Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách chi nhà nước trên địa bàn thành phố điện biên phủ (Trang 96 - 100)

Chương 4: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TP ĐIỆN BIÊN PHỦ

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Đối với Chính phủ, Bộ Tài chính

- Chính phủ, Bộ Tài chính cần có biện pháp ổn định chính sách về thuế và đầu tư; rà soát hoàn thiện các nội dung văn bản quy phạm pháp pháp luật, khắc phục những hạn chế, chồng chéo xung đột, hoặc cùng một nội dung lại có quá nhiều văn bản quy định. Có chế tài xử lý nghiêm đối với nợ thuế, trốn thuế. Khuyến khích nộp thuế khoán theo doanh thu.

- Cần định kỳ thường xuyên tổ chức hội nghị lấy ý kiến của doanh nghiệp về những bất cập trong cơ chế chính sách thuế từ đó nghiên cứu hoàn thiện chính sách thuế. Chính sách thuế phải góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa,

hội nhập kinh tế quốc tế. Theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế việc hoàn thiện chính sách thuế phải nhằm thiết lập một hệ thống thuế công bằng và hiệu quả, phải đơn giản, ổn định, minh bạch, công khai và có tính luật pháp cao.

Áp dụng hệ thống thuế không phân biệt giữa các thành phần kinh tế cũng như giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cần phải tách chính sách xã hội ra khỏi chính sách thuế.

- Cần nghiên cứu đổi mới phương pháp lập dự toán NSNN theo đầu vào như hiện nay sang lập dự toán NSNN theo kết quả đầu ra. Quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra được coi là công cụ để Nhà nước tập trung nguồn lực công vào nơi mang lại lợi ích cao nhất cho xã hội, giúp cải thiện chính sách công và góp phần tăng cường hiệu quả quản lý.

- Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 nay đã được thay thế bằng Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 có nhiều điểm mới và ưu việt hơn, tuy nhiên cũng cần tổ chức đánh giá sau một thời gian nhất định thực hiện để kịp thời phát hiện những bất cập, để từ đó kiến nghị Quốc hội điều chỉnh bổ sung cho phù hợp.

4.3.2. Đối với Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Điện Biên

- Đề nghị HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chủ động ban hành các quy định, quyết định thuộc thẩm quyền của tỉnh ngay sau khi có các văn bản hướng dẫn của Trung ương để huyện không gặp khó khăn khi tổ chức triển khai tại địa phương.

- Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Cục Thuế nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện, tăng cường cơ chế phân cấp cho thành phố về ngân sách và đầu tư xây dựng cơ bản, tạo điều kiện cho thành phố tăng nguồn thu, chủ động trong chi ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội của thành phố phát triển. Cụ thể như:

+Trong phân cấp về ngân sách cần chú ý đến việc đẩy mạnh phân cấp nguồn thu để thành phố có cơ cấu nguồn thu ổn định, bền vững, tăng mức khả

năng cân đối ngân của ngân sách thành phố cho chi thường xuyên và dành phần thích đáng cho chi đầu tư phát triển. Tính toán phân cấp nguồn vốn đầu tư phải phù hợp với nhiệm vụ chi đầu tư cấp thành phố do HĐND tỉnh ban hành.

+Trong phân cấp về đầu tư cần chú ý đến việc phân cấp về thẩm quyền trong đầu tư.

- UBND tỉnh cần điều chỉnh hệ thống định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp, từ năm thứ 3 của thời kỳ ổn định ngân sách cần có phương pháp tính bổ sung các khoản chi thường xuyên khác (chi ngoài lương) cho các đơn vị dự toán cấp tỉnh và các địa phương cho phù hợp, cần chú trọng tăng định mức phân bổ chi cho sự nghiệp giao thông, sự nghiệp kiến thiết thị chính, sự nghiệp bảo vệ môi trường, định mức phân bổ chi thường xuyên của cấp xã, phường, định mức phân bổ chi hành chính cho một biên chế để tạo động lực thực hiện khoán

chi hành chính.

- Cần thường rà soát, điều chỉnh mức thu đối với một số khoản phí, lệ phí ban hành không còn phù hợp, cũng như xem xét ban hành thêm một số khoản thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh để tăng nguồn thu ngoài thuế cho ngân sách, tạo thuận lợi cho việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nghiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Cần thực hiện nhất quán chính sách đền bù và giá đền bù giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ đầu tư XDCB trên địa bàn, khi đã ghi kế hoạch vốn đầu tư cho giải phóng mặt bằng cần chuẩn bị đầy đủ nguồn vốn cấp cho thành phố để có thể chi trả ngay cho các hộ dân được đền bù, tránh tình trạng khi đã có quyết định phê duyệt phương án dự toán đền bù giải phóng mặt bằng mà tỉnh chưa đủ nguồn dẫn đến phát sinh thêm khoản tiền lãi chậm trả cho các hộ dân, điều đó làm cho ngân sách nhà nước thêm gánh nặng .

- Ban hành quy chế phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo song trùng giữa chính quyền địa phương với các ngành dọc trong quản lý thu chi ngân sách nhất là ngành Thuế và Kho bạc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách chi nhà nước trên địa bàn thành phố điện biên phủ (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w