Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ
3.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách Nhà nước thành phố Điện Biên Phủ
3.3.1. Yếu tố điều kiện kinh tế xã hội
Trong giai đoạn 2016-2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố năm sau luôn cao hơn năm trước, bình quân tăng 11,78%/năm, (đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra); trong đó: giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng 16,7%/năm;
công nghiệp-xây dựng tăng 12,48%/năm; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,57%/năm (theo giá cố định năm 2010).
Cơ cấu kinh tế cơ bản chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, so với năm 2010: tỷ trọng ngành dịch vụ tăng 6,58 %; công nghiệp-xây dựng giảm 1,97 %; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm: 4,41%. (Cơ cấu kinh tế năm 2018: Dịch vụ 43,8%; công nghiệp và xây dựng 16,6%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 39,6%).
Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 22,5 triệu đồng (khoảng 1056 USD theo giá hiện hành), tăng bình quân mỗi năm 9,0%, (so với mục tiêu Nghị quyết đạt 100,51% và tăng 105,29 % so năm 2010).
Chính những kết quả phát triển kinh tế trên đã làm cho công tác thu ngân sách nhà nước của Thành phố Điện Biên Phủ tăng nhanh qua các năm.
Các khoản thu nội địa tăng (thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thuế thu nhập cá nhân, thuế phí khác) và khoản thu xuất nhập khẩu.
3.3.2. Chính sách và thể chế kinh tế
Giai đoạn 2016-2018, từ năm 2016 Thành phố triển khai công tác đầu tư theo quy định phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư tại Quyết định số 09/2017/QĐ-UBND ngày 25/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên. Từ các nguồn vốn, trong các năm tập trung thanh toán nợ đọng và đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các dự án, công trình trọng điểm có tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế, an sinh xã hội của địa phương; các dự án thuộc Chương trình Xây dựng nông thôn mới; các chương trình mục tiêu quốc gia; các dự án, công trình được Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ và các dự án, công trình hạ tầng kinh tế-xã hội có tính cấp bách, cấp thiết của địa phương. Nguồn vốn các năm từ 2016-2018 được phân bổ cho 385 lượt đầu công trình.
Để thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về hoàn thiện thể chế nhằm
bảo đảm cho việc phát triển kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, là cấp thực thi các chính sách vĩ mô, Thành phố Điện Biên Phủ luôn quan tâm đến công tác cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, Pháp Luật của Nhà nước bằng các nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch cụ thể của Thành phố… để tổ chức thực hiện, trong đó, tập trung là cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đối với các thủ tục hành chính trong bộ thủ tục hành chính đối với các cơ quan hành chính Nhà nước. Đồng thời xúc tiến chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử và thành lập Trung tâm hành chính công của Thành phố với phương châm là tách dịch vụ hành chính công ra khỏi chức năng quản lý nhà nước, hoạt động theo nguyên tắc tiếp nhận, thẩm định và phê duyệt tại chỗ. Ban hành các chỉ thị và các văn bản chỉ đạo chấn chỉnh, thiết lập kỷ cương trong hoạt động công vụ, tạo chuyển biến tích cực trong đội ngũ của cán bộ, công chức và đảng viên; nhờ đó, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức được nâng cao rõ rệt, chất lượng công việc có sự chuyển biến, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nhiệm vụ.
Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Chương trình số 220/CTr- UBND ngày 24/3/2015 về Chương trình phát triển kinh tế - xã hội năm 2016- 2018 và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện; Hàng năm trên cơ sở chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố, Nghị quyết Hội đồng nhân dân Thành phố xây dựng, tổ chức giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đến các cơ quan, đơn vị; Ủy ban nhân dân các xã, phường, tổ chức hội nghị thảo luận chương trình, giải pháp thực hiện nhằm phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra.
Với chính sách cơ chế như trên đã tạo cơ sở cho Ban lãnh đạo Thành phố Điện Biên Phủ làm căn cứ thực hiện công tác phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa. Có kế hoạch lập dự toán chi ngân sách của Thành phố trong hoạt động chi
cho sự nghiệp phát triển của Thành phố và có điều chỉnh mức thu ngân sách hợp lý.
3.3.3. Cơ chế quản lý chi ngân sách của Thành phố
Căn cứ các Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên: Số 21/2017/QĐ-UBND ngày 15/8/2017 về quy định mức phân bổ mức chi lập dự toán quản lý sử dụng, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Quyết định số 3889/QĐ-UBND ngày 20/12/2015 về một số cơ chế, biện pháp điều hành ngân sách năm 2016; thông tư số 119/2018/TT-BTC về việc quy định tổ chức thực hiện dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2019.
Thành phố Điện Biên Phủ đã ban hành các Quyết định số 55/QĐ- UBND ngày 16/01/2016 về một số cơ chế, biện pháp điều hành ngân sách năm 2016; Quyết định số 2869/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 về một số cơ chế, biện pháp điều hành ngân sách năm 2017; Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 05/1/2018 về một số cơ chế, biện pháp điều hành ngân sách năm 2018.
Với các quyết định trên, việc điều hành công tác quản lý chi ngân sách nhà nước Thành phố Điện Biên Phủ đã áp dụng đúng và khoa học, tuy kết quả thu ngân sách chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thành phố do khâu tổ chức, kiểm tra giám sát thu thuế còn khá lòng lẻo. Nhưng trong thời gian tới, bằng sự phối hợp giữa các cơ quan chính quyền địa phương thì kết quả thu và quản lý chi ngân sách Nhà nước sẽ đạt kết quả cao hơn.
3.3.4. Chính sách khuyến khích khai thác các nguồn lực tài chính
Qua các năm, nguồn vốn đầu tư của Thành phố chủ yếu từ ngân sách nhà nước, gồm: Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ các chương trình mục tiêu quốc gia; nguồn vốn phân bổ từ nguồn tập trung của tỉnh; nguồn vốn đầu tư từ thu cấp quyền sử dụng đất, tăng thu ngân sách.
Vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia: Kế hoạch vốn giao 414 tỷ 169
triệu đồng, phân bổ chi tiết cho các chương trình như sau:
- Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững:
+ Chương trình 30a: 156 tỷ 583 triệu đồng, trong đó: Thu hồi tạm ứng 22 tỷ 585 triệu đồng , số vốn còn lại 133 tỷ 998 triệu đồng phân bổ cho 02 Chương trình theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của TTCP, gồm: Các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a: 104 tỷ 598 triệu đồng; các huyện theo Quyết định 293/QĐ-TTg: 29,4 tỷ đồng;
+ Vốn Chương trình 135 kế hoạch vốn: 116 tỷ 486 triệu đồng, số vốn đã giao chi tiết thực hiện 104 tỷ 504 triệu đồng; số vốn chưa phân bổ 11 tỷ 982 triệu đồng (do điều chỉnh tiêu chí phân bổ đã được HĐND tỉnh thông qua vào kỳ họp giữa năm và sẽ thực hiện phân bổ trong tháng 8 năm 2018).
- Vốn Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới: 141,1 tỷ đồng, phân bổ chi tiết cho 10 huyện, thị xã, thành phố thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới.
Vốn ngân sách trung ương hỗ trợ các Chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ:
- Chương trình mục tiêu Phát triển kinh tế - xã hội các vùng: Kế hoạch vốn giao 116 tỷ 617 triệu đồng, bố trí 1 tỷ 617 triệu đồng thanh toán nợ XDCB của 01 dự án; 50 tỷ đồng cho 02 dự án chuyển tiếp hoàn thành sau năm kế hoạch; 62 tỷ đồng cho 05 dự án khởi công mới năm 2018; 3 tỷ đồng cho 01 dự án chuẩn bị đầu tư;
- Chương trình mục tiêu Hỗ trợ đối ứng ODA cho địa phương: Kế hoạch vốn giao 42 tỷ 539 triệu đồng. Bố trí 1 tỷ 121 triệu đồng cho 01 dự án chuyển tiếp hoàn thành năm kế hoạch; 41 tỷ 418 triệu đồng cho 09 dự án, công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trước năm kế hoạch (trong đó thu hồi các khoản vốn ứng trước 38,418 tỷ đồng của 08 dự án, công trình);
- Chương trình mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững: Kế hoạch vốn giao 3 tỷ 326 triệu đồng, bố trí cho 08 Dự án bảo vệ và phát triển rừng Giai đoạn 2012-2020 của huyện, thành phố;
- Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống
giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư: Kế hoạch vốn giao 11,518 tỷ đồng.
Bố trí 03 dự án dân cư vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét, đặc biệt khó khăn, trong đó thu hồi các khoản ứng trước ngân sách trung ương 2,518 tỷ đồng;
- Chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo: Kế hoạch vốn giao 14 tỷ đồng đầu tư xây dựng Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Điện Biên giai đoạn 2014- 2020;
- Chương trình mục tiêu hỗ trợ đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Kế hoạch vốn giao 9 tỷ đồng đầu tư xây dựng 01 dự án đường giao thông Tây Trang - bản Pa Thơm;
Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo QĐ 22/2013/QĐ-TTg 41,1 tỷ đồng phân bổ cho 10 huyện, thị xã, thành phố hỗ trợ làm 1.538 căn nhà
ở cho hộ người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh (trong đó xây dựng mới 517 căn nhà và sửa chữa 1.021 căn nhà).
Vốn trái phiếu Chính phủ: Kế hoạch giao 693 tỷ 040 triệu đồng. Trong đó phân bổ chi tiết tại Quyết định số 1972/QĐ-BKHĐT ngày 29/12/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 579 tỷ 345 triệu đồng cho 01 dự án đường giao thông và 27 dự án thuộc Chương trình Kiên cố hóa trường lớp học; bổ sung đợt 2 tại Quyết định số 963/QĐ-BKHĐT ngày 28/6/2018 Bộ Kế hoạch và Đầu tư 113 tỷ 695 triệu đồng cho 43 dự án thuộc Chương trình Kiên cố hóa trường lớp học mẫu giáo, tiểu học sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ dự phòng giai đoạn 2012-2015. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Thông báo chi tiết dự án cho các chủ đầu tư để thực hiện (Thông báo số 03/TB-UBND ngày 17/01/2018 và Thông báo số 30/TB-UBND ngày 28/6/2018);
Vốn nước ngoài (vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ): Kế hoạch vốn: 271 tỷ 159 triệu đồng, trên cơ sở phân bổ chi tiết tại Quyết định số 1972/QĐ-BKHĐT ngày 29/12/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh đã ban hành Thông báo số 03/TB-UBND ngày 17/01/2018 để các cấp, các ngành, các chủ đầu tư thực hiện, trong đó có nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi
nước ngoài và vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
Huy động vốn ngoài nhà nước: Trong thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới đã huy động nhân dân tham gia hiến đất, góp ngày công và chi phí đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu khu vực nông thôn, triển khai thí điểm mô hình hợp tác công - tư.
3.3.5. Nhận thức của các đối tượng tham gia về công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước tại Thành phố Điện Biên Phủ
Để công tác quản lý chi ngân sách được thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch đòi hỏi sự quan tâm của toàn thể nhân dân và ban lãnh đạo các cấp chính quyền Thành phố Điện Biên Phủ. Lãnh đạo địa phương phải nắm vững các yêu cầu và nguyên tắc quản lý chi ngân sách Nhà nước và hiểu rõ nguồn gốc của ngân sách Thành phố và phải được quản lý đầy đủ, toàn diện ở tất cả các khâu: Lập dự toán chi ngân sách, chấp hành, quyết toán ngân sách và kiểm tra, thanh tra ngân sách.
Để điều tra nhận thức của các đối tượng tham gia về công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, tác giả sử dụng phiếu điều tra để tiến hành thu thập dữ liệu trên 3 nhóm đối tượng là các nhà quản lý, các nhân viên tham gia vào công tác quản lý chi thường xuyên, các doanh nghiệp và các đơn vị thụ hưởng. Kết quả điều tra được thể hiện như sau:
* Nhóm đối tượng là các nhà quản lý
Sau khi điều tra và tổng hợp phiếu của 95 đối tượng là nhà quản lý bao gồm các cán bộ đang công tác tại UBND thành phố, HĐND thành phố, cán bộ và nhân viên Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Nội vụ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thuế, Kho bạc nhà nước ta có bảng số liệu sau:
Bảng 3.7: Kết quả điều tra nhóm các nhà quản lý
TT Chỉ tiêu
Chu trình dự toán ngân
1 sách là một chuỗi logic và
chặt chẽ
Kinh tế vĩ mô, dự báo thu
2 - chi NSNN, trần NSNN
được liên kết với nhau Chu trình lập dự toán được xác định rõ ràng về
3 thời gian và được cung cấp
một hệ thống luật và các quy định cho quy trình lập NSNN
4 Phân quyền đã không làm
giảm kiểm soát chi NSNN Thông tin về tình hình 5 thực hiện chi có giá trị đối
với công tác kiểm tra và báo cáo kết quả.
(Nguồn: Tác giả điều tra, năm 2019)
Từ bảng điều tra trên cho thấy, mức độ logic và chặt chẽ chu trình dự toán ngân sách được đánh giá ở mức trung bình (1,95); sự liên kết chặt chẽ giữa kinh tế vĩ mô, dự báo thu chi NS và trần ngân sách ở mức khá (2,67); Sự rõ ràng về mặt thời gian của chu trình lập dự toán và sự đầy đủ của hệ thống các văn bản quy định về lập NS được đánh giá ở mức tốt (3,47); Việc phân quyền không làm giảm kiểm soát chi được đánh giá ở mức khá (3,33); Thông tin về tình hình thực hiện chi có giá trị đối với công tác kiểm tra và báo cáo kết quả được đánh giá ở mức khá (3,21).
