Phuong thức khẩn hoang

Một phần của tài liệu Kinh tế đông nam bộ từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 42 - 56)

CHƯƠNG 2 KINH TÉ NÔNG NGHIỆP ĐNB TỪ THẾ KỶ XVII ĐÉNKINH TÉ NÔNG NGHIỆP ĐNB TỪ THẾ KỶ XVII ĐÉN

2.1.3. Phuong thức khẩn hoang

Có hai hình thức khẩn hoang ở ĐNB. Một là luu dân tự phát tìm đến vùng đất này chủ yêu bằng đường biển (đi bằng thuyền vào cửa cần Giờ, Gành Rái) hoặc đường bộ (qua đất cũ của Chăm-pa, vào Biên Hòa). Trong suốt thế kỷ XVII, quá trình di dân, khẩn hoang hoàn toàn tự phát dưới áp lực của chiến tranh, nạn bắt lính và thuế khóa nặng nề ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong. Mặc dù tư liệu của Lê Quý Đôn có nhắc đến vào năm 1669, chúa Nguyễn Phúc Tần quy định "Neu có người đem sức mình ra khai phả những chỗ rừng rú bỏ hoang thành ruộng khai ra thì cho làm ruộng tư, nhà nước thu thóc tô, xã ấy không được tranh chia, lấy thế làm lệ vĩnh viễn ” [18, 161, 162], nhưng đây là chủ trương khẩn hoang chung cho cả Đàng Trong, vốn lúc đó vần còn những vùng hoang vu nằm rải rác nhiều nơi ở xứ Thuận Hóa và Quảng Nam. Từ. cuối thế kỷ XVII, nhà nước phong kiến có chủ trương chiêu tập dân cư từ miền Trung vào khai hoang Nam Bộ nhưng việc tổ chức, quản lý quá trình khẩn hoang chưa được thực hiện chặt chẽ.

Trịnh Hoài Đức nhận xét “Đất Nông Nại xưa vốn nhiều dằm ao rừng rú, buôi đầu mới lập ra ba dinh, mộ dân đến lập nghiệp, phép tắc hãy còn khoan dung giản dị. ('ẻ khi đất & hạt Phiên Trấn mà lụp thưể o hạt Trấn Biên, và ngược lại đất ở hạt Tran Biên mà trung thuế ở Phiên Trấn ấy là tùy theo lòng dân,

không hê ràng buộc, cốt sao khiến dãn khai hoang mở đất cho thành ruộng, lập nên thôn xã mà thôi”[Vl, 115], Ngay cả giai đoạn tò cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, khi việc tổ chức quản lý hành chính ỏ’ Nam Bộ đã được Nguyễn Ánh và triều Nguyễn chú trọng thì quá trình di dân tự phát đến vùng đất này vẫn tiếp tục diễn ra nhằm giải quyết nhu cầu bức thiết về ruộng đất đối vói nguời nông dân miền Bắc và miền Trung.___________________________ __________________________

Thông thường, người nông dân đến Nam Bộ theo tùng nhóm, là thành viên lao động chính trong vài ba gia đình có quan hệ anh em, họ hàng hoặc cùng quê hương. Khi tới nơi, họ tự chọn một vùng đất hoang, tìm chỗ cao ráo dựng chòi lá rồi vừa dựa vào thiên nhiên để duy trì cuộc sống, vừa phát cỏ, gieo lúa. Theo thời gian, sổ người đến ngày càng tăng lên, đất hoang được khai phá đã liền nhau thì lập thành lân, điểm. Thành quả khẩn hoang mang dấu ấn tập thể nhóm người, nên sau này trong Địa bạ triều Nguyễn, hiện tượng một thửa đất thuộc sở hữu của nhiều chủ là khá phổ biến. Bên cạnh đó, có những

