Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 62 - 66)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Tình trạng hôn nhân (HN)

Hệ số hồi quy đứng trước biến số “Tình trạng hôn nhân” mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê. Hệ số hồi quy Beta bằng 0.784. Nếu tình trạng hôn nhân của khách hàng đang kết hôn với điều kiện các yếu tố khác không đổi thì Log của tỷ lệ xác suất khả năng trả nợ khách hàng cá nhân tại Vietcombank Bình Dương so với xác suất khả năng không trả được nợ tăng thêm 0.784 lần. Trong phân tích kinh tế có cách giải thích khả năng trả nợ của khách hàng (Y = 1: có khả năng trả nợ; Y = 0: không có khả năng trả nợ được xác định theo công thức (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Đặt P0là xác suất ban đầu, P1 là xác suất thay đổi, P1 được tính theo công thức sau

P1 = P eβ

1 t P x (1 t eβ )

β hệ số hồi quy = 0.784, P0 = 10%, e=2.714 thế vào tính P1,kết quả như sau

P1 = P eβ

1tP x (1teβ ) = 1 %x e .784

1t1 % x (1te .784 ) =0.1955

Tình trạng hôn nhân tồn tại mối quan hệ thuận với khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Vietcombank Bình Dương. Với xác suất ban đầu là 10%, khi các yếu tố khác không đổi thì khi khách hàng cá nhân tại Vietcombank Bình Dương có tình trạng hôn nhân là đang kết hôn sẽ có xác suất khả năng trả nợ tăng 19,55%, cao hơn 9.55% so với ban đầu. Theo giả thuyết biến số này ảnh hưởng dương và điều này phù hợp với thực tế trong mẫu nghiên cứu. Một số nghiên cứu thực nghiệm khác của Chapman (1990), và Weber và Musshoff (2012) cũng đưa ra kết quả tương tự.

Số năm kinh nghiệm (KN)

Hệ số hồi quy đứng trước biến số “Số năm kinh nghiệm” (KN) mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê. Hệ số hồi quy của biến này là Beta bằng 0,304, P0

= 10%, e=2.714 thế vào tính P1,kết quả như sau:

P1 = P eβ

1tP x (1teβ ) = 1 %x e .3 4

1t1 % x (1te .3 4 ) = .13 8

Số năm kinh nghiệm tồn tại mối quan hệ thuận với khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Vietcombank Bình Dương. Với xác suất xảy ra ban đầu là 10%, khi các yếu tố khác không đổi thì số năm kinh nghiệm tăng thêm 1 đơn vị thì xác xuất khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Vietcombank Bình Dương tăng lên 13.08 %, tăng hơn 3.08% so với xác suất ban đầu. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của (A. Wongnaa, D. Awunyo-Vitor, 2013). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với thực tế cho thấy nếu khách hàng có thâm niên trong công việc hiện tại chứng tỏ họ có nhiều kinh nghiệm vì được tích luỹ trong thời gian dài giúp công việc của mình tốt hơn, kinh nghiệm kinh doanh tốt hơn. Khi đó tài chính ổn định đảm bảo khả năng trả nợ khi đến hạn tại Vietcombank Bình Dương.

Thu nhập (TN)

Tương tự như số năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hiện tại, biến số thu nhập có mối quan hệ đồng biến với khả năng trả nợ của khách hàng và có ý nghĩa thống kê hệ số hồi quy β = 0.001, P0 = 10%, e=2.714 thế vào tính P1,kết quả như sau

P1 = P eβ

1tP x (1teβ ) = 1 %x e . 1

1t1 % x (1te . 1 )= .1 1

Khi các yếu tố khác không đổi, nếu khách hàng có thu nhập tăng thêm 1 triệu đồng thì xác suất khả năng trả nợ của khách hàng tại Vietcombank Bình Dương tăng 0.01%. Kết quả nghiên cứu này giống kết quả nghiên cứu của

Jonathan Crook (1995), Vương Quân Hoàng và cộng sự (2006). Thực tế khảo sát cũng cho thấy khi thu nhập tăng lên sẽ làm tăng thêm nguồn lực tài chính cho việc trả nợ của khách hàng đảm bảo được khả năng trả nợ khi đến hạn.

