Bối cảnh lịch sử

Một phần của tài liệu Kinh tế đông nam bộ từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 23 - 31)

CHUÔNG 1 NHỮNG ĐIÈU KIỆN ĐẺ PHÁT TRIỂN KINH TÉ ĐÔNG NAM BỘ GIAI

1.3. Bối cảnh lịch sử

Trong giai đoạn từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX, bối cảnh lịch sử có những vấn đề nổi bật ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế ĐNB.

1.3.1. Quá trình xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn ỞĐNB

Từ đầu thế kỷ XVII, các chúa Nguyễn đã bắt đầu gia tăng ảnh hưởng trên vùng ĐNB.

Hành động đầu tiên là việc chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp Chey Chettha II (1618-1628). Hôn lễ này xuất phát từ việc ông vua Chân Lạp “đang tỉm sự yếm trợ của triều đình Huế nhằm quân bình với sức ẻp cùa Xiêm", còn về phía chúa Nguyễn thì

“cuộc hôn nhân ban đầu xem ra nằm trong chiến lược phòng thủ hon ìà tẩn công”, để rồi sau đó, bà Ngọc Vạn trở thành “Đệ nhất hoàng hậu Biên niên sử hoàng gia Chân Lạp gọi bà là Hoàng hậu Ang Cuv [79, 99]. Cuộc hôn nhân và mối quan hệ giao hảo tốt đẹp của Chúa Nguyễn và triều đình Chân Lạp chắc chắn đã mở ra cơ hội vô cùng thuần lọi cho lưu dân Việt trong việc tiến sâu vào vùng đất Nam Bộ. Và không lâu sau. năm 1623. vua Chân Lạp đã đồng ý nhượng vùng đất Mõ Xoài cho chúa Nguyễn để lập khu dinh điền. Người Việt đã có một vị trí dừng chân ờ địa đầu ĐNB để tù' đó lan tỏa đến các vùng đất liền kề khác của xứ Đồng Nai. Cùng năm 1623, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã xin đưọ'c lập đồn thu thuế trên vùng đất này tại hai vị trí nằm sâu trong nội địa, cách xa Mõ Xoài khoảng 100 cây số, đó là Prei Nokor (Ben Nghé) và Kas Krobei (Sài Gòn). Được chấp thuận, chúa Nguyễn đã cử quan thương chính đến đóng trụ sở và thu thuế thương chính tại hai vị trí đó [79, 102], Sau khi vua Chettha II mất vào năm 1628, vùng đất từ Krey Nokor trỏ' ra phía bắc đến biên gió'i Champa, bao gồm vùng TP. HCM, Biên Hòa, Bà Rịa ngày nay có nhiều người Việt đến sinh sổng [35,GI1]. Tuy nhiên, vùng đất ĐNB lúc này vẫn còn thuộc quyền quản lí của Chân Lạp và lãnh thổ Đàng Trong vẫn chưa vượt qua vùng Nam Trung Bộ. Cụ thể, năm 1611, dinh Phú Yên đu'Ọ'c thành lập với địa bàn tù' đèo Cù Mông đến núi Thạch Bi. Năm 1629, dinh Phú Yên đổi thành Trấn Biên (vùng đất biên viễn), lưu dân người Việt được tập họp thành lập thôn ấp, khẩn hoang ở vùng sông Đà Rằng (phía Nam Phú Yên hiện nay). Năm 1648, sau kill bắt được 3000 quân Trịnh, chúa Nguyễn đã đưa họ vào vùng đất từ Thăng, Điện đến Phú Yên, cứ 50 người làm một ấp. Năm 1653, sau khi dẹp yên cuộc nổi dậy của quân Chăm pa do Bà Tấm đứng đầu. địa bàn Đàng Trong được mở rộng bao gồm vùng đất phía đông sông Đà Rằng, thiết lập dinh Thái Khang gồm hai phủ Thái Khang và Diên Ninh (thuộc tỉnh Khánh Hòa ngày nay). Như vậy, cho đến giữa thế kỷ XVII, chính quyền chúa Nguyễn chỉ mới thiết lập bộ máy quản lí đến địa bàn tỉnh Khánh Hòa ngày nay. Còn toàn bộ quá trình khẩn hoang trên vùng đất ĐNB do những lưu dân người Việt trực tiếp thực hiện một cách tự nhiên dưới sự bảo trợ về mặt tinh thần của nhà nưó'c qua hai đồn thuế ở Sài Gòn và Bến Nghé.

