Đánh giá chung hoạt động cải cách hành chính ở huyện Yên Dũng 1. Ưu điểm

Một phần của tài liệu Tieu luan cai cach hanh chinh (Trang 44 - 48)

Chương II THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở HUYỆN YÊN DŨNG GIAI

3. Đánh giá chung hoạt động cải cách hành chính ở huyện Yên Dũng 1. Ưu điểm

Công tác cảch cách hành chính đã được các cấp uỷ, chính quyền các cấp quán triệt, triển khai chỉ đạo thực hiện đồng bộ từ huyện tới cơ sở cán bộ, công chức, viên chức hiểu được ý nghĩa tầm quan trọng của công tác cải cách cải cách đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nhất là công tác cải cách thủ tục hành chính; các nhiệm vụ đẩy mạnh cải cách hành chính nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước được thực hiện đầy đủ; các thủ tục hành chính được công khai, minh bạch, cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” được thực hiện triệt để, đã phát huy tác dụng, đạt hiệu quả, tạo điều kiện cho các tổ chức, công dân, các nhà đầu tư và doanh nghiệp tiếp xúc với dịch vụ hành chính công. Bộ máy hành chính được tổ chức sắp xếp hợp lý, phân công rõ chức năng nhiệm vụ; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được nâng lên; hiệu lực quản lý điều hành của bộ máy quản lý Nhà nươc các cấp có chuyển biến tích cực; lề lối, tác phong, phương pháp làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan hành chính có

chuyển biến theo hướng gần dân hơn và có trách nhiệm với dân khi thi hành công vụ.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước đựơc xây dựng, bổ sung kịp thời, cụ thể từng nội dung; các thủ tục hành chính giảm về số lượng; cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” được các cơ quan, đơn vị triển khai nghiêm túc, đạt kết quả; các cấp đã đầu tư nâng cấp trang thết bị để nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” và nhiệm vụ cải cách hành chính; tự chủ về biên chế và khinh phí đã giúp cho các đơn vị chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao, sử dụng kinh phí thiết thực, hiệu quả. Nhiệm vụ thu, chi ngân sách hàng năm được công khai từ lập kế hoạch, giao chỉ tiêu và sử dụng ngân sách.

Công tác quản lý cán bộ, công chức được đổi mới; việc đánh giá trách nhiệm người đứng đầu và đánh giá cán bộ công chức được thực hiện nghiêm túc hơn, hiệu quả hơn; công tác tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng, quy hoạch sử dụng và luân chuyển cán bộ được công khai, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả của đội ngũ cán bộ, công chức.

Việc thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” đã góp phần thay đổi nhận thức và tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan hành chính các cấp, tăng cường cơ chế phối hợp giữa cơ quan hành chính nhà nước, góp phần làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa chính quyền và người dân, doanh nghiệp theo hướng phục vụ, tạo thuận lợi cho công dân và tổ chức khi đến giao dịch với cơ quan hành chính, với các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, mẫu biểu hóa góp phần tháo gỡ những vướng mắc trong giải quyết thủ tục hành chính các lĩnh vực quan trọng nhạy cảm đặc biệt như lĩnh vực lao động thương binh và xã hội, tài nguyên môi trường, xây dựng giảm thời gian, chi phí, đi lại cho công dân và tổ chức.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư nâng cấp đồng bộ theo hướng hiện đại, nâng cao tinh thần thái độ làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tham gia trong quy trình giải quyết thủ tục hành chính, giảm phiền hà, tiêu cực, đi lại của nhân dân; giảm đơn thư khiếu nại, tố cáo góp phần ổn định tình hình chính trị ở địa phương; thực hiện phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

3.2. Hạn chế, khó khăn

Công tác cải cách hành chính trên địa bàn tuy có chuyển biến nhưng chưa đạt yêu cầu, còn bộc lộ một số hạn chế là: chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức và công dân khi đến liên hệ giải quyết công việc; nhiều thủ tục hành chính còn rườm rà thiếu thống nhất gây phiền hà cho nhân dân. Thực hiện cơ chế “một cửa”

còn chậm. Trang bị cơ sở vật chất và phương tiện làm việc tại UBND các xã, thị trấn còn thiếu; chất lượng giải quyết công việc của một số cơ quan hành chính còn chậm, gây khó khăn cho người dân.

