Nghiên cứu đa dạng loài tầng cây cao

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu trúc và tái sinh của các trạng thái rừng tự nhiên tại vườn quốc gia vũ quang, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 86 - 89)

Phân tích về đa dạng loài tầng cây cao được thực hiện bằng cách tính các chỉ số đa dạng như số lượng loài, Shannon - Wiener và Simpson. Kết quả được tổng hợp trong Bảng 4.13.

Bảng 4.13. Đa dạng loài cây của ba trạng thái rừng IIIA2, IIIA3 và IIIB tại khu vực nghiên cứu Trạng thái

rừng Số loài Mức độ phong

phú loài Shannon-Wiener Simpson

IIIA1 82 5,579 4,027 0,973

IIIA2 71 4,831 3,716 0,963

IIIB 56 3,810 3,325 0,940

Tổng 152

Đa dạng loài cây không thay đổi nhiều giữa các trạng thái rừng trên toàn bộ khu vực nghiên cứu (3 ha). Giá trị số loài, mức độ phong phú, chỉ số đa dạng Shannon - Wiener và chỉ số đa dạng Simpson thấp nhất là ở trạng thái rừng IIIB với giá trị của các chỉ số này lần lượt là 56; 3,810; 3,325; 0,940;

trong khi các giá trị này cao nhất là ở trạng thái rừng IIIA1 (82; 5,579; 4,027;

0,973) (Bảng 4.13). Trạng thái rừng IIIB ít đa dạng nhất có thể được giải thích bởi sự ưu thế của một số loài cây như Lọ nghẹ (IV% = 14,7% ở OTC 5;

10,1% ở OTC 6) (Bảng 4.3), Nang (IV% = 14,0% ở OTC 5; 14,7% ở OTC 6).

Các giá trị về chỉ số đa dạng loài cây thu được trong nghiên cứu này thấp hơn so với giá trị thu được trong các nghiên cứu khác như nghiên cứu của Võ Hiền Tuân (2017) [47], Phạm Quý Vân (2018) và Nguyễn Quang Phúc (2019) [30], ngoại trừ số loài trong nghiên cứu này cao hơn số loài trong nghiên cứu của Nguyễn Quang Phúc (2019) [30].

Số lượng loài cây được ghi nhận trong nghiên cứu này cũng thấp hơn số lượng loài cây trong các nghiên cứu ở các khu rừng nhiệt đới khác, ví dụ trong nghiên cứu của Kadavul và Parthasarathy (1999) có 89 loài, Khera và cộng sự (2001) là 92 loài, Attua và Pabi (2013) có 88 loài. Sự phong phú về loài cây ở vùng nhiệt đới cho thấy sự khác biệt lớn, từ giá trị thấp với 20 loài/ha trong các khu rừng đất thấp ở Ngovayang, Cameroon (Gonmadje và cộng sự, 2011) đến 137 - 168 loài/ha ở Amazonia (Ferreira và Prance, 1998), tới mức rất cao 307 loài/ha ở Amazonia Cheadar (Valencia và cộng sự, 1994).

Đa dạng loài bị ảnh hưởng đáng kể bởi cấu trúc rừng và thành phần loài (Huang và cộng sự, 2003) - sự đa dạng loài cao thường liên quan tới sự phức tạp về cấu trúc thẳng đứng.

4.4.2. Hiện trạng các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại vực nghiên cứu

Bảng 4.14. Danh sách các loài cây theo Danh lục đỏ IUCN, Sách đỏ Việt Nam và Nghị định 06/2019/NĐ-CP

TT Loài

cây Tên khoa học IUC N

hiệu Sách đỏ IUCN

Sách đỏ Việt

Nam

hiệu Sách đỏ Việt

Nam

Nghị định 06/2019/

NĐ-CP

Công dụng của cây

1 Bình Linh

Vitex ajugaeflora Dop

Sẽ nguy

cấp

VU

Sẽ nguy

cấp

VU B1

+ 2e Lấy gỗ

2 Côm Elaeocarpus apiculatus

Sẽ nguy

cấp

VU Lấy gỗ

3 Gội

Aglaia elaeagnoidea (A.Juss.) Benth.

Ít nguy

cấp

LC Lấy gỗ

4 Máu

chó Knema globularia Ít nguy

cấp

LC

Lấy gỗ, làm thuốc 5 Trám

đen

Canarium

tramdenum Dai &

Yakovl.

Sắp nguy

cấp VU

Sẽ nguy

cấp

VU A1a,c,d +2d

Lấy gỗ, làm thuốc

TT Loài

cây Tên khoa học IUC N

hiệu Sách đỏ IUCN

Sách đỏ Việt

Nam

hiệu Sách đỏ Việt

Nam

Nghị định 06/2019/

NĐ-CP

Công dụng của cây

6 Vàng tâm

Manglietia dandyi (Gagnep.) Dandy

Sẽ nguy

cấp

VU

A1c,d Lấy gỗ

7 Ươi Scaphium macropodum

Ít nguy

cấp LC

Lấy gỗ, làm thuốc 8 Lim

xanh

Erythrophloeum

fordii Nhóm

IIA Lấy gỗ 9 Dẻ

Lithocarpus hemisphaericus (Drake) Barnett

Sẽ nguy

cấp

VU

A1c,d Lấy gỗ

10 Re hương

Cinnamomum parthenxylon (Jack) Meisn

Cực kỳ nguy

cấp

CR

Rất nguy

cấp

CR

A1a,c,d Lấy gỗ

11

Máu chó lá to

Knema pierrei Warb.

Sắp nguy

cấp

VU

Lấy gỗ, làm thuốc 12 Trai Garcinia

fagraeoides Nhóm

IIA Lấy gỗ 13 Thông

tre

Podocarpus neriifolius D. Don

Ít lo

ngại LR Lấy gỗ

Chú thích:

+ Sách Đỏ Việt Nam (2007): CR – Rất nguy cấp; VU - Sẽ nguy cấp;

NT – Sắp bị đe dọa;

+ Danh lục đỏ IUCN (2017): CR - Cực kỳ nguy cấp; VU - Sẽ nguy cấp, LC- ít nguy cấp; LR- ít lo ngại.

+ Nghị định 06/2019/NĐ-CP: Nhóm IIA - Thực vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

Trong khu vực nghiên cứu có 13 loài cây ở tầng cây cao có mặt trong Danh lục của IUCN, Sách đỏ Việt Nam và Nghị định 06/2019/NĐ-CP được liệt kê trong bảng 4.14.

Các cây có trong Danh lục sách đỏ IUCN (2017), Sách đỏ Việt Nam (2007) và Nghị định 06/2019/NĐ-CP ở khu vực nghiên cứu đều có giá trị lấy gỗ (Bảng 4.14). Ngoài ra, có 01 loài cho tinh dầu (Re hương), có 04 loài có giá trị làm thuốc (Máu chó, Máu chó lá to, Ươi, Trám đen).

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu trúc và tái sinh của các trạng thái rừng tự nhiên tại vườn quốc gia vũ quang, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)