Từ khi vua Chettha II mất, nội bộ vương triều Chân Lạp không còn yên ổn vì những cuộc tranh giành quyền lực liên tục trong hoàng tộc. Quan hệ giữa Đàng Trong và Chân Lạp có nhiều diễn biến phức tạp do các thế lực trong hoàng tộc người muốn dựa vào chúa Nguyễn để giành ngôi vua, người lại dựa vào Xiêm đế đối trọng với chúa Nguyễn trong việc ảnh hưởng ở Nam Bộ.

23

Nhìn chung, có thể nhận thấy sự suy yêu rõ rệt của triều đình Chân Lạp và ảnh hưởng của chúa Nguyễn ở vùng Nam Bộ ngày càng lớn.

Năm 1658, hai hoàng thân là So và Ang Tan dấy binh chống lại vua Nặc Ông Chân nhưng bị thất bại đã nhờ bà hoàng thái hậu Ngọc Vạn xin viện binh tù' chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn phái quân vào biển Bà Rịa, đánh bại quân Chân Lạp, bắt được vua Nặc Ông Chân đưa về Quảng Bình, hoàng thân So được đưa lên ngôi vua tức vua Nặc Nộn (1660-1675) [79, 107, 108]. Sự kiện này được Lê Quý Đôn (trong Phủ biên tạp lục và sử gia triều Nguyễn (Đại Nam thực lục và Gia Định thành thông chí) nhắc đến với kết quả là chúa Nguyễn tha cho Nặc Ông Chân, phong làm Cao Miên quốc vưong, luôn giữ đạo phiên thần và thường xuyên nộp cong [17, 109]. Tuy có sự khác nhau nhưng ý nghĩa của sự kiện 1658 đều cho thấy ảnh hưởng của chúa Nguyễn lên triều đình Chân Lạp rất lớn, điều này dẫn đến Chân Lạp không thể gây khó khăn cho quá trình định cư, khai khẩn đất đai ỏ' Nam Bộ cùa nguôi Việt.

Năm 1672, Nặc Nộn bị một người cháu là Chey Chettha III giết, em là Ang Tan chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn, sau đó Chey Chettha III cũng bị giết, em của Nặc Nộn là Nặc Ông Đài lên ngôi đã cho đắp lũy ở địa đầu Mồi Xuy (Mõ Xoài), chống lại chúa Nguyễn, chúa Nguyễn Phúc Tần đem quân đánh chiếm được lũy và cho đổi tên thành lũy Phước Từ, Nặc Ông Đà: bị chết, Ang Tan cũng bị bệnh chết, giao quyền binh lại cho Ang Non. Em của Nặc ông Đài là Ang Saur (Nặc Thu) đánh đuổi Nặc Nộn chạy sang Sài Gòn, Nặc Ông Thu làm vua Chân Lạp, được chúa Nguyễn phong vương, Ang Non làm phó quốc vưong đóng ở Sài Gòn, hàng năm triều cống.

Năm 1688, Hoàng Tiến giết Dưong Ngạn Địch, chiếm giữ Mỹ Tho, cưóp bóc các nơi.

không cho thương nhân qua lại. Vua Chân Lạp Nặc ông Thu cũng “đắp lũy, giăng xích săt, bè nối ngăn cửa sông, đóng thuyền chiến, đúc đại bác, ngăn cấm khách buôn” (18, 79]. Nặc Nộn báo tin lên chúa Nguyễn, chúa Nguyễn Phúc Trăn sai Phó tướng dinh Trấn Biên là Vạn Long hầu làm thống lãnh, đưa quân vào cửa biển Mỹ Tho, phá được quân của Hoàng Tiến, vua Chân Lạp lo sợ cho người sang cầu hòa, xin nộp cống phú, nhưng sau đó vẫn tiếp tục dựa vào thành lũy không chịu thực hiện cống nộp. Năm 1690, chúa Nguyễn cất quân đánh Chân Lạp, bắt vua Nặc Thu đem về Sài Gòn. sau đó Nặc Thu bị bệnh mất, Nặc Nộn cũng mất, các tướng tâu lên chúa Nguyễn rằng dòng đích của Chân Lạp không còn ai nên phong con của Nặc Nộn là Nặc Yem lên làm vua và đóng ở thành Gò Vách (Lovek) [17, 111]1. Từ năm 1697, không còn hiện diện chính quyền Chân Lạp ở Sài Gòn nữa [23, 57].