người đến sau khi quanh vùng không còn đất đai hoang nhàn thì chọn chỗ đông đúc để cư ngụ rồi tìm đất hoang ở những nơi khác mà khai khẩn, hoặc một số gia đình đã có ruộng đất ở thôn xã này nhưng vẫn tận dụng thời gian nông nhàn và sức lao động sẵn có đi tìm và khai khẩn đất hoang ở thôn xã khác. Do đó, trường hợp nhiều người sống ở vùng này nhưng đất đai lại ở một vùng khác, có khi thôn ấp chỉ là nơi cư ngụ, còn hoạt động sản xuất hoàn toàn diễn ra ở một nơi khác. Tất cả đất đai đã khai phá đều thuộc sở hữu của người đã có công kliai phá, tùy vào khả năng của các gia đình và thòi điểm họ đến mà diện tích sở hữu là nhiều hay ít. Trước khi đạc điền được thực hiện ở Nam Bộ (1836), nhà nước phong kiến chỉ dựa vào số liệu khai báo của người nông dân để đánh thuế. Sau khi đo đạc và lập địa bạ, ở hai tỉnh Biên Hòa và Gia Định, tỷ lệ diện tích đất đai trong các thôn xã chênh lệch nhau rất lớn. Có những xã thôn diện tích đất canh tác hàng ngàn mẫu, nhưng ngược lại có thôn xã rất ít hoặc không có đất canh tác, dân trong thôn phải đi thuê ruộng ở làng khác (phụ canh), lý trưởng phải đứng ra kê khai đất vườn và nhà ở thay cho xã dân khi lập địa bạ.

Hai là, hình thức nhà nước tập họ-p binh lính, tù phạm, nông dân thành tùng đội, giao đất hoang và nông cụ cho khai hoang, lập đồn điền, được áp dụng từ cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, Vói loại đồn điền do binh binh lính và tù phạm-khai khấn, sau khi thành ruộng thì lương thực thu được nộp vào kho đồn điền để nuôi quân và tù phạm. Khi binh lính và tù phạm mãn hạn đi lính hoặc chịu án thì ai tình nguyện ở lại làm ruộng sẽ được chia ruộng đất làm tư điền, nếu muốn về quê thì có thể bán ruộng cho dân sở tại (theo chỉ dụ của vua Minh Mạng tháng 6-1840). Còn loại đồn điền do nông dân-đượe-nhà-mướe-tập hợp, cấp cho thóc giống, nông cụ, trâu cày, và~ giao cho những vùng đất hoang để khai khẩn, đến mùa thu hoạch thì nộp thóc theo lệ quy định, trả lại thóc giống, điền cụ, trâu cày, sau khi thành ruộng thì chịu thuế (theo chủ trương của Nguyễn Ánh năm 1790). Hình thức đồn điền tỏ ra rất hiệu quả vì tận dụng được sức lao động của binh lính lúc việc quân nhàn rỗi, tạo môi trường cải tạo hoàn lương cho tù phạm, vừa giải quyết nguồn lương thực và nhất là có thể nhanh chóng khai hoang trên một diện tích lớn, điều kiện khai hoang khó khăn.

ơ ĐNB. tù’ năm 1791. đồn điền sử dụng binh lính-đưọc lập ở ven sông-Vàm-CỎ và Bà Rịa. Đồng Môn. Trong nửa đầu thế kỷ' XIX, chủ trương lập đồn điền đã góp phần quan trọng vào việc khai phá vùng biên cương, hải đảo (Tây Ninh, Côn Lôn) hoặc những nơi đất đai ít thuận lọi cho trồng trọt (Xích Lam) vốn là nhũng nơi mà sức lực c-ứa mật vài hộ lưu dân khó lòng thực hiện được. Năm 1~8TT với I quản vệ.

1 quản cơ, 150 binh lính được giao quản thúc tù phạm, nhà nước cấp cho thóc giống, trâu cày, đồ làm mộng đã khai khẩn vùng đất Xích Lam (Biên Hòa). Tháng 2-1840, Bố chính Biên Hòa Phạm Duy Trinh báo cáo đã khai khẩn được 300 mẫu, thóc thu hơn 4600 hộc [69, 666]. Ờ Côn Lôn, thảng 4-1840, sau khi xem xét tình hình số lượng dân đinh có hơn 200 người, biền binh trú đóng hơn 50 người, vua Minh Mạng sai xét lại các tù phạm, ai tội nhẹ lại biết yên phận giữ phép thì lấy 200 người giũ lại làm đồn điền, còn ngưò'i già, trẻ em đưa về đất liền, tù phạm vốn tính hung ác, không tiện tha ra thì đưa đi các đồn trạm hoặc sáp nhập vào các thôn xã, không cho tụ họp thành đàn [69, 711], Tháng 10- 1840, tỉnh thần Vĩnh Long báo cáo “Bỉnh dân ở đảo Côn Lôn thuộc hạt ấy, sô người khá nhiều (205 người), cùng với số tù phạm tiết thứ phát vãng đên (210 người)... binh dãn trước đã khai khẩn thành điền là 150 mẫu, đất vườn, trồng cau hon 8 mâu, đất trồng khoai đậu hon 21 mau. về tù phạm mới khẩn thành điền hon 23 mẫu” [69,

