Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.3. Đặc điểm tự nhiên
Vườn quốc gia Vũ Quang có nhiều dạng địa hình từ vùng núi cao, núi trung bình, núi thấp và đồi, chênh cao địa hình từ 30 – 2.286 m (trên đỉnh Rào Cỏ). Địa hình núi cao, vực sâu, thung lũng hẹp, độ dốc lớn, độ chia cắt sâu và dày, là đặc trưng của địa hình VQG Vũ Quang.
Địa hình đặc trưng bằng các kiểu sau đây:
- Kiểu địa hình núi (N) diện tích 31.180 ha chiếm 59% diện tích Vườn, phân bố thành một dải chạy dọc theo biên giới Việt - Lào. Độ cao của kiểu địa Hình 3.1. Hình minh họa quy hoạch phân khu Vườn quốc gia Vũ Quang
hình núi từ 301 m đến trên 2.000 m, với nhiều đỉnh cao và độ dốc lớn từ 20 - 35o, có nơi >35o, điển hình như đỉnh Rào Cỏ (2.286 m), đỉnh Pulaileng phía Lào... Đây là kiểu địa hình đặc trưng, có ý nghĩa quan trọng trong bảo tồn, đa dạng sinh học, là địa bàn sinh sống của hàng ngàn loài động, thực vật của VQG, trong đó có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm đang bị đe doạ.
- Kiểu địa hình đồi (Đ) đai cao < 300 m, có diện tích 21.681 ha, chiếm 41% tổng diện tích VQG. Độ dốc của kiểu địa hình này nhỏ hơn so với kiểu địa hình núi (từ 15 - 30o), phân bố chủ yếu ở phân khu phục hồi sinh thái và khu hành chính. Thực vật ở kiểu địa hình này chịu nhiều tác động của con người, đặc biệt trong những năm 1986 trở về trước là khu vực dành cho khai thác lâm sản. Có nhiều nơi bị khai thác quá mức làm cho tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt. Kiểu địa hình đồi có ý nghĩa trong việc phục hồi hệ sinh thái bản địa, góp phần bảo tồn nguồn gen, đa dạng sinh học cho VQG.
3.3.2. Địa chất, thổ nhưỡng a) Địa chất
Theo kết quả nghiên cứu địa chất, ở đây có hai kiểu đặc trưng sau:
- Nhóm đá macma axít kết tinh chua, phân bố chủ yếu ở phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt, trên kiểu địa hình núi. Do có độ dốc lớn nên đất hình thành ở nhóm đá này thường có kết cấu không bền vững, hàm lượng mùn thấp.
- Nhóm đá phiến thạch sét, phân bố chủ yếu ở kiểu địa hình đồi núi, phần lớn ở phân khu phục hồi sinh thái và dịch vụ hành chính (DVHC). Đất có hàm lượng khoáng chất (N, P, K, Mg...) tương đối cao, có kết cấu tương đối tốt.
b) Thổ nhưỡng
VQG Vũ Quang có đặc trưng thổ nhưỡng ở các nhóm dạng đất sau:
Đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi trung bình và cao (FH), phân bố từ độ cao 700 m, dọc biên giới Việt - Lào. Đất có phản ứng chua (pH = 2,4).
Thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, kết cấu hạt thô, đất có tầng
mỏng đến tầng trung bình. Nhóm đất này chiếm 31% diện tích Vườn. Do đó, thảm thực vật chủ yếu ở đây là rừng kín thường xanh ẩm á nhiệt đới, phần lớn là rừng nguyên sinh và rừng ít bị tác động với độ che phủ rất cao (>90%). Đất phù hợp với các loài cây Pơ mu, Hoàng đàn giả, Du sam, Giẻ lá nhỏ... Nhóm đất này ở VQG chỉ có 1 nhóm đất phụ là FHa (đất Feralit mùn vàng đỏ phát triển trên đá macma a xít kết tinh chua) ở nhóm đất này có 10 dạng đất.
Đất Feralit nâu vàng trên đồi, núi thấp: nhóm đất này phân bố từ độ cao dưới 700m, chủ yếu được hình thành trên các loại đá phiến thạch sét, sa thạch và macma acid kết tinh chua, chúng phân bố đan xen vào nhau tạo nên khá nhiều loại đất có độ phì khác nhau tùy thuộc vào các kiểu địa hình, thảm thực bì, độ cao và độ dốc của địa hình.
3.3.3. Khí hậu, thủy văn a) Đặc điểm khí hậu
Vườn quốc gia Vũ Quang có khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, dễ xảy ra sương muối, mùa khô khí hậu nóng rất khắc nghiệt. Hàng năm có hai mùa rõ rệt (khí hậu miền Trung Việt Nam). Theo số liệu từ các trạm khí tượng, thuỷ văn 10 năm gần đây ở huyện Hương Sơn, Hương Khê cho thấy:
+ Mùa mưa: từ hạ tuần tháng 8, tháng 9 và trung tuần tháng 11 lượng mưa chiếm 54% tổng lượng mưa cả năm. Vào thời gian này hàng năm Hà Tĩnh thường bị ảnh hưởng do những cơn bão từ biển Đông gây nên lũ lụt.
+ Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau. Đây là mùa nắng gắt, có gió Tây Nam (thổi từ Lào) khô, nóng, lượng bốc hơi lớn.
Nhiệt độ không khí khu vực VQG Vũ Quang khá cao, nhiệt độ trung bình cao nhất 28°C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 19,7°C. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 2,6°C. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23,5°C. Biên độ giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong ngày lớn nhất vào tháng 7 và nhỏ nhất vào tháng 2, bình quân năm là 7,7°C ở Hương Sơn, 7,4°C ở Hương Khê.
Vườn quốc gia Vũ Quang chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính đó là gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam.
b) Sông suối, thuỷ văn
Ba con sông chính bắt nguồn trong VQG đó là: sông Khe Chè, sông Ngàn Trươi và sông Rào Nổ là các chi lưu chính của sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố, các sông này đổ vào sông La (là sông lớn nhất của tỉnh), sau đó cùng hội tụ ở hạ nguồn sông Lam rồi đổ ra biển Đông.