đồng tài sản sẽ cho vay ra bao nhiêu đồng. Dựa vào bảng 4.1 ta thấy
quy mô cho vay trung bình của các NHTM trong mẫu nghiên cứu là 0,56 tức là 1 đồng tài sản cho vay đƣợc 0,56 đồng, nó đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Bảng 4.6: Bảng thống kê các NHTM trong mẫu nghiên cứu theo quy mô cho vay Đơn vị tính: Ngân hàng
OP Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
<0,56
Số ngân hàng 11 10 10 10 5 4 4 2 1
Tỷ trọng (%) 64,70 58,83 58,83 58,83 29,41 23,52 23,52 11,76 5,8
>=0,56
Số ngân hàng 6 7 7 7 12 13 13 15 16
Tỷ trọng (%) 35,30 41,17 41,17 41,17 70,59 76,48 76,48 88,24 94,2 Tổng
cộng
Số ngân hàng 17 17 17 17 17 17 17 17 17
Tỷ trọng (%) 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
Nguồn: Tác giả trích xuất từ excel
Bảng 4.6 cho ta thấy tỷ trọng ngân hàng có quy mô cho vay lớn hơn mức trung bình có xu hướng tăng, năm 2011 là 35,3%, năm 2019 là 94,2%, điều đó cho thấy NHTM đã sử dụng tài sản vào hoạt động sinh lời có hiệu quả hơn.
4.1.6. Thanh khoản tài sản – LiqA
Bảng 4.1 thể hiện con số bình quân của thanh khoản tài sản là 18,2%. Khi chi phí hoạt động tăng lên, ngân hàng sẽ đẩy lãi suất cho vay cao lên để bù đấp phần tăng của chi phí. Mặc khác nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng không cao bằng tốc độ tăng trưởng của chi phí hoạt động, khi chi phí hoạt động tăng sẽ làm cho tỷ lệ thu nhập lãi thuần giảm.
Bảng 4.7: Bảng thống kê các NHTM trong mẫu nghiên cứu theo thanh khoản tài sản Đơn vị tính: Ngân hàng
LiqA Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
<18,16
Số ngân hàng 4 7 8 9 14 14 13 13 12
Tỷ trọng (%) 23,52 41,18 47,06 52,54 82,35 82,35 76,47 76,47 70,58
>=18,16
Số ngân hàng 13 10 9 8 3 3 4 4 5
Tỷ trọng (%) 76,48 58,82 52,94 47,46 17,65 17,65 23,5 23,53 29,42 Tổng
cộng
Số ngân hàng 17 17 17 17 17 17 17 17 17
Tỷ trọng (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Tác giả trích xuất từ excel
Bảng 4.7 cho ta thấy tỷ trọng các NHTM trong mẫu nghiên cứu có thanh khoản tài sản cao hơn mức trung bình có xu hướng giảm điều này có thể giải thích do tổng tài sản của các ngân hàng tăng qua từng năm và các ngân hàng có xu hướng ít nắm giữ các tài sản ngắn hạn mới mức sinh lời thấp.