839]. Ở Tây Ninh, tháng 4-1843, nhà nước “chiêu tập những dân đinh vì SỌ' (chiến tranh) mà lưu tán, nhũng người ký ngụ mà chưa vào so, cùng những quân tron di, những kẻ bị tội lỗi, đều cho ra thú sẽ tha tội cho, chia thành từng ấp, từng lân, cấp cho trâu cày và đồ làm ruộng, bắt phải khai khẩn ruộng đất”, đến tháng 9-1843, quan phủ Tây Ninh cho biết “nhũng ruộng hoang ở địa hạt. Tây Ninh, Ọuang Hóa đã sức cho dân khai khán thành điền hon 360 mẫu” [69, 535].

Khi đặt chân lên vùng ĐNB, người Việt đã bắt gặp một vùng đất hoang vu, thách thức ý chí của con người. Với truyền thống cần cù lao động và kinh nghiệm cải tạo đất đai ỏ' quê nhà, những luu dân đã từng bước_tìm ra những cách thức khai phá. Trong các công trình sử học đương thời chỉ phản ánh cách thức gieo trồng hàng năm trên sơn điền, thảo điền (túc là trên đất đai đã khai phá) mà chưa mô tả về cách thức biến đất hoang thành đất có thê gieo trồng của người lưu dân. Vào đầu thế kỷ XX, công trình Chuyên khảo về tỉnh Gia Định đã viết về cách thức khai hoang ở của biển cần Giờ —“Nông dân phải dung rìu chặt các cây lớn và những bụi cây cao mọc trên mặt đất, rồi nhố thân và đào rễ của chúng lên. Chỉ sau ba hay bển năm lao động nỗ lực tiêu diệt

các loại cỏ dai và dê sinh trưởng này thì việc trồng trọt mới sinh lợi dồi d00'''[Nk 66]. Tư liệu này cho phép hình dung cụ thể hơn sự vất vả của luư dân trong nhũng năm đầu trên vùng đất mới.

Từ việc thành công trong việc thích nghi với điều kiện tự nhiên, xã hội trên vùng đất ĐNB, lưu dân người Việt mạnh dạn tiến xuống vùng đất thấp trũng của vùng đồng băng Sông Cửu Long, hình thành nhũng cánh dong lúa rộng lớn, Trong quá trình đó, Bên Nghé - Sài Gòn sớm được đô thị hóa, đóng vai trò trung tâm hành chính, đồng thời còn là trung tâm giao thương thúc đẩy sự phát triển kinh tế hàng hóa của cả Nam Bộ. Có thể nói rằng ĐNB đã thực hiện tốt vai trò cầu nối thúc đẩy quá trình khàn hoang và xác lập chủ quyền ơ Nam Bộ. ---

2.2. Tình hình sỏ’ hữu và canh tác đất đai ỏ’ ĐNB từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX 2.2.1. Tình hình sở hữu ruộng đất