Khi thấy chính quyền Chân Lạp trên vùng đất ĐNB không còn nữa và sự cản trở của Chăm- pa đối với quá trình Nam tiên của Đàng Trong cũng được loại trừ, chúa Nguyễn quyết định khẳng định chủ quyền của mình đối với vùng đất này. Năm 1698, chúa Nguyễn cử Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Đồng Nai, ông đã cho lập Phủ Gia Định “láy đất Nông Nại làm huyện Phước Long, dựng nên dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Tran, moi dinh lập chức Lun thủ, Cai bạ và Ký lục đê cai trị. về vệ thuộc thì có hai ty Xả Lại để làm việc, quân binh

24

1 về sự kiện này, Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn ghi tương tự, còn Đại Nam thực lục chỉ ghi về việc hai tướng Vạn Long hều và Nguyễn Hữu Hào không quyết tâm đánh Chân Lạp nên bị bãi chức. Đến năm 1699 Nguyễn Hữu Cành và Trần Thượng Xuyên mới mang quân đi đánh Chân Lạp, năm 1700, vua Nặc Thu đầu hàng xin nộp cống, Nguyễn Hữu cảnh "báo tin thắng trận ròi lui quân đóng đồn ở Lao Đôi, kinh lí việc biên giới [65, 112], Năm 1704, con trai Nặc Thu là Nặc Thâm đánh đuổi Nặc Yem chạy sang Gia Định, chúa Nguyễn sai Nguyễn cửu Văn mang quân đánh sang Chân Lạp, Nặc Thâm và em trai bồ chạy sang Xiêm, Nặc Yem lạl trở VẾ thành La Bích (Gò Vách) [65, 118] thì cỏ thuộc bỉnh cơ đội thuyền thủy bộ và thuộc binh đế hộ vệ. Ngàn dặm đất đai, dãn hơn bôn vạn hộ, chiêu mộ lưu dân từ Bô Chính đến lập nghiệp, lập ra thôn xã phường ấp, phân định địa giới, ruộng đất, lập ra tô thuế, xây dựng đinh điền bạ tịch. Con cháu người Hoa nếu ở Trấn Biển được quy lập thành xã Thanh Hà, còn ở Phiên Trấn thì lập thành xã Minh Hương rồi cho phép vào hộ tịch [17, 112], Sự kiện này đã khẳng định chủ quyền của chúa Nguyễn trên đất ĐNB đã được xác lập, đồng thời, phản ánh thành quả khẩn hoang suốt thế kỷ XVII. đất đai được khai khẩn hàng ngàn dặm, dân cư hơn bốn vạn hộ.

Như vậy, đến cuối thể kỷ XVII, trên cơ sở sự có mặt ngày càng đông đảo của -lưu dân ngườ’ Việt và-sự mất khả năng quan lý của chính quyền Charr Lap, chính quyền chúa Nguyễn đã xác lập chủ quyền đối vó'i vùng ĐNB. Trong các thể kỷ XVIII và nửa đầu thể kỷ XIX, song song với việc xác lập chủ quyền đối với vùng Tây Nam Bộ, chúa Nguyễn và triều Nguyễn đã khẳng định chủ quyền đối vói miền ĐNB qua các chính sách mở mang đất đai, kết lập thôn xã, thiết lập đồn bảo và tập trung dân cư để bảo vệ vũng chắc các vùng đất biên viễn và hải đảo như vùng Tây Ninh, Quang Hóa, đảo Côn Lôn. Việc sớm thiết lập chủ quyền và bảo vệ vững chắc chủ quyền đối vói vùng ĐNB đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình khẩn hoang trên vùng ĐNB, tạo môi trường thuận lợi để phát triển các lĩnh vực kinh tể và đưa ĐNB trở thành trung tâm hành chính và giao thương. Ngoài ra, với việc đứng chân vững chắc ở ĐNB đã thúc đay và tạo cơ sỏ' đê chính quyền phong kiến chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn tiếp tục thúc đẩy quá trình khẩn hoang, xác lập và thực thi chủ quyền đối vó'i các phần đất còn lại ở Nam Bộ. Ngược lại, chính quá trình khai phá đất đai ở đồng bằng Sông Cửu Long và việc thiết lập sự quản lý trên toàn Nam Bộ đã có tác dụng kích thích sự phát triển của kinh tế ĐNB, nhất là thương nghiệp.