Tổ chức bộ máy hành chính còn có những bất cập, chưa hợp lý; việc giải thể, sáp nhập, rồi lại tách ra ở một số cơ quan, một số bộ phận chuyên môn đã gây sáo trộn, ảnh hưởng đến kết quả điều hành thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Trình

độ, kỹ năng quản lý Nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế, cơ cấu công chức ở một số cơ quan, đơn vị chưa hợp lý; số lượng cán bộ giỏi về chuyên môn còn ít, một số cán bộ công chức tinh thần trách nhiệm trong thi hành công vụ chưa đạt yêu cầu, có biểu hiện gây khó khăn, phiền hà cho các tổ chức và công dân khi giải quyết công việc, một số cơ quan, đơn vị còn coi nhẹ công tác cải cách hành chính.

Công tác tổ chức, thực hiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công còn chậm, khoán biên chế và kinh phí hành chính trong các cơ quan, đơn vị kết quả còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu đề ra.

Một số cán bộ, công chức có trình độ, kinh nghiệm còn hạn chế. Một số bộ phận cán bộ, công chức tinh thần trách nhiệm trong công việc, đạo đức công vụ chưa cao còn gây khó khăn phiền hà cho tổ chức, công dân khi đến liên hệ giải quyết công việc.

Cơ sở vật chất còn hạn chế nên đã ảnh hưởng tới hiệu quả công tác triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” hiện đại tại một số xã, thị trấn.

Việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính hiệu quả thấp, các cơ quan, đơn vị ít nhận được phản ánh kiến nghị mặc dù thủ tục hành chính còn vướng mắc.

Hoạt động soạn thảo, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động chuyên môn chuyên sâu, đòi hỏi phải tuân thủ các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân. Tuy nhiên hiện nay một số cán bộ lãnh đạo, chuyên viên thuộc một số cơ quan, đơn vị chưa nắm chắc các quy định của pháp luật nên quá trình tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện chưa thực hiện đúng yêu cầu của Luật về các bước trong quy trình soạn thảo văn bản.

Cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật: Hiện nay trên cổng thông tin điện tử của huyện, trang văn bản QPPL, công báo điện tử đã được cập nhật nhưng do điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất, trình độ sử dụng, khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ, công chức còn hạn chế nên việc khai thác dữ liệu còn gặp nhiều khó khăn. Đối với các cơ quan chuyên môn (phòng Tư pháp), UBND các huyện, các xã, thị trấn, việc xây dựng cơ sở dữ liệu văn bản QPPL điện tử chưa thực hiện được, hiện nay chủ yếu bảo quản và khai thác theo phương pháp thủ công trên các văn bản bằng giấy do đó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ triển khai thực hiện các hoạt động nghiệp vụ soạn thảo, thẩm định, kiểm tra, rà soát văn bản QPPL.

3.3. Nguyên nhân của hạn chế, khó khăn

Trong triển khai thực hiện tổng thể cải cách hành chính ở huyện Yên Dũng một số cấp uỷ Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở chưa vào cuộc quyết liệt thực hiện; các chủ trương đường lối đưa ra chưa sát với thực tế; nhiệm vụ cải cách hành chính là chủ trương lớn cần có sự vào cuộc của cả Hệ thống chính trị, đồng thời phát huy được sức mạnh tổng hợp toàn dân trên địa bàn cùng chung tay xây dựng