Trước khi các lưu dân người Việt, người Hoa, người Chăm đến sinh sống ở vùng ĐNB, các cư dân bản địa đã có tập quán sở hữu và canh tác ruộng đất riêng của mình. Theo Nguyễn Đình Đầu, người Khmer sống ở ĐNB chủ yếu "sống heo hút trên mấy giồng đất cao", người Stieng, Mạ sống rải rác nhiều nơi ở nhung dân số ít, trình độ tổ chức xã hội và sản xuất còn thấp "họ đã tiếp tục sinh tồn hàng bao thế kỷ’, không bị tan vỡ nhung cũng không tiến lên được" [20, 201], "Các dân tộc đó rất thưa thớt, tuy biết trông lúa nhưng chưa thạo nghề trồng lúa nước. Họ hướng về săn bắt, chài lưới, hải lượm hon canh tác nên đồng bang bát ngát suốt bao đời vẫn đế hoang chưa người khai thảc"[\3, 28]. Bình Nguyên Lộc cũng mô tả về cách thức sinh sống của các tộc người thiểu số ở Biên Hòa vào đầu thế kỷ XX "Họ đã dựng một ngôi làng và song bằng nghề trồng lúa nhưng họ không biết cày. Họ sử dụngphương tiện trồng trọt bằng đồng và sắt, họ dần dần rút lui vào rùng" [6, 228, 229]. Như vậy, người Khmer đã sống định cư thành sóc và trong những sóc thưa thớt đó, ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân của mỗi gia đình. Còn các dân tộc khác vẫn giữ tập quán du canh du cư, đốt rùng làm rẫy, chưa có khái niệm-về sở hữu đất đai.

Trong lịch sử chế độ ruộng đất Việt Nam dưó'i thòi phong kiến, tuy về nguyên tắc là toàn bộ đất đai trong nước thuộc quyền sở hữu của nhà vua, song trên thực tế ruộng đât được chia thành các loại hình sở hữu như: sở hữu ruộng đất của nhà nước gôm có một số loại đất thuộc sờ hữu trực tiếp và gián tiếp của nhà nước gồm sơn lăng, tịch điền, đồn điền, quan điền, quan trại, ruộng đất công làng xã hay quan điền bản xã; Ruộng đất thuộc sỏ’ hữu tư nhân bao gồm điền trang, đất của nông dân tư hữu, đất địa chủ. đất của nhà chùa; Ruộng đất thuộc sở hữu nửa công nửa tư là ruộng đất thuộc sở

Các loại hình sở hữu này đều có tồn tại ở ĐNB trong giai đoạn từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX nhung có nhũng đặc điểm riêng về lịch sử hình thành và tỷ lệ cụ thể.

2.2.1.1. Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước

Đặc thù ở Nam Bộ nói chung và ĐNB nói riêng, sỏ' hùn nhà nước ra đời sau sở hữu tư nhân.

Lịch_sử-hình-thành và-phát triển-của-sở-Lữu--nhà nước gắn liền-vớLquá trình quản lý của nhà nước trên vùng đất này. Sở hữu nhà nước bao gồm các bộ phận vói thò'i điểm xuất hiện, tỷ lệ khác nhau:

- Quan điền, quan trại, tịch điền, đất lập chọ’, đất xây Văn miếu, Đây là loại ruộng đất do nhà nước trực tiép quản lý và sử dụng cho những mực dích của minh.

Loại đất này xuất hiện sớm nhất trong sổ các loại hình ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước. Từ năm 1623 chúa Nguyễn đã lập đồn binh ở Sài Gòn và Bến Nghé. Tiếp đó, dưó'i thời chúa Nguyễn Phúc Tần, các

đồn binh, quan trại tiếp tục được mở rộng “sai tướng vào mở mang bờ cõi, chọn nơi đất bằng rộng rãi, tức chẽ chợ Điều Khiển ngày nay, xây cất đồn dinh làm chẽ cho Thong suất tham mưu trú đóng, lại đặt đinh Phiên Trán tại lán Tân Thuận ngày nay, làm nha thự cho các quan Giám quân, Cai bạ và Ký lục ở, được trại quân bảo vệ, có rào giậu ngăn cản hạn chế vào rã1' [17, 216]. Từ cuối thế kỷ XVII, cùng vó'i việc thiết lập các đơn vị hành chính là việc hình thành lỵ sở cho quan lại làm việc. Ban đầu là các dinh Trấn Biên, Phiên Trấn, trong suốt thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, các đơn vị hành chính mói tiếp tục ra đời, phủ Phưó'c Long với 4 huyện, phủ Tân Bình với 4 huyện, thành trì đưọ'c củng cổ đã làm gia tăng quan trại ở miền ĐNB. Đặc biệt, trấn thành Sài Gòn từ cuối thế kỷ XVIII trở thành trung tâm hành chính của họ Nguyễn ở Nam Bộ nên được chú trọng xây dựng thành lũy, thủy sư xưởng, đồn binh chiếm một diện tích đáng kể.

