Chương II THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở HUYỆN YÊN DŨNG GIAI
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NĂNG CAO HIỆU QUẢ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
1. Cải cách thể chế và TTHC
UBND hyện tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác điều tra, khảo sát, tranh thủ lấy ý kiến đóng góp của cả Hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong huyện, từ đó hoạch định chính sách, định hướng và đưa ra các chủ trương, đường lối, phù hợp với sự chỉ đạo của Trung ương, của UBND tỉnh Bắc Giang; các nội dung chỉ đạo của UBND huyện phải bám sát với tình hình thực tế của huyện, xã, thị trấn trên địa bàn.
UBND huyện tiếp tục tập trung chỉ đạo, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo, điều hành thuộc thẩm quyền, sát với thực tế, trên cơ sở đó tạo bước đột phá trong cải cách hành chính của huyện Yên Dũng.
Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện, các xã, thị trấn rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành, loại bỏ những văn bản, những thủ tục hành chính không còn phù hợp; ban hành những văn bản, thủ tục mới, đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn huyện.
Rà soát, cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, trọng tâm là những thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác trong và ngoài nước để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút tối đa sự đầu tư của các doanh nghiệp và các công ty nước ngoài; giúp cho nền kinh tế phát triển nhanh theo hướng Công nghiệp hóa. Một số lĩnh vực trọng tâm UBND huyện cần tập trung chỉ đạo, điều hành là: đầu tư; đất đai; xây dựng; y tế; giáo dục; lao động, chính sách xã hội và một số lĩnh vực khác theo yêu cầu thực tiễn.
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn thực hiện nghiêm túc việc công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính đã được UBND tỉnh công bố ban hành kèm theo Quyết định số 50/2009/QĐ-UBND tỉnh Bắc Giang, bằng các hình thức thiết thực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước;
duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; đầu tư hiện đại hoá
một cửa điện tử giải quyết các TTHC bằng công nghệ thông tin, tạo môi trường lành mạnh, thông thoáng và có chất lượng các dịch vụ công cao.
Tăng cường đối thoại trực tiếp giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các doanh nghiệp, nhân dân trong huyện; Huyện ủy, UBND huyện tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc giao ban hàng tháng với bí thư các chi bộ, trưởng thôn, khu phố trên địa bàn huyện; hàng tháng công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị thuộc Huyện ủy, UBND huyện về dự sinh hoạt đảng nhật với các chi bộ cơ sở để kịp thời nắm bắt, tiếp thu những phản ánh kiến nghị của đảng viên và nhân dân theo sự chỉ đạo của Huyện ủy; tiếp tục công khai các chuẩn mực, các quy định hành chính để nhân dân giám sát việc thực hiện.
Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện, cấp xã theo thẩm quyền; kịp thời giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân theo thẩm quyền đạt 95% trở lên.
Năm 2014, tiến tới tổ chức thực hiện giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa liên thông điện tử hiện đại” bằng công nghệ thông tin các thủ tục hành chính giữa bộ phận một cửa huyện với bộ phận một của của 08 xã, thị trấn.
2. Đối với cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước
Xây dựng quy chế hoạt động của từng cơ quan hành chính Nhà nước thuộc UBND huyện theo Hệ thống ISO mới 9001-2008 đã được Chính phủ công bố áp dụng; quy định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm, của người đứng đầu khối các cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện; hàng năm Chủ tịch UBND huyện yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện, Chủ tịch UBND các xã, trị trấn đăng ký các nhiệm vụ trong tâm; trực tiếp đánh giá, xếp loại việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm vào cuối năm một cách nghiêm túc, khách quan; lấy sự hài lòng của nhân dân, doanh nghiệp về tinh thần, trái độ, trách nhiệm trong việc phục vụ nhân dân là tiêu chí đánh giá, xếp loại hàng năm; sắp xếp tinh giảm lại tổ chức bộ máy, xây dựng mối quan hệ, sự phối hợp nhịp nhàng trong giải quyết công việc giữa các cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị, xã hội cấp huyện; giữa cấp huyện với cấp xã, thị trấn, bảo đảm thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước theo nhiệm vụ và thẩm quyền, phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tăng cường tính đoàn kết, thống nhất trong nội bộ các cơ quan, đơn vị.
Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền cấp huyện, cấp xã, thị trấn. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức bộ máy và sắp xếp lại ban quản lý, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND huyện, nhất là các đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ công ở các lĩnh vực: đất đai của Phòng Tài nguyên và Môi trường, xây dựng của Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Ban Quản lý dự án Xây dựng; lĩnh vực y tế, giáo dục, dạy nghề trên địa bàn.
Triển khai hòm thư góp ý tại các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn để kịp thời tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của nhân dân; đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với các dịch vụ công về y tế, giáo dục theo quy định, từ đó đề ra các giải pháp thực hiện tốt hơn.
Tiếp tục bố trí đủ 01 công chức (phó Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện) phụ trách và 04 công chức, viên chức làm việc tại bộ phận một cửa huyện; đầu tư xây dựng, nâng cấp bộ phận Một cửa điện tử huyện để giải quyết hồ sơ cho công dân bằng phần mềm công nghệ thông tin hiện đại; thực hiện có hiệu quả, thực chất cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cấp huyện, cấp xã.
