CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ TỶ LỆ
2.3. Bằng chứng thực nghiệm
2.3.2. Những nghiên cứu thực nghiệm trong ngước
Tại Việt Nam, những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần cũng đƣợc quan tâm, một số tác giả tiêu biểu phải kể đến nhƣ Nguyễn Kim Thu, Đỗ Thị Thanh Huyền (2014), với bài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008- 2011. Không gian nghiên cứu là 5 ngân hàng thương mại nhà nước (SOCBs – State- owned commercial banks, và 34 Ngân hàng thương mại cổ phần (JSCBs – Joint-stock commercial banks. Tác giả sử dụng mô hình FEM cho chạy hàm hồi qui tuyến tính không có biến giả và dùng mô hình REM để kiểm tra ý nghĩa thống kê của biến giả, tác giả kết luận, mức ngại rủi ro, rủi ro tín dung, chi phí lãi ẩn, có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần, mặc khác chất lƣợng quản lý có mối quan hệ ngƣợc chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần, phân tích tương qua giữa các biến độc lập thì biến tương tác giữa rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất không có ý nghĩa thống kê, bài nghiên cứu chưa chỉ ra được sự khác biệt giữa Ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, mà chỉ đánh giá những yếu tố vi mô ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần, sự tác động của các yếu tố vỹ mô đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần chƣa đƣợc đánh giá.
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015), có bài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2008-2013 của 27 Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, phương pháp nghiên cứu là hồi quy dữ liệu bảng. Tác giả đã sử dụng mô hình FEM để giải thích, Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần là rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô cho vay, quy mô ngân hàng, riêng biến GDP và hiệu quả quản lý có tác động ngƣợc chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Nghiên cứu kết hợp các yếu tố vi mô và vĩ mô tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần.
Theo nghiên cứu của Hoàng Trung Khánh và Vũ Thị Đan Trà (2015) thì các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của Ngân hàng thương mại Việt Nam
là chi phí hoạt động, chất lƣợng quả lý, mức ngại rủi ro, lạm phát có tác động cùng chiều và biến mức độ tập trung thị trường có tác động ngược chiều.
Nghiên cứu của Nguyễn Minh Sáng và cộng sự (2014) đăng trên tạp chí ngân hàng số 19/10/2014 về phân tích các nhân tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần trong hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2013 của 30 Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, tác giả sử dụng hồi quy mô hình FEM để giải thích, tác giả cho rằng trong giai đoạn nghiên cứu, tỷ lệ thu nhập lãi thuần chịu tác động bởi 7 nhân tố là: sự phát triển nghành ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ nắm giữ vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng, thanh khoản, chi phí hoạt động trong các nhân tố trên, chỉ có GDP tác động ngƣợc chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần, bài nghiên cứu này có sự kết hợp giữa yếu tố vi mô và vĩ mô, số lƣợng biến vĩ mô nhiều hơn so với các nghiên cứu trước đó.
Nghiên cứu của Phạm Hoàng Ân, Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013), nghiên cứu nhằm mục đích phân tích các yếu tố quyết định đến thu nhập lãi cận biên của các Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam, nghiên cứu xoáy sâu vào loại hình sở hữu ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp của 30 ngân hàng, thời gian nghiên cứu 2008-2012, phương pháp nghiên cứu là phân tích hồi quy dữ liệu bảng với phương pháp bình phương bé nhất nhất tổng quát khả thi (FGLS), để ước lượng các hệ số hồ quy, thông qua nghiên cứu, tác giả cho rằng loại hình sở hữu ngân hàng có tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần, cụ thể là tỷ lệ thu nhập lãi thuần của nhóm Ngân hàng thương mại nhà nước thấp hơn Ngân hàng thương mại cổ phần, song song đó quy mô hoạt động cho vay, chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu có ý nghĩa thống kê và tác động cùng chiều tới tỷ lệ thu nhập lãi thuần.
Năm 2016 tác giả Trần Xuân Thọ cho ra đời nghiên cứu “các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng với mô hình FEM, tác giả đƣa ra quan điểm các yếu tố thƣợc đặc điểm ngân hàng nhƣ chi phí hoạt động, chất lƣợng quản lý, các biến thuộc về vĩ mô là
lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập lãi cận biên, ngƣợc lại tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động ngược chiều với thu nhập lãi cận biên.
Bảng 2.2: Tóm tắt nghiên cứu thực nghiệm trong nước
STT Nhân tố Tác động Nghiên cứu
1 Vị thế ngân hàng +
Nguyễn Kim Thu, Đỗ Thị Thanh Huyền (2014).
2 Chi phí lãi suất ngầm +
Nguyễn Kim Thu, Đỗ Thị Thanh Huyền (2014).
3 Chất lƣợng quản lý -
Nguyễn Kim Thu, Đỗ Thị Thanh Huyền (2014), Hoàng Trung Khánh và Vũ Thị Đan Trà (2015), Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Ngọc Hương ( 2015).
4 Quy mô cho vay +
Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Ngọc Hương ( 2015), Phạm Hoàng Ân, Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013).
5 Quy mô vốn chủ sở hữu +
Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Ngọc Hương ( 2015), Nguyễn Minh Sáng và cộng sự (2014), Hoàng Trung Khánh và Vũ Thị Đan Trà (2015).
6 Rủi ro tín dụng +
Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Ngọc Hương ( 2015), Nguyễn Minh Sáng và cộng sự (2014), Nguyễn Kim Thu, Đỗ Thị Thanh Huyền (2014), Phạm Hoàng Ân, Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013).
7 Chi phí hoạt động +
Trần Xuân Thọ (2016), Nguyễn Minh Sáng và cộng sự (2014), Phạm Hoàng Ân, Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013).
8 Quy mô ngân hàng +
Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Ngọc Hương ( 2015),
9 Lãi suất +
Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Ngọc Hương ( 2015).
10 Tính thanh khoản +
Nguyễn Minh Sáng và cộng sự (2014)
11 Độ tập trung thị trường -
Hoàng Trung Khánh và Vũ Thị Đan Trà (2015)
12 Sự phát triển nghành ngân hàng +
Nguyễn Minh Sáng và cộng sự (2014).
13 Tăng trưởng GDP -
Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015), Trần Xuân Thọ (2016).
14 Lạm phát + Nguyễn Minh Sáng và cộng
sự (2014), Hoàng Trung Khánh và Vũ Thị Đan Trà (2015), Trần Xuân Thọ (2016).
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đưa ra cơ sở để đánh giá tỷ lệ thu nhập lãi thuần cùng với các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần như tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, quy mô cho vay, quy mô vốn chủ sở hữu, thanh khoản tài sản, chi phí hoạt động.
Đưa ra một số nghiên cứu thực nghiệm trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu