Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài tập trung vào việc trả lời một số câu hỏi chính sau:
- Thực trạng quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai như thế nào?
- Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể của Chi cục Thuế huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai là gì?
- Để nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cần thực hiện những giải pháp nào?
2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp để thực hiện phân tích, đánh giá các nội dung nghiên cứu. Nguồn thông tin để phục vụ nghiên cứu được thu thập từ các tài liệu, báo cáo số liệu của Chi cục Thuế huyện Bắc Hà, Cục thuế tỉnh Lào Cai cũng như các thông tin từ các nghiên cứu, tạp chí có liên quan đến đề tài. Trên cơ sở những số liệu thu thập sẽ tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu
- Phân tổ thống kê: “Phân tổ thống kê là việc căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê”. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ khác nhau, giữa các tổ đó có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ từ đó có thể đi sâu tính toán,
nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể. Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tổ được sử dụng để: phân chia kết quả thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể theo đội, theo sắc thuế, việc thực hiện đăng ký mã số thuế...
- Bảng thống kê: là “hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống và logic nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu”. Bảng thống kê giúp sắp xếp khoa học các số liệu thu thập được để có thể “so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá hiện tượng nghiên cứu”. Các thông tin trong nghiên cứu chủ yếu được tổng hợp dưới hình thức bảng thống kê để tiến hành phân tích.
- Đồ thị thống kê: Đồ thị thống kê là “các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để mô tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê”. Các đồ thị thống kê được nghiên cứu này sử dụng có sự kết hợp giữa các con số và hình vẽ để trình bày một cách rõ ràng, trực quan các đặc trưng về số lượng và xu hướng biến động về mặt lượng của hiện tượng giúp tiếp nhận thông tin nhanh chóng, dễ dàng.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: các số liệu thống kê sau khi thu thập và xử lý sẽ được dùng để “làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và mối liên hệ giữa các hiện tượng”, từ đó có thể rút ra các kết luận khoa học về bản chất và xu hướng của hiện tượng nghiên cứu. Để thực hiện nghiên cứu về quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế huyện Bắc Hà, đề tài đã sử dụng một số phương pháp phân tích thống kê chính như
sau: phương pháp dãy số biến động theo thời gian; phương pháp chỉ số;
phương pháp tính các chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối và bình quân...
- Phương pháp phân tích dãy số thời gian: Đề tài sử dụng các “dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số” là 01 năm. Các chỉ tiêu phân
tích biến động số hộ kinh doanh, về kết quả thu thuế, cấp mã số thuế, xử lý thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về thuế, ... theo thời gian bao gồm:
- “Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i)”
Chỉ tiêu này “phản ánh sự biến động tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài”.
Công thức tính: ∆i = yi - y0 (i =1, 2,3,…n) Trong đó: yi: giá trị tuyệt đối ở thời gian i
y0: giá trị tuyệt đối ở thời gian đầu
- Tốc độ phát triển: “Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm”. Các chỉ tiêu tính tốc độ phát triển được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này là:
+ “Tốc độ phát triển bình quân ( t ): Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn”
Công thức tính:
Hoặc:
Trong đó:
+ Tốc độ tăng (hoặc giảm):
Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (Ai)
Chỉ tiêu này được dùng để “phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian ban đầu trong dãy số”
Công thức tính: Ai = Ti - 1 (nếu Ti tính bằng lần)
Hoặc:
Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân ( a )
Tốc độ tăng hoặc giảm bình quân được dùng để “phản ánh mức độ đại diện của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn”.
Công thức tính:
Hoặc:
- Phương pháp chỉ số:
+ Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: thể hiện biến động của các chỉ tiêu phản ánh chất lượng của hoạt động quản lý thu thuế như: tốc độ tăng trưởng số thuế, tốc độ tăng số hộ kinh doanh, số hộ được cấp mã số thuế, cơ cấu số thu thuế.
+ Chỉ số chỉ tiêu khối lượng: thể hiện biến động của các chỉ tiêu phản ánh kết quả thu thuế bao gồm: Số lượng cán bộ làm công tác quản lý thu thuế, số đội thuế của Chi cục, số thuế thu được từ các hộ kinh doanh cá thể, số lượng hộ kinh doanh cá thể, số lượt thanh tra, kiểm tra...
- Phương phỏp so sỏnh: So sỏnh là việc ôđối chiếu cỏc chỉ tiờu, cỏc hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhauằ:
- So sánh các nhiệm vụ kế hoạch với thực thế triển khai
- So sánh qua các giai đoạn khác nhau
- So sỏnh cỏc đối tượng tương tự: ôĐỏnh giỏ mức đụ̣ chờnh lệch giữa 2 bộ phận trong 1 hệ thống, hoặc giữa 2 yếu tố cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện khụng gianằ.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Công tác quản lý thu thuế được thể hiện qua nhiều nội dung nên việc phân tích, đánh giá kết quả, hiệu quả của việc quản lý thu thuế đối với các hộ
kinh doanh cá thể được thể hiên qua một số chỉ tiêu chính sau:
- Dự toán, kế hoạch thu thuế: bao gồm dự toán theo chỉ tiêu pháp lệnh và kế hoạc thu của UBND huyện giao
- Kết quả thực hiện thu thuế: Số tiền thuế thu được thực tế trên địa bàn
- Kết quả quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể:
+ Quản lý đối tượng nộp thuế: chỉ tiêu quản lý đối tượng nộp thuế phản ánh việc thực hiện quản lý thuế của Chi cục thuế theo quy định của pháp luật.
Trong nghiên cứu này, nó là số hộ kinh doanh cá thể nằm trong diện được quản lý trực tiếp trên hệ thống quản lý của Chi cục Thuế ;
+ Quản lý đăng ký thuế : Số hộ kinh doanh đã đăng ký, số hộ chưa đăng ký, số hộ đăng ký mới…
+ Công tác quản lý thuế nợ đọng: Phản ánh qua chỉ tiêu nợ đọng thuế thể hiện việc thu thuế chưa kịp thời; Tỷ lệ nộp thuế; Tỷ lệ nợ thuế.
+ Công tác thanh tra, kiểm tra thuế: Số lượt kiểm tra, số hộ kinh doanh cá thể được kiểm tra, các lỗi vi phạm chính.
CHƯƠNG 3