Thưởng xuyên chỉ đạo các cơ quan ban, ngành trong huyện thực hiện kiểm soát TTHC, đề nghị UBND tỉnh bãi bỏ các TTHC không còn phù hợp, gây cản trở cho tổ chức công dân thực hiện theo tinh thần Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 8/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát TTHC.
Chỉ đạo tổ chức rà soát, cải cách lại các TTHC liên quan đến cá nhân, tổ chức theo hướng gọn nhẹ, đơn giản; hàng năm đều có tỷ lệ giảm chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính với cơ quan hành chính nhà nước. Phấn đấu đến hết năm 2015, giảm được 1/3 thời gian giải quyết TTHC;
mức độ hài lòng của nhân dân và doanh nghiệp khi giải quyết thủ tục hành chính đạt mức trên 90%.
3.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
Việc Quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý phải được làm chuẩn mực, thường xuyên và có tính đến kế cận, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển và phục vụ nhân dân; có số lượng, cơ cấu hợp lý phù hợp với yêu cầu thực tiễn, chuyên nghiệp, hiện đại, đủ năng lực thi hành công vụ, đặc biệt đủ năng lực, trình độ tham mưu, xây dựng, thực hiện chiến lược phát triển nhanh, bền vững.
Thực hiện tốt các quy định về tuyển dụng đầu vào, bố trí, sử dụng quản lý cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với trình độ, năng lực và chuyên môn được đào tạo. Thực hiện thi tuyển, cạnh tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Tiếp tục thực hiện việc tuyển chọn CBQL các trường học, bí thư đoàn các xã, thị trấn nghiêm túc, khách quan; tiếp tục thực hiện Đề án của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc tổ chức cho cán bộ, công chức cấp xã lên học việc tại các cơ quan, đơn vị cấp huyện nhằm nâng cao năng lực, nghiệp vụ công tác cho cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện.
Xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên, tập trung phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan hành chính nhà nước, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ chuyên môn cao, có tính chuyên nghiệp, có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt. Phấn đấu đến năm 2015 chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên, 30% cán bộ chủ chốt cấp huyện được đào tạo sau đại học; 80 - 90% cán bộ chuyên trách và công chức xã, thị trấn có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, 100% cán bộ,
công chức có trình độ A về tin học, ngoại ngữ trở lên; 20% công chức, viên chức quản lý đơn vị sự nghiệp cấp huyện được đào tạo sau đại học, 100% có trình độ trung cấp lý luận chính trị, 100% viên chức có trình độ A về tin học, ngoại ngữ trở lên.
3.4. Cải cách tài chính công
Tiếp tục thực hiện và đổi mới việc giao chỉ tiêu biên chế và kinh phí cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; công khai, dân chủ hoá việc quản lý và sử dụng ngân sách. Tăng cường công tác xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp và dịch vụ công ở một số ngành, lĩnh vực như: giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao... động viên được đông đảo các tầng lớp nhân dân cùng đóng góp, chia xẻ nghĩa vụ tài chính với nhà nước, nhằm mở rộng và tăng cường khả năng phục vụ của các dịch vụ trên đối với nhân dân.
Thực hiện nghiêm túc Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí hành chính đối cơ quan hành chính sự nghiệp, các đơn vị trường học trên địa bàn.
UBND huyện thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành để thanh tra thường xuyên, liên tục; tăng cường kiểm tra đột xuất về việc thực thi nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; tăng thẩm quyền xử lý cho ban thanh tra huyện trong thanh tra việc quản lý sử dụng ngân sách Nhà nước ở các cơ quan, đơn vị cấp huyện, cấp xã, tập trung vào các lĩnh vực: xây dựng cơ bản, các chương trình dự án, đất đai, mua sắm tài sản công...hạn chế vi phạm, khuyết điểm.
3.5. Hiện đại hóa nền hành chính
Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính Nhà nước và Bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã, thị trấn. Phấn đấu đến năm 2015, 100% cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn kết nối đường cáp quang tốc độ cao để truy cập Internet, nâng cấp hệ thống trang thiết bị thông tin tương thích, đẩy nhanh quá trình xây dựng chính quyền điện tử.
Ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động phục vụ hành chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công.
Thực hiện giai đoạn 2 ứng dụng phần mềm một cửa điện tử nhằm cung cấp thông tin giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính tại cấp huyện, cấp xã. Đến năm 2015, trê 95% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính các cấp được thực hiện trên mạng điện tử; tiếp tục duy trì có hiệu quả trang thông tin điện tử huyện, duy trì 100% cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định;
cung cấp một số dịch vụ công tới người dân và doanh nghiệp.
Tập trung làm tốt công tác quy hoạch; đầu tư xây dựng công sở hành chính các cấp theo hướng tập trung, hiện đại đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài; sửa chữa khắc phục một số trụ sở cơ quan hành chính hư hỏng không đáp ứng
được yêu cầu hoạt động; mua sắm trang bị phương tiện làm việc đầy đủ, hiện đại, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đến liên hệ giải quyết công việc.
Thực hiện tốt và cụ thể hoá Quyết định số 23/2012/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước tại xã, phường, thị trấn, bảo đảm yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính nhà nước.