Đặc điểm đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu trúc và tái sinh của các trạng thái rừng tự nhiên tại vườn quốc gia vũ quang, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 55 - 60)

Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.4. Đặc điểm đa dạng sinh học

Hệ sinh thái rừng với diện tích gần 53.000 ha: bao gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất nhưng chiếm ưu thế nhất là rừng đặc dụng cho nên khu hệ động thực vật ở đây rất đa dạng và phong phú.

Vườn quốc gia Vũ Quang gồm có 5 kiểu rừng chính được phân chia theo các đai cao khác nhau:

Bảng 3.1. Các kiểu rừng trên đai cao khác nhau TT Kiểu rừng, đai

cao Đặc trưng, phân bố Loại thảm và loài đại diện

1

Thường xanh trên đất thấp;

100 – 300 m

Rừng ở đây bao gồm trảng cỏ, cây bụi, nhưng chủ yếu đây là rừng thứ sinh phục hồi trên đất thấp; ở phía Bắc và Đông Bắc của VQG

Rừng trồng;Thảm cây bụi;

Rừng thứ sinh;Rừng ven sông;Rừng nguyên sinh dọc theo các sườn dốc;Các “đảo”

sông ngập nước tạm thời;Rừng trên các đỉnh đồi;

Rừng dọc theo sườn dốc

2

Thường xanh trên đồi núi thấp; đai 300 - 1.000 m

Rừng ở đai này chủ yếu là rừng thứ sinh có trữ lượng lớn. Ở trung tâm của VQG

TT Kiểu rừng, đai

cao Đặc trưng, phân bố Loại thảm và loài đại diện

3

Thường xanh trung bình; đai 1.000 - 1.400 m

Kiểu rừng này chủ yếu các loài cây lá rộng, cũng có một số loài cây lá kim. Phân bố dọc theo dải hẹp, chạy dài liên tục từ phía Bắc đến Đông Nam VQG.

Kim giao Podocarpaceae, Hoàng đàn- Cupressaceae, Pơ mu- Fokienia hodginsii.

4

Thường xanh trên núi cao; đai 1.400- 1.900 m

Kiểu rừng này có một số loài cây lá kim chiếm ưu thế

Họ Côm Eleocarpaceae, họ dẻ Fagaceae, Long não Lauracaea, Mộc lan Magnoliaceae.

Đặc biệt ở đây có loài Du sam Keteleeria evelyniana.

5

Rừng lùn trên đỉnh và cận đỉnh; đai trên 1.900 m

Trên các đai cao này liên tục có mây mù che phủ, độ ẩm lớn thuận lợi cho việc phát triển kiểu rừng lùn.

Đỗ quyên Rhododendron sp.

cùng với các loài cây thuộc họ Dẻ- Fagaceae, Long não- Lauraceae và họ Côm- Elaeocarpaceae

Ngoài hệ sinh thái rừng đặc trưng, VQG Vũ Quang cũng có HST thủy vực (sông suối, hồ…). Đặc trưng nhất là Hồ chứa nước Ngàn Trươi với diện tích 4.000 ha, dung tích 775 triệu m3. Đây được coi là một trong ba hồ chứa lớn nhất tại Việt Nam (tương ứng với hồ Dầu Tiếng và hồ Cửa Đạt).

3.4.2. Đa dạng sinh học

Đa dạng thành phần loài nói chung:

- Về Thực vật: với gần 1.800 loài trong tổng số 737 chi thuộc 202 họ thực vật, trong đó có 131 loài nguy cấp cần được bảo tồn có danh mục nằm trong sách đỏ Việt Nam 2007, trong nghị định 32 của Chính phủ và trong danh mục CITES.

- Thú: 94 loài thú đã được ghi nhận, trong đó có 46 loài nằm trong danh lục Sách Đỏ Việt Nam và thế giới).

- Chim: 315 loài, trong đó có 38 loài nằm trong danh lục sách đỏ Việt Nam 2007, nghị định 32 của chính phủ và danh mục CITES.

- Cá: 88 loài;

- Lưỡng cư Bò sát: 89 loài;

- Bướm: 316 loài;

- Kiến: 118 loài;

- Nhện: 38 loài.

a) Hệ thực vật

Trữ lượng rừng: theo kết quả kiểm kê rừng năm 2012, trữ lượng rừng của Vườn quốc gia Vũ Quang là 8.218.347 m3

Theo số liệu và kết quả điều tra của các đoàn nghiên cứu về Đa dạng sinh học nói chung và Thực vật nói riêng tại Vườn quốc gia Vũ Quang tính đến năm 2015 đã thống kê và lên được danh lục Thực vật với 202 họ, 737 chi và 1.765 loài bậc cao có mạch. Cụ thể như sau:

Bảng 3.2. Thành phần loài thực vật Vườn quốc gia Vũ Quang TT Ngành Tên khoa học Số họ Số chi Số loài

1 Ngành Quyết lá thông Psilotophyta 1 3 1

2 Ngành Thông đất Lycopodiophyta 2 4 9

3 Ngành Cỏ tháp bút Equisetophyta 1 1 1

4 Ngành Dương xỉ Polypodiophyta 21 61 118

5 Ngành Thông Pinophyta 6 11 18

6 Ngành Mộc lan Magnoliophyta 171 657 1.618

Tổng: 202 737 1.765

Trong số 202 họ thực vật phân bố tại VQG Vũ Quang thì các họ chiếm ưu thế bao gồm: Họ long não (Lauraceae) với 108 loài, họ thầu dầu (Euphorbiaceae) với 81 loài, Họ hòa thảo (Poaceae) với hơn 76 loài, tiếp đó là họ cà phê (Rubiaceae) với 64 loài, … Danh lục loài vẫn tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện trong những năm kế tiếp.