Bên cạnh đó, từ đầu thế kỷ XVIII, nhà nước tiếp tục sử dụng đất đai vào việc mở trưòng (1708), lập Văn Miếu (1715) trên đất Biên Hòa, năm 1824, xây Văn Miếu Gia Định (thôn Phú Mỹ. Bình Dưong).

Đồng thời, sự phát triển của công cuộc khẩn hoang và phát triển kinh tế đã thúc đẩy việc hình thành các chợ. Đến giữa thế kỷ XIX, Biên Hòa có 20 chợ. Gia Định có 12 chọ' [29, 295],

Loại ruộng tịch điền thì mỗi tỉnh có 3 mẫu. Quy định năm 1831 đã chỉ rõ cách thức sử dụng của loại ruộng này: "Các địa phương chọn đẩt ở phía ngoài thành c-ủa tỉnh hay trấn, đặt làm 3 mau tịch điền, chung quanh đap tường đất, phía trước và hai bên tả hữu đều mở một cửa. Chỉnh giữa chẽ đầu ruộng đặt một chỗ vọng khuyết hướng vê phía Nam. Phía tây ruộng chọn 3 sào đất, chung quanh trồng tre, đằng trưỏc và hai bên tả hũn cũng đểu mở một cửa. Chỉnh giữa xây đàn tiên nông hướng về phía Nam, về phía đông bắc đàn đặt kho Thần thương, trước kho xáy đình thu thóc, lây dân sở tại 15 người, sung làm nông phu tịch điền và giữ đàn sở, trừ miền lao dịch

cho. Lại ưừ bị 1 con trâu đen để cày ruộng tịch điền và 2 con trâu đen để làm trọn khu ruộng ẩy. Đổ cày ruộng và thóc nếp đều có đủ. Mỗi năm trên bộ bảo cho biết ngày càv tịch điền thì các viên tổng đốc, tuần phủ hay trấn quan đem các văn võ thuộc hạt, mặc triều phục, tới đàn Tiên nông làm lễ. Khi lễ xong thì thay triều phục, đội mũ văn công, mặc áo bào hàng màu, hẹp tay, that dây lung, mặc quần ngắn đi giày và bí tất, tới chẽ tich điền thân hành cầm cày, 1 người kỳ lão dắt trâu 2 người nâng phu đã cày, thông phán, kinh lịch bung hòm, một người gieo thóc, cày 9 luông lại, khi xong lại đổi triều phục làm lễ ở vọng khuyết 5 lạy. Le xong thì nông phu cày trọn khu ruộng ấy. Đen khỉ gặt xong thì lựa thóc giong cất riêng, còn thỉ chứa vào kho Thần thưong, phải lính coi kho trông giữ để làm xôi củng tể” [67, 276]; --- ---= ---

Trong quá trình đo đạc ruộng đất đuợc thục hiện duói triều Nguyễn, có khi loại ruộng đất trên đây được ghi rõ mẫu, sào, thước, tấc, nhưng có khi chỉ ghi chung là một khoảnh, một sở. Theo địa bạ các thôn xã còn lại ở hai tỉnh Biên Hòa và Gia Định năm 1836, diện tích tịch điền, quan điền, quan trại, đồn điền, chợ được trình bày ở Bảng 2.

Bảng 2: Diện tích và phân bổ một só loại ruộng đất thuộc sỏ’ hữu nhà nước ỞĐNB

Tỉnh Loại đất Diện tích Địa bàn

Biên Hòa

Tịch điền 3 mẫu Phường Bình Trúc, tống Phước Vĩnh Thượng, huyện Phước Chánh

46

Đất lập chợ 6 mẫu - Thôn Tân Tịch, tống Chánh Mỹ Hạ, huyện Phước Chánh: 4 sào, 3 thước

- Thôn Tân Hòa. tổng Chánh Mỹ Trung, huyện Phước Chánh: 1 mẫu

- Xã Tân Uyên, tống Chánh Mỹ Trung, huyện Phuớc Chánh: 1 mẫu

- Thôn Thôn Bình Thảo (xứ Bến Cá), tổng Phước Vĩnh Hạ, huyện Phước Chánh: 3 mẫu 5 sào 12 thước