và thực hiện. Xong việc làm này thực tế chưa được tốt; công tác tuyên truyền chưa bám sâu vào các chủ trương của Đảng, Nhà nước các cấp, cách thức chưa được thường xuyên liên tục trong các cơ quan hành chính Nhà nước và toàn thể nhân dân với công cuộc cải cách hành chính; các cấp uỷ đảng, chính quyền, thủ trưởng một số cơ quan huyện, UBND xã, thị trấn chưa quan tâm đúng mức đến công tác cải cách hành chính. Một số cơ quan, đơn vị chưa thường xuyên quan tâm đổi mới lề lối, tác phong làm việc, nâng cao năng lực lãnh đạo, chưa phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ; chưa coi trọng đầy đủ, thường xuyên công tác quản lý, giáo dục cán bộ, công chức, viên chức. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức ý thức tu dưỡng, rèn luyện chưa tốt; trình độ, năng lực hạn chế, nhất là cán bộ, công chức có tuổi chưa qua đào tạo.

Nhận thức của lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị chưa đầy đủ về nhiệm vụ cải cách hành chính, chưa hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước, một số còn ngại thay đổi cách làm cũ, ngại va chạm, chưa tập chung chỉ đạo, hiệu quả thấp; Chưa đánh giá đúng ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kiểm soát thủ tục hành chính, hoạt động của bộ phận Một cửa, Một cửa liên thông ở cấp huyện và cấp xã, thị trấn dẫn đến chưa dành sự quan tâm đúng mức để chỉ đạo thực hiện. Nhận thức, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức còn hạn chế, chưa làm hết trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ. Trình độ lý luận và hiểu biết pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ còn thấp dẫn đến việc giải quyết công việc được Đảng, nhà nước giao cho rất hạn chế, chưa cập với xu thế phát triển nhanh, bền vững và toàn diện về mọi mặt đời sống xã hội; chưa làm tốt việc cán bộ, công chức, viên chức là công bộc của nhân dân.

Việc trang bị cơ sở vật chất, thiết bị làm việc phục vụ nhiệm vụ cải cách hành chính nâng cao năng lực hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước chưa được quan tâm. một số cơ quan chưa bố trí được phòng “một cửa” theo quy định; năng lực cán bộ công chức làm việc tại bộ phận “một cửa” còn hạn chế, cơ chế giám sát đánh giá, khen thưởng, xử lý trách nhiệm và chế dộ chính sách đối với công chức trong việc thực hiện cơ chế “một cửa” chưa đầy đủ.

Trong hoạt động của các cơ quan chuyên môn còn bộc lộ một số vấn đề cần chấn chỉnh như: Tham mưu, đề xuất biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội ở một số ngành có lúc, có nơi còn thụ động hoặc có đề xuất nhưng chưa sát với thực tế, tính khả thi thấp. Một số cơ quan chưa chủ động phối hợp trong công tác, còn có việc né tránh, hiệu quả công việc chưa cao. Việc bố trí nhân sự và kinh phí cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để thực hiện cơ chế Một cửa chưa thỏa đáng, ảnh hưởng đến chất lượng và hoạt động của bộ phận.

Chế độ chính sách của Nhà nước thường xuyên thay đổi do vậy ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện CCHC trong huyện, việc tổ chức triển khai thực hiện nhiều lúc còn chồng chéo; các thành viên Ban chỉ đạo cải cách hành chính chỉ hoạt

động theo hình thức kiêm nhiệm, không được đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, công tác chỉ đạo, đôn đốc nhiểu lúc không thực hiện được thường xuyên; việc bố chí, sử dụng cán bộ, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo chưa hợp lý, quy hoạch cán bộ làm hình thức chưa có cơ chế tạo động lực thúc đẩy thu hút sinh viên trẻ có triển vọng về công tác tại huyện; thời giờ làm việc chưa có cơ chế giám sát do vậy cán bộ, công chức, viên chức tranh thủ làm việc khác hoặc làm việc không hết công xuất theo quy định; chất lượng việc làm còn thấp, chưa có hiệu quả rõ rệt.

Chương 3

Một phần của tài liệu Tieu luan cai cach hanh chinh (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w