CHƯƠNG 2 KINH TÉ NÔNG NGHIỆP ĐNB TỪ THẾ KỶ XVII ĐÉNKINH TÉ NÔNG NGHIỆP ĐNB TỪ THẾ KỶ XVII ĐÉN
2.3. Một số nhận xét về kinh tế nông nghiệp ĐNB tù’ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX
Trước hết. kinh tế nông nghiệp ĐNB từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX mang tính đa
65
dạng. Tính đa dạng của nông nghiệp ĐNB gắn liền với điều kiện đất đai của vùng. ĐNB không chỉ có đất phù sa dọc theo các nhánh sông Đồng Nai, sông Sài Gòn được gọi là thảo điền, điền tô điền, mà còn có một diện tích lớn đất giồng cao, đất ven rừng đưọc gợi là son đỉềivthocãnlĩ.
Do đố. canh tác đất dai õ’ ĐNB cũhg đa dạngr Bén _ canh, loại hình canh tác cây lúa trên thảo điển, son điển, còn có các loại cây trồng khác— như mía, dâu, khoai đậu, cau, trầu, thuốc lá, đậu phông. Tuy diện tích ruộng đất chủ yếu là trồng lúa nhưng có thể thấy ĐNB không phải là vựa lúa lớn, vì diện tích trồng lúa ở tỉnh Biên Hòa và hai huyện Bình Dương. Tân Long của tỉnh Gia Định nếu so vó'i các huyện Tân Hòa, Thuận An. Phước ĩ ộc Ịyữnglhuộc imh Gia Địiiỉrnhưng nay thuộc miền Tây Nam Bộ) thì chỉ chiếm một tỷ lệ không đáng kể (23%), đồng thời hiện tượng sở hữu ruộng đất lớn ở ĐNB không nhiều, mà phổ biến là sở hữu vừa và nhỏ nên việc sản xuất lúa như mô tả của Lê Quý Đôn “mỗi nhà điền nô hoặc đến 50, 60 người, trâu bò hoặc 300, 400 con, cày bừa, gặt hái rộn ràng không rẽr có lẽ không phổ biến ở ĐNB.
Bù lại ĐNB có diện tích thổ canh thích hợp với nhiều loại cây trồng và không ngừng được mỏ' rộng. Chính nền nông nghiệp đa dạng và hình thành những vùng chuyên canh khác nhau tạo điều kiện cho sự hình thành các ngành nghề thủ công, thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
Thứ hai, nông nghiệp ĐNB sóm phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong điều kiện quá trình khai phá đất đai vẫn được xúc tiến không ngừng, vói một nền nông nghiệp đa dạng và tập trung thu hoạch vào cuối năm, người nông dân không có thói quen tích trữ lương thực “từ khi cỏ Gia Đỉnh, dãn ở xứ ẩy chưa từng lấy sự chứa thóc làm lợi”. Bên cạnh đó, nhiều nông sản ở ĐNB làm ra không phải để chi dùng trong gia đình mà phục vụ cho các nghề thủ công như mía, dâu, thuốc lào, đậu phông nên sau khi thu hoạch thường đưọ'c bán cho những người có nhu cầu để làm đuờng, dệt vải, ép dầu. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp đã thúc đẩy quá trình khai hoang, mở rộng diện tích canh tác để tăng sản lượng, do đó, hiện tượng người nông dân vừa có ruộng đất trong thôn xã, vừa có ruộng đất ở những nơi khác khá phổ biến. Đồng thòi, thúc đẩy nhu cầu trao đổi, mua bán, sau khi người nông dân bán nông sản, họ có nhu cầu mua sắm các sản phẩm phục vụ sản xuất, tiêu dùng. Từ đó, kích thích sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp. Ngoài ra, kinh tế hàng hỏa-cũng anh hưởng lớn đến tư duy kinh tế của cư dân. Dù làm nông nghiệp nhưng người nông dân cũng sớm làm quen vói quan hệ tiền tệ nên trong sản xuất đòi hỏi họ phải biết tính toán, hạch toán kinh tế để có lợi nhuận. Điều này dẫn đến một đặc điểm của con người ĐNB là sự nhạy bén trước những thay đổi cúa tình hình kinh tế nói riêng và sự thay đối của thời cuộc nói chưng, không bảo thủ và chịu sự ràng buộc của những quan điềm cứng nhắc.
Thứ ba, kinh tế nông nghiệp gắn liền với vai trò cùa người Việt trên vùng đất ĐNB. Từ thế kỷ XVII, người Việt đã đến sinh sổng ở vùng ĐNB và liên tục trong hon hai thế kỷ, quá trình khẩn hoang được xúc tiến nhanh chóng. Dưới áp lực cũa cuộc sống mưu sinh ở miền Bắc và miền Trung, khi vào ĐNB, trong hoàn cảnh nhà nước
nhàn còn nhiêu, người Việt đã
có măt trên hầu hết các vùng đất ờ ĐNB. sinh sống bằng nhiều nghề khác nhau, từ làm ruộng, đánh bắt hải sản cho đến làm nghề thủ công, khai thác lâm sản, nhưng tập trung nhất vẫn là kinh tể nông nghiệp.