Tài sản thế chấp (TS)

Hệ số hồi quy đứng trước biến số “Tài sản thế chấp” (TS) mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê. Hệ số hồi quy của biến này là Beta = - 1,713. Theo các lý thuyết về tín dụng, một khoản vay được đảm bảo bằng tài sản thường có độ rủi ro thấp hơn một khoản vay không có tài sản đảm bảo (Trương Đông Lộc, 2010, Tr. 52). Theo giả thiết biến số này có mối tương quan cùng chiều với nhân tố phụ thuộc và kết quả phân tích của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ số tiền vay so với tài sản đảm bảo nợ có mối tương quan nghịch với khả năng trả nợ của khoản vay đó, điều này phù hợp với thực tế trong mẫu nghiên cứu trong đề tài, vấn đề tài sản thế chấp chưa phản ánh đầy đủ khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân tại Vietcombank Chi nhánh Bình Dương.

Biến sử dụng vốn đúng mục đích (MD)

Biến sử dụng vốn đúng mục đích có mối quan hệ tỷ lệ thuận với khả năng trả nợ của khách hàng và có nghĩa thống kê, hệ số hồi quy của biến mục đích sử dụng vốn làβ = 1.523, P0= 10%, e=2.714 thế vào tính P1,kết quả như sau

P1 = P eβ

1tP x (1teβ ) = 1 %x e1.5 3

1t1 % x (1te1.5 3 )= .337

Biến số sử dụng đúng mục đích chỉ mang hai giá trị là sử dụng vốn đúng mục đích và không sử dụng vốn đúng mục đích. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích thì xác suất khả năng trả nợ của khách hàng tại Vietcombank Bình Dương tăng 23.7% so với xác xuất ban đầu.

KHCN sử dụng vốn vào mục đích tạo ra thu nhập sẽ có xác suất khả năng trả nợ cao hơn. Việc biết được KHCN sử dụng nguồn vốn vay như thế nào, mức độ phù hợp và khả năng thành công của việc cho vay, sẽ giúp ích rất nhiều trong việc

đánh giá khả năng trả nợ của KHCN. Những KHCN sử dụng vốn vào những hoạt động không tạo ra thu nhập sẽ có khả năng cao hơn gặp những vấn đề trong việc trả nợ, ngược lại khi KHCN sử dụng vốn vào mục đích tạo ra thu nhập có thể sẽ tạo ra việc làm cho các thành viên trong gia đình, xây dựng các nguồn thu để phát triển kinh tế, từ đó nâng cao khả năng trả nợ. Yếu tố sử dụng vốn đúng mục đích của KHCN trong đề tài có tác động, có ý nghĩa thống kê tới khả năng trả nợ đúng hạn. Kết quả này giống với các kết quả nghiên cứu trước (Wahab và cộng sự, 2011; Pasha và Negese, 2014; Folefack và Teguia, 2016).

Biến Chấm điểm xếp hạng (XH)

Hệ số hồi quy đứng trước Biến số “Chấm điểm xếp hạng” (XH) mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê. Hệ số hồi quy của biến này là Beta = 0,061 Theo giả thuyết, biến số này ảnh hưởng dương và điều này đã phù hợp với thực tế trong mẫu nghiên cứu. Nếu thay thế giá trị vào phương trình như trên ta ta có

P1 = P eβ

1 t P x (1 t eβ )

β hệ số hồi quy = 0.061, P0 = 10%, e=2.714 thế vào tính P1,kết quả như sau

P1 = P eβ

1tP x (1teβ ) = 1 %x e . 61

1t1 % x (1te . 61 )= .1 56

Khi các yếu tố khác không đổi, nếu khách hàng có thu nhập tăng thêm 1 triệu đồng thì xác suất khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Vietcombank Bình Dương tăng 0.56% so vớ xác suất ban đầu.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Thông qua nội dung chương này, tác giả đã trình bày rất chi tiết về mô hình, quá trình phân tích dữ liệu và các kết quả rút ra. Với số lượng mẫu, đối tượng nghiên cứu phong phú, bằng sự hỗ trợ của SPSS 20.0, mô hình hồi quy về

khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân đã được hình thành, từ đó các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ có ý nghĩa thống kê được xác định, bao gồm các biến số sau: HN (tình trạng hôn nhân), KN (số năm kinh nghiệm), TN (thu nhập), ST (số tiền vay); TS (Tài sản thế chấp), MD (sử dụng vốn đúng mục đích), XH (chấm điểm xếp hạng tín dụng). Sau đó tác giả đã phân tích tình hình thực tế của từng biến tại chi nhánh để hiểu hơn về kết quả. Đây chính là cơ sở hình thành các kiến nghị nhằm hạn chế sự rủi ro của ngân hàng khi cho khách hàng cá nhân vay vốn sẽ được trình bày ở chương 5 cũng là chương cuối của bài luận văn.

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)