1.3.2. Một số chính sách kinh tế của chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn ở ĐNB

Trong giai đoạn tù’ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX, chỉnh quyền phong kiến chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn đã có một số chính sách kinh tế đối vó’i vùng ĐNB. Có thể kể đến một số chính sách tiêu biểu như:

Thứ nhát, chúa Nguyễn và triều Nguyễn đều ban hành các chỉnh sách thúc đẩy khán hoang-. Trước năm 1698, tuy chưa có những chủ trương khẩn hoang cụ thể nhung thông qua một số biện pháp cụ thể, các chúa Nguyễn đã thúc đẩy quá trình khẩn hoang ở ĐNB: Việc thiết lập đồn binh, lập khu dinh điền (1623) đã đánh dấu một địa điểm thuận lọi đế người Việt đẩy nhanh việc định cư khi có sự bảo trợ của nhà nước. Tiếp đó, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần, đồn binh ở Sài Gòn được cũng cố sai tướng vào khai thác phong cương ở nơi bằng phăng rộng rãi, tức là cho chợ Điều Khiển ngày nay, xây cất đồn dinh làm chỗ cho quan Tổng tham mưu cư trú, lại đặt dinh Tán Thuận, tức nay là Lân Tân Thuận, có cất nhà thự cho các quan Giám quán, Cai bộ và Kỷ lục ở, lại có quân trại hộ vệ, ngăn ra tùng khu rào, ngoài ra thì cho dân trung chiếm chia lập làng xóm phổ chợ" [17, 216]. Năm 1679, chúa Nguyễn đã cho phép nhóm người Hoa do Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch dẫn đầu đến định cư ở Nam Bộ. Tướng Trần Thưọng Xuyên

25

đem binh thuyền vào của biển cần Giờ, đến định cư ở đất Bàn Lân (vùng cù lao Phố), lập thành phố chợ, buôn bán tấp nập. Sự có mặt một số lượng lớn lưu dân người Hoa trên vùng đất Nam Bộ đã góp phần thúc đẩy nhanh hon nữa công cuộc khẩn hoang từ cuối thể kỷ XVII. Với việc định cư cùng lúc của 3000 người Hoa ở Cù lao Phố và Mỹ Tho đã tăng nhanh số lượng dân cư của Nam -Bộ-trong bểi cảnh-đấtrộngngườrthưa. làm chơ những, V ùng dât này bớt phàn hoãũg vắng. Thêm vào đó, các tướng thần nhà Minh còn đóng vai trò tai mắt của triều đình chúa Nguyễn trông coi quá trình khai khẩn ỏ’ những nơi này. Ngoài ra, vói sở trường buôn bán, người Hoa đã nhanh chóng thích ứng với môi trường sống để mở cửa hàng, lập chợ, đóng vai trò trung gian trong việc trao đổi hàng hóa, giúp những nông dân Việt khai hoang có cuộc sống ổn định trên vùng đất mới.

Đến năm 1698, với việc lập Phủ Gia Định là sự kiện đánh dấu chúa Nguyễn chính thức thiết lập đon vị hành chính trên vùng đất ĐNB và nêu rõ chủ trương đẩy mạnh khẩn hoang Nam Bộ:

“chiêu mộ lưu dân từ châu Bổ Chính đến lập nghiệp, lập ra thôn, xã phường ấp, phân định địa giới, ruộng đất, lập ra tô thuế, xây dụng đinh điền bạ tịch .