66
Với kinh nghiệm cải tạo và canh tác đất đai ở quê nhà, người Việt không những nhanh chóng khai phá các vùng đất ven sông để trồng lúa, mà họ còn tiến lên những vùng đất khô ven rừng núi để khai phá và trồng khoai— đậu. Người Việt cũng là lực lượng chính khai phá đất đai trên đao Côn Lôn vó'i số lượng binh dân năm 1840 là 205 người, diện tích khai phá là 150 mẫu đất vườn, 8 mẫu trồng cau. Thống kê của chính quyền nhà nước phong kiến cho thấy từ cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX (1847), số dân đinh đã tăng lên 4 lần, diện tích đất đai đã khai phá lên tới gần hai trăm ngàn mẫu, gấp 63 lần. Trong quá trình này, cuộc sống cộng cư của người Việt và các tộc người khác trên vùng ĐNB tuông đối hòa họp.
ỈIọ có thế cùng sinh sống, khai thác nguồn lọi cùng các tộc người khác ở vùng Quang Hóa, Tây Ninh, Long Khánh, hoặc cũng có thế chia nhau ra những địa bàn khác nhau để khai phá đất đai.
Trên cơ sở sự định cư ngày càng đông đúc của người Việt và những thành quả đạt được trong kinh tế nông nghiệp trên vùng ĐNB, nhà nước phong kiến chúa Nguyễn đã từng bước xác lập và khẳng định chủ quyền trên vùng đất mới. Đồng thời, đây cũng là điều kiện thuận lọi cho sự phát triển cùa nghề thủ công và thương nghiệp. Ngoài ra, những thành quả khẩn hoang và phát triển nông nghiệp cùa người Việt cũng là môi trường thuận lợi để người Hoa có điều kiện phát triển buôn bán, xây dựng phố xá.
Tiểu kết chuông 2
Trong giai đoạn từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX, kinh tế nông nghiệp ở ĐNB đã phát triên vói những đặc điểm tiêu biểu.
Trước hết, quá trình khai khẩn đất đai được xúc tiến liên tục, diện tích đất đai không ngừng được mở rộng. Từ chỗ là một_v.ùng hoang vu,_dân cư tliưa thớt, quá trình khai khẩn đất đai được bắt đầu từ những vùng đất ven sông, màu mõ’, rồi đến những vùng đất giồng cao hơn và tiếp tục với vùng đất đỏ, đất xám ven rùng núi. Quá trình khai phá đất đai được tiến hành dưới nhiều hình thức do người lưu dân tự phát tiến hành ở khắp nơi hoặc được nhà nước tô chức dưói hình thức đồn điền ở những nơi xa xôi.
diều kiện khai phá khó khăn, vời sự tham gia của nhiều tầng lóp nhân dân. từ những người nông dân nghèo khổ, đến những người có vật lực, từ những người nông
dân tình nguyện đăng kí khai hoang, lập sản nghiệp đến những binh lính đưọ'c điều động, tù phạm bị quản thúc. Trên cơ sở thành qua khẩn hoang của lưu dân trên vùng ĐNB, nhà nước phong kiến đã từng bước xác lập chủ quyền, tổ chức quản lý phù họp vói thực tế lịch sử. Trong quá trình đó, vùng ĐNB vừa đóng vai trò trung tâm chính trị của ca vùng Nam Bộ, vừa là cầu noi thuc“đẩy quá trìhĩrkhẩn hoangTphatTfienTinh tế ờ miền Tây Nam Bộ._____________________________________
Quá trình khai phá đất đai cũng hình thành nên những đặc điểm riêng của sở hữu đất đai ở vùng ĐNB. Cũng giống như đặc điểm sở hữu đất đai của Nam Bộ, ở ĐNB sở hữu ruộng đất tư nhân chiếm ưu thế, với 98,4% ơ Gia Định và 93,4% ớ Biên Hòa. Đặc điếm này xuất phát từ điều kiện lịch sử của quá trìrứi khẩn hoang, trong hoàn cánh đất đai còn hoang vu, chưa có sự quản lý cúa nhà nước, quá trình khẩn hoang diễn ra một cách tự động và tự phát, sau khi nhà nước đã tổ chức quản lý, đế khuyến khích hoạt động khai phá đất đai, nhà nước phong kiến đã thực hiện chính sách tạo điều kiện cho sở hữu ruộng đất tư nhân phát triển. Một điểm đáng chú ý là hình thức sơ hữu ruộng đất lớn ở ĐNB không phổ biến, thay vào đó là sở hữu vừa và nhỏ, trong đó hương chức thôn xã thường không có hoặc có rất ít ruộng đất. Tuy không nhiều nhưng ở ĐNB vẫn tồn tại các loại hình ruộng đất công và nửa công nửa tư, trong
67
đó chính sách tăng cường ruộng công của triều Nguyễn được thực hiện một cách linh hoạt, phù họp thực tế đặc diêm ruộng đất của vùng và đã có tác dụng nhất định.
Bên cạnh đó, hoạt động thủy lọi và canh tác đất đai đã hình thành một nền nông nghiệp đa dạng, phát triển theo hướng sản xuẩt hàng hóa. Là một vùng đa dạng về đất đai, ĐNB sớm trỏ' có nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cầy trồng tương ứng với mỗi loại đất. Bên cạnh cây lúa được trồng trên phần lớn diện tích ruộng đất gần nguồn nước. ĐNB cũng hình thành những vùng chuyên canh cây hoa màu và cây trồng cung cấp sản phẩm cho nghề thù công.
68
CHƯƠNG 3