Đặc trưng cơ bản kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu trúc và tái sinh của các trạng thái rừng tự nhiên tại vườn quốc gia vũ quang, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 60 - 65)

Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.5. Đặc trưng cơ bản kinh tế - xã hội

Hà Tĩnh là tỉnh có rất ít đồng bào dân tộc thiểu số, toàn tỉnh có 4 thành phần tộc thiểu số chính gồm 296 hộ, 1.508 nhân khẩu cư trú tập trung, xen ghép tại 8 thôn bản thuộc 7 xã của 3 huyện miền núi: Hương Khê, Hương Sơn và Vũ Quang. Trong đó tộc người Mã Liềng thuộc nhóm

dân tộc Chứt gồm 30 hộ, 127 nhân khẩu cư trú tập trung tại 2 bản: Bản Rào Tre xã Hương Liên và bản Giàng II xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê là một trong những tộc người lạc hậu nhất cần được bảo tồn và phát triển. Họ sống giáp với VQG Vũ Quang.

3.5.2. Công tác định canh định cư

Hiện nay nhân dân ở đây đã được sắp xếp địa bàn dân cư, địa bàn sản xuất ổn định trong từng xã. Song hiện có có 33 hộ (thuộc xã Sơn Kim 2, huyện Hương Sơn) lập lán trại, canh tác nông lâm kết hợp tại tiểu khu 74, 77 thuộc đất của VQG quản lý đã nhiều năm nay. Ảnh hưởng của người dân sống ở vùng đệm là áp lực lớn đối với tài nguyên rừng, những hộ dân sống trong Vườn là mối đe doạ thường trực đối với tài nguyên động, thực vật trong Vườn, bởi các hoạt động săn bắt động vật rừng và khai thác gỗ, củi, lâm đặc sản trái phép.

3.5.3. Giao thông

Hệ thống giao thông đường bộ ở VQG và vùng đệm, hầu hết các tuyến đường địa phương nằm dọc theo chiều dài thung lũng sông, suối gồm:

- Tuyến chính từ VQG Vũ Quang đi phân khu dịch vụ hành chính tiểu khu 180B (Di tích lịch sử Phan Đình Phùng)

- Tuyến từ trạm Hòa Hải đi vào Rào Nổ có 10 km đường Bê tông và 5 km đường bê tông vào đập Đá Hàn.

- Tuyến đường vào Hói Trung thuộc trạm Hói Trung có 7 km đường bê tông vào trung tâm xã Vũ Quang.

- Các tuyến đường khe Tre, Chì Lời... vào các trạm bảo vệ rừng như trạm Chè, trạm Chì Lời... dài 21 km đường lâm nghiệp (cũ) là đường đất, đi lại rất khó khăn, nhất là vào mùa mưa, gây trở ngại lớn cho công tác bảo vệ rừng. Trong giai đoạn tới cần đầu tư xây dựng một số tuyến đường này.

- Đường Hồ Chí Minh đi qua địa phận của 3 huyện Hương Sơn, Vũ Quang và Hương khê, đoạn đi qua vùng đệm VQG dài 23 km. Đường Hồ Chí

Minh tiếp cận là một lợi thế cho việc quảng bá du lịch sinh thái trong Vườn với những danh thắng thiên nhiên, di tích văn hoá lịch sử.

3.5.4. Y tế

Khu vực vùng đệm của khu bảo tồn đã có một hệ thống các cơ sở y tế từ huyện xuống xã, có Bệnh viện, phòng khám khu vực. Mỗi xã đều có 1 cơ sở y tế, mỗi cơ sở y tế đều có 1 Bác sĩ và 1-3 Y sĩ, một số xã đã có các nhân viên y tá tại các thôn. Tuy nhiên cơ sở vật chất của các cơ sở y tế còn thiếu, nhất là các trang thiết bị cơ bản và thuốc chữa bệnh phục vụ tại tuyến xã, các cơ sở nhà điều trị đã xuống cấp cần cải tạo nâng cấp.