Đất phủ lị, binh xá 2 mẫu - Thôn Tân Lân, tổng Phước Vĩnh Thượng, huyện Phước Chánh: 1 mẫu

- Phủ lỵ Phước Long thôn Bình Lợi, tổng Phước Vĩnh Hạ, huyện Phước Chánh: 1 mẫu Đất xây đình, chùa 5 mẫu 2 sào, 0

thuớc 6 tấc

Các chùa, đình, miêu đêu ỏ’ huyện Phước Chánh:

- Chùa Viên Giác

- Đình làng Thôn Tân Trúc - Đình làng xã Hưng Phú

• ■ - Đình làng Tân Mai

- Chùa Thôn Bình Thảo (xứ Bến Cá - Chùa thôn Tân Huệ Đông

- Miếu thôn Tân Quan Đông - Chùa thôn Xuân Hòa

- Đình thôn Bình Hậu (xứ Bến Cá) - Chùa thôn Bình Sơn

- Chùa thôn Bình Thành Gia

Định

Tịch điền 3 mẫu Thôn Phú Mỹ, Tổng Bình Trị Thượng, huyện Bình Dương

Quan xã nguyên 17 mẫu 8 sào 7 Thôn Mỹ Hội (phủ lỵ Tân Bình) Tổng Bình đất thành Phiên An

để làm quan xá và quân trại

thước 5 tấc Trị Thượng

Quan xá, quân trại 201 mẫu 7 sào 7 thuớc 5 tấc

Thôn Hòa Mỹ (xứ Thị Nghè), Tổng Bình Trị Thượng, huyện Bình Dương

Thủy trường

(xưởng đóng ghe thuyền)

47 mẫu 8 sào 13 thước 5 tấc

Thôn Hòa Mỹ (xứ Thị Nghè), Tổng Bình Trị Thượng, huyện Bình Dương

Đất thành Phiên An mới

81 mẫu Thôn Hòa Mỹ (xứ Thị Nghè), Tổng Bình Trị Thượng, huyện Bình Dương

Đên Nam Hải Đại tương quân

1 mẫu 2 sào Thôn Phú Mỹ,Thôn Tân Vĩnh, Tổng Bình Trị Thượng, huyện Bình Dương

Đàn Tiên nông.

mien VII

4 mẫu 6 sào 2 Thôn Phú Mỹ, Tổng Bình Trị Thượng, huyện Bình Dương

Công viên thổ dành cho Phước Long hầu

2 sào 8 thuớc 9 tấc Thôn Trọng Hòa, Tổng Bình Trị Thượng, huyện Binh Dương

Phủ lỵ, huyện lỵ 2 mầu 9 sào Rải rác nhiều nơi Tống 371 mẫu 4 sào 9 thước 9 tẩc

Ngoài ra. “Các cơ quan chính quyên còn dùng nhiều mặt bang làm đổn bảo, quân trại, học xá,... nhưng chỉ ghi là mấy sở hay khoảnh, chứ không đo đạc kỹ lưỡng như đối với các hạng ruộng đất phải chịu thuế" [13, 130-131]. Ví dụ tại tỉnh Biên Hòa, các loại đất này đều tập trung tại ở tổng Phước Vĩnh Thượng huyện Phước Chánh gồm đất lập miếu Hội đồng: 1 sỏ; đất lập đàn Xã Tắc 1 sở ở thôn Bình Thành, đất quan xưởng 1 sở ỏ' phường Bình Trúc, đất lập học xá 1 sở ở thôn Tân Lân [69, 321]. ở tỉnh Gia Định, đất Văn Miếu: 1 sở. đất học đường: 1 sỏ' gần đường thiên lý thôn Phú Mỹ, tổng Bình Trị Thượng, Phủ lỵ Tân Bình: 1 sở thôn Mỹ Hội, đàn Xã tắc 1 sở, thôn Tân Lộc, đền Hiền Trung 1 sở. miếu Hội đồng 1 sử ờ phường Tân Lộc tổng Bình Trị Trung.

47

Một phần của tài liệu Kinh tế đông nam bộ từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 42 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w