Nửa đầu thể kỷ XVIII, chúa Nguyễn có một số chính sách có tác dụng thúc đẩy quá trình khẩn hoang ở ĐNB như: Năm 1711, chúa sai lại tỳ Thuận Đức sang Chân Lạp chiêu tập người Việt xiêu tán về nước sinh sống, Phó tướng Nguyễn Cửu Văn thường bắt họ làm việc riêng đã bị chúa trách mắng, ra lệnh cho hai dinh Trấn Biên và Phiên Tran rằng 'phàm dân lun tản mới trở về thì chia ruộng đẩt để thiết lập thôn phường, tha các thứ binh đao tô thuế trong ba năm, do đó dân đều yên nghiệp làm ổ/?” [65, 127]. Có lẽ chúa Nguyễn lo ngại cho cuộc sống làm ăn của người Việt trên đất Chân Lạp trước những biến động chính trị thường xuyên ỏ' đây, đổng thòi cũng muốn bộ phận lưu dân này về nước để góp sức thúc đẩy nhanh quá trình khai hoang trên vùng đẩt ĐNB.

Một điểm đáng chú ý nữa khi bước sang thế kỷ XVIII, đó là chúa Nguyễn chú trọng tạo ra một môi trường chính trị thuận lợi cho quá trình khai phá đất ĐNB. Sau khi chủ quyền trên vùng đất này đã xác lập, quân đội chúa Nguyễn luôn được lệnh chú trọng trước hết đến việc bảo vệ đất và dân cư vùng này hơn là can thiệp đến nội bộ Chân Lạp. Không ít lần triều đình Chân Lạp có nội chiến cầu cứu. chúa Nguyễn đều tỏ ý với cận thần giữ hòa khí, không can thiệp, không đem quân ủng hộ phe này trấn áp phe kia như trước, mà chủ trọng bảo vệ vững chắc vùng đất đai mà lưu dân đã dày công khai khẩn. Năm 1711, Nặc Thâm từ Xiêm về uy hiếp Nặc Yem, Nặc Yem cho người cầu cứu, chúa Nguyễn giao cho Nguyễn Cửu Văn và Trần Thưọ'ng Xuyên lựa cách ứng phó để Nặc Thâm bỏ mối thù mà Nặc Yem được bảo toàn mới là thượng sách. Năm 1714, quân Nặc Thâm lại bao vây đe doạ Nặc Yem. Khi các tướng đem việc báo lên, Chúa trả lời rằng “vz'ểc ở ngoài biên khôn ủy cả cho hai khanh. Phải xét nên đảnh hay nên giữ sao cho yên nơi phiên phục” [65, 131]. Trong lúc chú trọng phòng vệ trên vùng đất mới này, các chúa Nguyễn đã tận dụng sự suy yếu không tránh khỏi của Chân Lạp để thu phục các vùng đất còn lại ỏ’ Nam Bộ.

Năm 1753, vùng ĐNB đã tiếp nhận một bộ phận ngưò'i Chăm lưu tán gồm 5000 người được Nguyễn Cư Trinh tập họp đưa về định cư dưó'i chân núi Bà Đen (Tây Ninh). Những người này đã cùng vớLlưu dân ngườLViệt khai khẩn đất đai và giữ yên vùng đất biên viễn cua Đàng Trong.

26

Theo Lê Quý Đôn, nhằm đẩy mạnh việc khai hoang ở Nam Bộ, chúa Nguyễn đã "chiêu mộ dân có vật lực ở xứ Quảng Nam, các phủ Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quỵ Nhon cho dời tới ở đây, phát chặt, mờ mang, hết thảy thành bằng phăng, đất nước màu mỡ, cho dân tự chiếm trồng cau và làm nhà cửa. Lại thu con trai con gái người Mọi ở đầu nguôn đem bản làm nô tỳ (người đen tóc quăn là mọi thực giá tiền 20 quan, hơi trắng giá tiên chỉ hon 10 quan, cho tự lay nhau, sinh đẻ nuôi nóng thành người, cày ruộng làm nghê nghiệp, do đó mà thóc rất nhiềừ' [18, 443] . Như vậy, ngoài chủ trương chiêu tập dân tù' Bổ Chính đến khai khẩn đất đai, lập thành thôn xã được nói đến khi lập Phủ Gia Định (1698) thì đến thế kỷ XVIII, nhà nước khuyến khích nhũng người giàu có dùng tiền bạc mua nô tỳ đưa đến khai phá các vùng đất còn hoang vu ở Nam Bộ.

