Mô hình đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

2.2. Mô hình đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân

Mô hình 5C gồm 5 yếu tố.

 Uy tín, thái độ của khách hàng (Character)

Yếu tố uy tính thái độ là yếu tố thể hiện các vấn đề chủ yếu liên quan đến thái độ, uy tín của khách hàng. Đó là sự hợp tác với ngân hàng, tính trung thực minh bạch trong mục đích vay vốn, trách nhiệm trả nợ của khách hàng.

 Năng lực (Capacity)

Yếu tố năng lực là yếu tố quan trọng trong 5C thể hiện khả năng điều hành quản lý tài chính và hoàn trả khoản vay của khách hàng. NHTM sẽ đánh giá năng lực khách hàng thông qua kinh nghiệm trong nghề, trình độ chuyên môn, kế hoạch và sự ổn định trong nghề nghiệp. Ngoài ra, ngân hàng còn dự tính luồng tiền trả nợ, thời gian, số tiền vay mượn xác suất thành công của khách hàng, một khách hàng có lịch sử tín dụng tốt sẽ luôn được ưu tiên hơn so với khách hàng có lịch sử chậm trả các hợp đồng.

 Vốn (Capital)

Yếu tố về vốn, ngân hàng sẽ yên tâm hơn nếu khách hàng có cơ sở nguồn vốn đủ lớn, có tài sản cá nhân, những thu nhập khác như tài sản cho thuê, nhà cho thuê, bất động sản cho thuê, hàng hoá… Giúp đảm bảo khoản vay cũng như giảm bớt rủi ro nếu hoạt động của khách hàng gặp khó khăn.

 Tài sản thế chấp (Collateral)

Yếu tố về tài sản thế chấp là yếu tố quan trọng được các NHTM quan tâm, thể hiện loại tài sản thế chấp, giá trị tài sản và khả năng thanh khoản của tài sản.

Để khi có rủi ro xảy ra ngân hàng dễ dàng trong việc phát mãi tài sản thu hồi nợ, giảm bớt tổn thất.

 Các điều kiện khác (Conditions)

Các điều kiện khác được ngân hàng đánh giá ảnh hưởng kinh tế trong và ngoài nước, tình hình ngành nghề ngườivay, nhìn chung là các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến khách hàng, từ đó xây dựng danh mục cho vay, sản phẩm cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng trong từng giai đoạn.

Mô hình 5C tương đối đơn giản, nhưng phần lớn phụ thuộc vào kinh nghiệm và năng lực thẩm định của CBTĐ, việc thu thập thông tin đòi hỏi phải chính xác. Mô hình 5C gồm có các yếu tố.

2.2.2. Mô hình 5P

Mô hình 5P được phát triển bởi Cục dự trữ liên bang Mỹ (IMF) (Fed, 2004) gồm 5 yếu tố.

 Mục đích (Purpose)

Yếu tố mục đích để xem xét cấp tín dụng người đi vay phải có mục đích phù hợp, hợp pháp đúng với quy định sản phẩm của ngân hàng, phù hợp mục đích phương án sử dụng vốn được chứng minh qua các hợp đồng mua bán, hoá đơn, chứng từ.

 Thanh toán (Payment)

Yếu tố thanh toán là yếu tố thể hiện khả năng hoàn trả khoản vay cho khách hàng đủ và đúng hạn. Điều này thể hiện khả năng tài chính của khách hàng, nguồn thu nhập chính và các nguồn phụ, khả năng tài chính thường được ngân hàng định lượng theo từng sản phẩm, từng loại thu nhập của khách hàng và các chứng từ chứng minh thu nhập.

 Bảo vệ (Protection)

Yếu tố bảo vệ là yếu tố mà khoản tín dụng phải mang tín bảo vệ an toàn trong suốt thời kỳ vay vốn thể hiện việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn hợp pháp, đúng mục đích. Yếu tố bảo vệ còn thể hiện ở chỗ có tài sản đảm bảo.

 Chính sách (Policy)

Yếu tố chính sách là yếu tố thể hiện chính sách phát triển để tồn tại và phát triển trong tương lai, cũng như chính sách của NHTM đưa ra trong từng thời kỳ, từng đối tượng khách hàng.

 Định giá (Pricing)

Ở yếu tố định giá ngân hàng sẽ dùng hệ thống xếp hạn tín dụng để chấm điểm khách hàng thông qua các chỉ tiêu định lượng và định tính, từ đó dựa trên thang điểm đưa ra điểm cho từng khách hàng. Từ đó, giúp NHTM có chính sách cấp tín dụng phù hợp.

2.2.3. Mô hình FICO

Mô hình về điểm số tín dụng cá nhân FICO được Fair Issac Corp xây dựng được áp dụng rộng rải tại Mỹ liên quan đến tình trạng tín dụng của mọi người có thể tra soát dữ liệu thông qua các công ty dữ liệu tín dụng. Gồm 5 chỉ số phân tích như sau:

 Lịch sử trả nợ (Payment History)

Yếu tố lịch sử trả nợ là yếu tố ngân hàng sẽ căn cứ vào thời gian chậm trả và số tiền chậm trả càng cao thì điểm càng thấp.

 Dư nợ tại các tổ chức tín dụng (Amounts owed)

Yếu tố dư nợ tại các tổ chức tín dụng thể hiện KHCN vay quá nhiều so với mức cho phép, đặc biệt là thẻ tín dụng sẽ làm thể hiện dấu hiệu đang khó khăn về tài chính điều này sẽ giảm điểm tín nhiệm của khách hàng.

 Độ dài lịch sử tín dụng (Length of credit history)

Yếu tố độ dài lịch sử này thể hiện về thông tin lịch sử tín dụng của khách hàng được lưu lại trên cơ sở dữ liệu, khi thông tin càng nhiều năm thì KHCN càng đáng tin cậy.

 Số lần vay nợ mới (New credit)

Số lần vay nợ mới là yếu tố báo hiệu tín hiệu của khách hàng, một khi KHCN vay nợ thường xuyên được xem là có dấu hiệu khó khăn về tài chính, điều này dẫn đến điểm số tín dụng càng thấp.

 Các loại tín dụng được sử dụng (Types of credit used)

Các loại tín dụng được sử dụng thể hiện các loại nợ khác nhau sẽ được tính điểm tín dụng khác nhau.

2.2.4. Mô hình CAMPARI

Mô hình CAMPARI là mô hình thể hiện quy tắc trong phân tích tín dụng.

Quy tắc này áp dụng khi tín dụng ngân hàng đánh giá, phân tích về khoản vay của KH bao gồm 7 tiêu chí

 C: Character (Tư cách);

 A: Ability (Năng lực người đi vay);

 M: Margin (lãi suất);

 P: Purpose (Mục đích vay);

 A: Amount (số tiền vay);

 R: Repayment (sự hoàn trả hay khả năng thanh toán khoản vay);

 I: Insurance (bảo đảm tín dụng).

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)