* Nhóm đối tượng là cán bộ nhân viên thực hiện
Đối với nhóm đối tượng là cán bộ nhân viên thực hiện sau khi điều tra và tổng hợp 171 phiếu, tác giả có kết quả như sau:
Bảng 3.8: Kết quả điều tra nhóm nhân viên thực hiện
TT Chỉ tiêu
Chu trình lập dự toán được xác định rõ
1 ràng về thời gian và được cung cấp một
hệ thống luật và các quy định cho quy trình lập NSNN
2 Lập dự toán có xem xét đến tình hình
hiện tại và nguồn ngân sách thực tế
3 Công tác quản lý chi được tiến hành
nghiêm túc, minh bạch
4 Có những ràng buộc hạn chế các phát
sinh trong chi NSNN
5 Phân quyền đã không làm giảm kiểm
soát chi NSNN
6 Các đơn vị dự toán NS đúng tiến độ
7 Công tác kiểm tra kế toán hiện tại được
tiến hành thường xuyên, đảm bảo Các kiểm tra, đánh giá được thực hiện
8 theo lộ trình một cách thường xuyên và
tiết kiệm cho ngân sách nhà nước (Nguồn: tác giả điều tra và tổng hợp năm 2019)
Sự rõ ràng về thời gian của chu trình lập NSNN và mức độ đầy đủ của hệ thống luật và các quy định về quy trình lập NS được đánh giá ở mức tốt (4,01);
Việc lập dự toán có xem xét đến tình hình hiện tại và nguồn ngân sách thực tế được đánh giá ở mức trung bình (1,88); Sự nghiêm túc, minh bạch của công tác quản lý ở mức khá (3,27); Mức độ ràng buộc bán chế các phát sinh trong chi NSNN ở mức khá (2,79); Phân quyền không làm giảm kiểm soát chi NSNN ở mức khá (3,29); Tiến độ lập dự toán NS của các đơn vị dự toán ở mức khá (2,68); công tác kiểm tra, kế toán được tiến hành thường xuyên đảm bảo được đánh giá ở mức trung bình (1,90); Các kiểm tra, đánh giá thì được thực hiện theo lộ trình một cách thường xuyên và tiết kiệm cho ngân sách nhà nước
ở mức trung bình (1,88)
* Nhóm doanh nghiệp và các đơn vị thụ hưởng
tác giả tổng hợp kết quả như sau:
Bảng 3.9: Kết quả điều tra nhóm các doanh nghiệp và đơn vị thụ hưởng
T Chỉ tiêu
T
1 Được thông tin trước khi lập
dự toán
2 Việc lưu trữ chứng từ hiện tại
phù hợp với tình hình thực tế Các chế độ chính sách, tiêu
3 chuẩn, định mức phù hợp với
thực tế
Có hướng dẫn bằng văn bản cụ
4 thể để tiến hành tổ chức công
tác kế toán
Hệ thống báo cáo kế toán đã
5 đảm bảo được cho công tác
quản lý ngân sách (Nguồn: tác giả điều tra và tổng hợp năm 2019)
Qua kết quả điều tra trên có thể thấy, việc thông tin cho các đơn vị thụ hưởng NSNN được đánh giá rất tốt (4,35), tuy nhiên việc lưu trữ chứng từ hiện tại với tình hình thực tế ở mức kém (1,37); mức độ phù hợp giữa các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức với thực tế ở mức kém (1,65); việc có hướng dẫn bằng văn bản cụ thể để tiến hành tổ chức công tác kế toán được đánh giá ở mức khá (2,61); hệ thống báo cáo đảm bảo cho công tác quản lý NS được đánh giá ở mức độ trung bình (1,78).
Tóm lại, qua việc điều tra nhận thức của các bên liên quan về công tác quản lý chi thường xuyên NSNN của thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên có thể thấy:
Về công tác dự toán, có sự liên kết giữa dự toán thu chi NSNN với các yếu tố kinh tế vĩ mô; chu trình NSNN rõ ràng về thời gian, hệ thống luật và quy định về quy trình lập NSNN khá đầy đủ, các đơn vị lập dự toán được thông tin khá đầy đủ trước khi lập dự toán, các đơn vị dự toán NS khá đúng tiến độ. Tuy nhiên, việc lập dự toán vẫn chưa thực sự xem xét đến tình hình hiện tại và nguồn