Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ
3.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách Nhà nước thành phố Điện Biên Phủ
3.4.2. Đánh giá về thực hiện quy trình ngân sách nhà nước
Ý kiến đánh giá về thực hiện quy trình ngân sách nhà nước của 95 cán bộ thành phố Điện Biên Phủ được điều tra tổng hợp trong bảng 3.12.
Bảng 3.13. Ý kiến đánh giá của các cán bộ được điều tra về thực hiện quy trình ngân sách nhà nước ở thành phố Điện Biên Phủ (n=95)
TT
1 Công tác lập, phân bổ, giao dự
toán NSNN của huyện
2 Tình hình chấp hành dự toán thu
NSNN trên địa bàn
3 Tình hình chấp hành dự toán chi
NSNN trên địa bàn
4 Công tác quyết toán NSNN trên
địa bàn
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế của tác giả, năm 2019)
Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các cán bộ được điều tra đều đồng ý với công tác lập, phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước của thành phố, tình hình chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước và công tác quyết toán ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ. Các tiêu chí này đều có số lượng cán bộ đồng ý và hoàn toàn đồng ý chiếm trên 80% tổng số ý kiến.
Trong 5 tiêu chí đưa ra về thực hiện quy trình ngân sách nhà nước ở thành phố Điện Biên Phủ thì có 2 tiêu chí có tỷ lệ đồng ý còn thấp, đó là Tình hình chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước (72,0%) và Công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách nhà nước trên địa bàn (64,0%). Điều này cho thấy việc lập, phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước của thành phố, chấp hành dự toán thu và công tác quyết toán ngân sách nhà nước của thành phố Điện Biên Phủ đã thực hiện khá tốt, được các cán bộ nhất trí cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước và công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố vẫn còn những hạn chế nhất định dẫn đến một số cán bộ chưa nhất trí với việc triển khai thực hiện của thành phố. Vì vậy, thành phố Điện Biên Phủ cần xem xét lại việc chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước và tăng cường hơn nữa việc công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách nhà nước để đảm bảo thực hiện quy trình ngân sách nhà nước tốt hơn.
3.4.3. Đánh giá một số điều kiện trong quản lý chi ngân sách nhà nước Bảng 3.14. Ý kiến đánh giá của các cán bộ được điều tra về một số điều kiện trong quản lý chi ngân sách nhà nước ở thành phố Điện Biên Phủ
(n=95)
TT Tiêu chí đánh giá
1 Hạn chế về thể chế tài chính
2 Cơ quan tham mưu quản lý chi ngân sách 3 Nguồn nhân lực cho quản lý chi ngân sách 4 Phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến
quản lý NS
5 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi NSNN
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế của tác giả, năm 2019) Kết quả đánh giá cán bộ được điều tra về một số điều kiện trong quản lý
chi ngân sách nhà nước ở thành phố Điện Biên Phủ được tổng hợp trong bảng 3.13 cho thấy hầu hết các cán bộ đều đồng ý với các điều kiện trong quản lý chi ngân sách nhà nước của thành phố (trên 80% đồng ý). Trong 5 điều kiện đưa ra thì tiêu chí: Phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến quản lý chi ngân sách và Hạn chế về thể chế tài chính có số cán bộ không đồng ý cao nhất (63,3% không đồng ý). Như vậy cho thấy giữa các cơ quan liên quan đến quản lý chi ngân sách chưa phối hợp thực sự hiệu quả và chặt chẽ. Cần phải tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan để nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách trên địa bàn thành phố.
3.4.4. Đánh giá về kết quả quản lý chi ngân sách nhà nước
Ý kiến đánh giá về kết quả quản lý chi ngân sách nhà nước của 95 cán bộ thành phố Điện Biên Phủ được điều tra và tổng hợp trong bảng 3.14.
Bảng 3.15. Ý kiến đánh giá của các cán bộ được điều tra về kết quả quản lý chi ngân sách nhà nước ở thành phố Điện Biên Phủ (n=95)
TT Tiêu chí đánh giá
1 Kết quả công tác quản lý thu thuế
2 Kết quả công tác quản lý thu phí, lệ phí
3 Kết quả chi đầu tư phát triển
4 Kết quả quản lý chi
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế của tác giả, năm 2019) Kết quả tổng hợp trong bảng 3.14 cho thấy, các cán bộ đánh giá cao nhất kết quả chi đầu tư phát triển (76/95 cán bộ đồng ý - chiếm 76,66%), tiếp đó là kết quả công tác quản lý thu thuế (72/95 cán bộ đồng ý - 73,3%).
Kết quả quản lý chi có nhiều ý kiến không đồng ý nhất trong 4 tiêu chí được đánh giá, có 22 cán bộ không đồng ý với kết quả quản lý chi thường xuyên, 13 cán bộ không có ý kiến và có 60 cán bộ đồng ý (63,33% đồng ý). Đối với công tác quản lý thu phí, lệ phí có 73,3% cán bộ đồng ý với kết quả của công tác này. Điều đó cho thấy, công tác quản lý thu thuế và chi đầu tư phát