Cuối thế kỷ XVIII, sau khi làm chủ Gia Định, Nguyễn Ánh thấy được vai trò của vùng đất Gia Định trong quá trình giành lại vương quyền nên đã quan tâm quản lý và thúc đây hơn nữa quá trình khân hoang những vùng đất còn hoang hóa ở Nam Bộ nói chung và ĐNB nói riêng. Từ năm 1789, để giải quyết tình trạng thiếu thóc gạo trong dân gian và chuẩn bị quân lương, Nguyễn Ánh chú trọng chính sách khẩn hoang, mở mang nông nghiệp. Nguyễn Ánh bổ nhiệm 12 điền tuấn quan giao về 4 trấn Phiên Trấn, Trấn Biên, Vĩnh Trấn, Trấn Định, chuyên trách việc đôn đốc binh lính và dân thường khẩn hoang ở các địa phương. Năm 1790, bắt đầu áp dụng chính sách sử dụng binh lính khan hoang lập đồn điền, lúa giống, trâu cày và dụng cụ làm ruộng đều được quan cấp, lúa thu hoạch bở vào kho (kho tích trữ hay kho đồn điền). Ban đầu là đồn binh Vàm cỏ (Gia Định) đến năm 1791. áp dụng hình thức này ở Bà Rịa, Đồng Môn. Chính sách này tiếp tục được triều Nguyễn thi hành ở một số nơi ở Nam Kỳ, vói hai hình thức phô biến nhất là loại đồn điền do binh lính và tù phạm lập ra và loại đồn điền do lưu dân tập họp nhau khai khẩn được.

Trong những sắc dụ về việc khẩn hoang của triều Nguyễn vào nửa đầu thế kỷ XIX, thường thay nhắc chung đến toàn khu vực Nam Kỳ. Trong đó, nhà nước khuyến khích nhân dân khai hoang bằng nhiều hình thức như cho vay thóc giống, điền khí rồi giao ruộng hoang cho cày cấy, hoặc khuyến khích dân thường làm đơn khai khẩn những đất đai còn bỏ hoang, đất đai đó khi thành mộng được cấp làm tư điền [Hội điển, 144], Sau khi đã thực hiện xong việc đạc điền ờ Nam Kỳ, nhận thấy đất Biên Hòa còn nhiều nơi hoang hóa, tháng 6-1837, vua Minh Mạng xuống dụ

“hạt Biên Hòa rất là rộng rãi. Trong đó nguồn lợi về đất so vói các tỉnh ỏ' Nam Kỳ cũng chả kém lắm, thê mà những đất cấy lúa được, chưa khai khấn hết, những người lêu lông chưa về làm ruộng hết, vì thể cho nên tô thuế thu được trong 1 năm không đủ chi tiêu 1 năm, trước đã theo lời bàn của đình thần, do quan sở tại, đều chiếu ruộng đất bỏ hoang trong hạt, khuyên dạy dân trồng trọt, đặt làm phép xét công, thể mà hạt ấy gần đây, việc báo cáo về khẩn hoang lại vẫn lặng ngắt”, rồi giao cho quan bố chính, án sát phải “từ nay phải sức rõ cho dân trong hạt, đều chiếu đất bỏ hoang, không cứ ở vào xã thôn nào đều được đến quan bảo xỉn khai khấn, vể canh ngưu, điển khí cũng như thóc giong, có người nào mà không đủ, thì lay của công cấp cho. Cuối năm đem sổ ruộng đã khai khấn ấy báo lên bộ, 6 năm thành ruộng thực, theo lệ bat đầu thu thuế ” [69, 103]. Ngoài ra, dưới triều \ma Minh Mạng, nhà vua còn có những chỉ dụ cụ thể để thực hiện việc khai khẩn và quản lý các vùng đất Tây Ninh, Côn Lôn và Xích Lam mang lại kết quả đáng kể.

27

Một phần của tài liệu Kinh tế đông nam bộ từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 23 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w