KÊT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 66 - 71)

5.1. Kết luận

Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết, phân tích thống kê mô tả và phân tích kinh tế lượng với số lượng mẫu là 365 quan sát trong thời kỳ từ đầu năm 2016 tới cuối năm 2019, đề tài đã tiến hành tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Vietcombank Bình Dương số kết luận chính như sau: Kết quả bảng trên cho thấy 06 biến độc lập có giá trị Sig. <

0,1 là HN (Tình trạng hôn nhân), KN (kinh nghiệm làm việc hiện tại), TN (thu nhập), TS (tài sản thế chấp), MD (mục đích sử dụng vốn) và XH (xếp hạn tín dụng), các biến DT (Độ tuổi), HV (Trình độ học vấn), ST (Số tiền vay), TG (Thời gian vay), LS (Lãi suất vay), LH (Loại hình vay) có Sig. > 0,1 không có ý nghĩa thống kê tới khả năng trả nợ của KHCN tại Vietcombank Bình Dương.

5.2. Một số khuyến nghị

Dựa trên kết quả nghiên cứu, để nâng cao khả năng trả trợ khách hàng, sớm nhận diện khách hàng nhằm lựa chọn những khách hàng tốt để cho vay, theo dõi chặt chẽ phát hiện và xừ lý sớm các khoản vay có nguy cơ mất vốn một cách kịp thời luận văn đưa một số khuyến nghị sau.

Đối với yếu tố loại tài sản thế chấp, kết quả cho thấy yếu tố này tác động ngược chiều với Khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân. Do vậy, khi cho vay cá nhân với hình thức thế chấp tài sản đảm bảo ngân hàng cũng cần cân nhắc những loại tài sản có thể mang tính đảm bảo hơn cho các khoản vay. Ngân hàng cần đưa ra mức cấp tín dụng và tỷ lệ đảm bảo cũng như thời hạn cho vay đối với từng loại tài sản khác nhau. Bên cạnh đó, chú trọng đến công tác quản lý và thẩm định tài sản đảm bảo, ngân hàng có thể xây dựng bộ phận thẩm định tài sản riêng tách bạch với bộ phận thẩm định cho vay nhằm tăng về chất lượng tài sản đảm bảo nhận từ khách hàng , bên cạnh đó hạn chế rủi ro liên quan đến tài sản bản đảm một cách hiệu quả.

Đối với yếu tố kinh nghiệm làm công việc hiện tại, ngân hàng cũng có thể đưa ra mức trọng số cao hơn đối với những khách hàng có kinh nghiệm làm việc hiện tại lâu hơn. Ngân hàng có thể xem xét đối với khách hàng có thâm niên dưới một năm cân nhắc cho vay, thâm niên trên ba năm ưu đãi lãi suất hoặc xem xét mức cho vay cao hơn. Cũng như việc quản lý sau cho vay cán bộ tín dụng cần theo dõi, đánh giá thường xuyên hơn đối với khách hàng có thời gian kinh nghiệm làm việc hiện tại ít hơn, để sớm hành động xử lý kịp thời khi xảy ra rủi ro.

Đối với biến thu nhập tương tự như thời gian làm việc hiện tại, ngân hàng có thể xây dựng khung thu nhập để hưởng ưu tiên. Đối với khách hàng có thu nhập cao, minh bạch rõ ràng ngân hàng đưa ra chính sách ưu đãi lãi suất, phí. Có khung lãi suất cho vay dựa theo mức thu nhập để ưu tiên, ví dụ khách hàng có thu nhập trên 50 triệu đồng sẽ có lãi suất thấp hơn khách hàng có thu nhập dưới 50 triệu đồng.

Đối với vấn đề kiểm soát mục đích sử dụng vốn. Để tăng cường công tác này, đầu tiên ngân hàng phải hoàn thiện hoạt động thẩm định tín dụng ban đầu.

Kế đến ngân hàng phải xây dựng được hệ thống cảnh báo sớm hữu hiệu về các nguy cơ khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Thêm vào đó việc thết lập hệ

thống báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình sử dụng vốn của khách hàng để tích hợp vào hệ thống cảnh báo này phải đảm bảo tính chính xác cao. Điều này cũng có nghĩa là ngân hàng phải thiết kế các hoạt động giám sát các chế tài dành cho cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm theo dõi khoản vay.

Về chấm điểm xếp hạn tín dụng, ngân hàng cũng có thể đưa ra mức cho vay, thời hạn vay, sản phẩm vay cụ thể đối với từng khách hàng ngoài ra xem xét chính sách ưu đãi đối với từng khách hàng. Ví dụ đối với sản phẩm được ưu đãi nhiều thì quy định mức chấm điểm của khách hàng cao. Ngoài ra cần xem xét cho vay đối với khách hàng có điểm xếp hạn thấp, cũng như chú trọng công tác quản lý sau cho vay đối với khách hàng. Thêm vào đó ngân hàng ngày càng hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp hạn tín dụng phù hợp thực tế để làm công cụ hữu hiệu khi xét soát cho vay đối với khách hàng.

Bên cạnh đó, ngân hàng cần đặc biệt chú ý tới các khoản vay hàm chứa yếu tố rủi ro. Xét theo khía cạnh hình thức vay, những khoản vay tín chấp đã thể hiện mức độ rủi ro rất cao. Để hạn chế vấn đề này, ngoài việc thẩm định khách hàng kỹ lưỡng, ngân hàng cũng cần có những biện pháp hạn chế cho vay, ví dụ đưa ra cơ cấu vay hợp lý giữa tín chấp và thế chấp để đảm bảo về mặt tổng thể tỷ lệ nợ xấu của tín chấp giảm xuống. Bên cạnh đó ngân hàng cũng phải kiểm tra kỹ về mặt tài sản đảm bảo của khách hàng và số tiền khách hàng muốn vay để đưa ra mức vay hợp lý nhất cho khách hàng. Đối với những khoản vay đã quá hạn và cấu thành nợ xấu, việc giải quyết nhanh chóng là vấn đề ưu tiên hàng đầu.

5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Trong quá trình thực hiện đề tài, do những hạn chế về mặt thời gian và các yếu tố khách quan khác nên chỉ có 365 khách hàng được sử dụng cho việc nghiên cứu và kiểm định mô hình lý thuyết các yếu tố tác động đến đo lường khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Vietcombank Bình Dương. Nghiên cứu tiếp theo nên chọn mẫu với số lượng lớn hơn để khả năng khái quát cao hơn. Mặt khác, quá trình khảo sát chỉ tiến hành thu thập thông tin qua một số khách hàng nói chung chưa phân ra ở các đối tượng khác nhau… Đây là hướng nghiên cứu cho các đề tài tiếp theo.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Mục đích cuối cùng của việc thành lập mô hình hồi quy là xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương. Sau khi phân tích kết quả hồi quy ở chương 4, tác giả tiến hành nghiên cứu các nhân tố và giải thích mô hình. Ở chương cuối của bài luận văn này, để nâng cao tính ứng dụng của mô hình, từ kết quả của chương 4, tác giả đã đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao khả năng trả nợ của khách hàng, đồng thời với những hạn chế hiện đang tồn tại của mô hình, tác giả đưa ra hướng phát triển mới cho các công trình nghiên cứu sau này.

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)