Về số lượng thành phần loài thực vật, theo nhận định của giới chuyên gia thì thực vật tại Vườn quốc gia Vũ Quang có trên dưới 2.000 loài.

Xét về quy mô diện tích phân bố, thành phần thực vật của VQG Vũ Quang rất phong phú và đa dạng cả về số họ, số chi và loài so với các khu rừng đặc dụng khác khu vực Bắc Trung bộ.

Tình trạng các loài thực vật quý hiếm

Trong tổng số loài thực vật đã thống kê được tại VQG Vũ Quang có 94 loài thực vật quý hiếm (chiếm 5,8% tổng số loài của hệ) bị đe dọa theo Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ IUCN (2016), Nghị định 32/2006/NĐ/CP và Công ước CITES (phần Phụ lục 1).

b) Hệ động vật

Năm 1992, VQG Vũ Quang đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học về bảo tồn trên thế giới do ở đây đã phát hiện được loài thú lớn mới chưa từng được mô tả trước đó, là loài Sao la Pseudoryx nghetinhensis (Vu Van Dzung et al. 1993).

Năm 1993, tại đây lại phát hiện thêm một loài thú lớn mới khác là mang lớn Megamuntiacus vuquangensis (Đỗ Tước et al. 1994). Trong các năm tiếp theo kể từ khi lần đầu có các phát hiện nêu trên, cả hai loài còn tìm thấy với số lượng đáng kể ở nhiều nơi khác ở Việt Nam và Lào (Lê Trọng Trãi et al. 1999). Do vậy, Vũ Quang có tầm quan trọng bảo tồn các loài thú lớn, mới được phát hiện, ngoài ra Vũ Quang cũng đang là nơi sinh sống của các loài thú khác hiện đang bị đe dọa trên toàn cầu như Bò tót Bos gaurus, Voọc Chà vá chân nâu Pygathrix nemaeus (Eve, 2000).

Kết quả từ các đợt nghiên cứu trước đây (Luận chứng kinh tế - kỹ thuật, Quy hoạch không gian Khu bảo tồn Thiên nhiên Vũ Quang năm 2000) và kết quả điều tra động vật tại Vườn quốc gia Vũ Quang cho thấy:

Bảng 3.3. Thống kê tài nguyên động vật

Lớp Bộ Họ Loài

Thú 11 29 94

Chim 15 50 315

Bò sát 2 15 58

Ếch nhái 1 31 32

Cá 9 21 88

Bướm 10 316

Vũ Quang có tính đa dạng sinh vật cao, các lớp như Bướm, Chim, Cá, Bò sát, Ếch nhái đều tương đương với các Vườn quốc gia gần kề cùng nằm trên dải Bắc Trường Sơn.

Yếu tố đặc hữu ở khu hệ chim, thú ở Vũ Quang cũng rất cao, có nhiều loài đặc hữu cho cả Việt Nam và Lào. Trong đó có những loài thú lớn mới được phát hiện tại đây như Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang lớn (Muntiacus vuquangensis) Thỏ vằn (Nesolagus timinsi) và nhiều loài động vật quý hiếm như Voi, Hổ, Bò tót, Chà vá chân nâu, Vượn đen má trắng…

Lớp Chim có Công (Pavo muticus), Trĩ sao (Pheinardia ocellata), Khướu mỏ dài (Jabouilleia danjoui) và nhiều chim quý khác. Bởi vậy Vũ Quang được xem là một trong những vùng chim quan trọng ở Việt Nam.

Giá trị bảo tồn ở Vũ Quang không chỉ riêng cho Việt Nam mà còn có ý nghĩa cho cả khu vực.

Phân bố của các loài chủ yếu ở các sinh cảnh rừng thường xanh trên đai cao, các sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi và sinh cảnh ven sông suối.

Bảng 3.4. Danh sách các loài động vật nguy cấp quý hiếm (theo Sách Đỏ Việt Nam 2007, Danh lục Đỏ IUCN 2016) Nhóm

sinh vật

Tổng số loài

Số loài SĐVN 2007 Số loài Danh lục Đỏ, IUCN Tổng

số CR EN VU Tổng

số CR EN VU

Thực vật

có mạch 1.720 46 3 17 26 40 1 15 24

Thú 94 46 3 19 18 32 3 8 13

Chim 315 21 1 3 11 27 1 4

Bò sát 58 20 3 9 8 5 2 2 1

Ếch nhái 32 2 6 2

88 1 1

VQG Vũ Quang có giá trị sinh học lớn bởi đây là một trong những nơi cư trú cuối cùng của một số loài có ý nghĩa quan trọng, và cũng bởi mức độ đa dạng rất cao. Do nhiều loài quan trọng của VQG là những loài đặc hữu của khu vực Bắc Trường Sơn và Việt Nam, khu vực này không chỉ có tầm quốc gia, mà còn trên phạm vi toàn cầu.

Với nhiều sinh cảnh rừng và đất ngập nước khác nhau, VQG Vũ Quang có giá trị ĐDSH cao, là một trong những khu vực quan trọng nhất của Việt Nam để bảo tồn các loài thú lớn.

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu trúc và tái sinh của các trạng thái rừng tự nhiên tại vườn quốc gia vũ quang, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)