Tuy nhiên, khu vực này có Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Quang là bệnh viện hạng III tuyến huyện, với 100 giường bệnh, 10 khoa phòng và được biên chế 113 cán bộ (trong đó có 03 Bác sĩ chuyên khoa I, 01 Thạc sĩ, 13 Bác sĩ đa khoa, 02 Dược sĩ Đại học, 02 Cử nhân Điều dưỡng, 01 Cử nhân xét nghiệm và 04 Đại học khác…). Về cơ sở vật chất và trang thiết bị được đầu tư đáp ứng nhu cầu khám, điều trị chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

3.5.5. Giáo dục

Các xã trong khu vực đều có hệ thống trường học, ngoài việc học kiến thức, hàng năm được tổ chức giảng dạy về bảo tồn ĐDSH và phòng cháy, chữa cháy rừng.

3.5.6. Tình hình kinh tế xã hội vùng đệm a) Các hoạt động sản xuất chủ yếu

Các hoạt động sản xuất ở các xã vùng đệm chủ yếu tập trung vào nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp, khai thác lâm sản và một số hoạt động có liên quan khác.

- Sản xuất nông nghiệp

Các xã thuộc vùng đệm có diện tích sản xuất nông nghiệp hơn 5.900 ha, chủ yếu trồng lúa và một số loài cây hoa màu. Nhìn chung, diện tích sản

xuất nông nghiệp ít (chỉ có 1,5-2 sào/1 lao động), phân bố phân tán, ngoài ra có một số ruộng bậc thang khó khăn cho việc tưới tiêu. Hiện nay, một số xã đã có nước tưới của công trình thủy lợi nhỏ nên chỉ có khoảng 1/2 diện tích đủ nước tưới. Diện tích còn lại sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên. Lúa là một trong những nguồn thu nhập chính của người nông dân, năng suất còn thấp và không đồng đều. Do vậy, các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên rừng diễn ra ảnh hưởng rất mạnh đến rừng đặc dụng.

- Chăn nuôi

Các xã vùng đệm tiếp giáp với vùng đồi núi thấp, có nhiều đồng cỏ nên chăn nuôi ở trong vùng tương đối phát triển, nhất là chăn nuôi đại gia súc.

Toàn vùng có 9.329 con Trâu, 6.789 con Bò, 21.241 con Lợn, 2.831 con Hươu, 275 con Dê, 1.514 tổ Ong và nhiều con gia cầm khác.

Đây cũng là một trong những nguồn thu nhập chủ yếu của nông dân.

Các hộ gia đình chủ yếu phát triển đàn trâu bò, trung bình mỗi hộ có từ 2 - 3 con, có nhiều gia đình nuôi từ 10 - 15 con...

- Sản xuất lâm nghiệp

Đối với các xã vùng đệm hoạt động sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là trồng rừng, bảo vệ rừng và khai thác nhựa Thông...

Loài cây trồng lâm nghiệp chủ yếu Keo, Thông nhựa, Gió trầm... và các loài cây bản địa khác như Lim, Re, Mỡ, Cồng…

- Thực trạng quản lý bảo vệ rừng

Rừng vùng đệm chủ yếu tập trung vùng có địa hình đồi, núi thấp, đường đi lại vào rừng thuận lợi. Mặt khác dân cư của 13 xã, thị trấn, nhu cầu về lâm sản và đời sống hàng năm còn phụ thuộc nhiều vào nguồn thu nhập từ các sản phẩm của rừng.

Các hoạt động ảnh hưởng bao gồm: khai thác gỗ bất hợp pháp, chặt củi, đốt than, và tìm kiếm mật ong... đã gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng rừng và sinh tồn của các loài động vật hoang dã và khả năng tái sinh của thực vật rừng.

b) Tình hình thu nhập

Các xã nằm trong khu vực vùng đệm của Vườn quốc gia có lực lượng lao động dư thừa, chủ yếu sản xuất nông nghiệp, song diện tích đất nông nghiệp trong vùng ít, năng suất thấp, thu nhập bình quân thấp.

Tỷ lệ hộ đói nghèo khá cao khoảng 38%. Tập trung ở một số xã có tỷ lệ hộ đói nghèo cao như Hoà Hải, Hương Quang, Sơn Kim 2. Do đó, áp lực rất lớn từ các hộ gia đình đều tham gia khai thác sử dụng các tài nguyên rừng như gỗ, củi, song mây, săn bắt chim, thú... phục vụ sinh kế.

Chương 4

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu trúc và tái sinh của các trạng thái rừng tự nhiên tại vườn quốc gia vũ quang, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)