Khái quát về huyện Phú Bình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước phú bình (Trang 37 - 90)

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Phú Bình là một huyện trung du nằm ở phía nam của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26km. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 249,36 km2. Dân số năm 2017 là 144,908 người. Huyện Phú Bình giáp huyện Đồng Hỷ về phía bắc; giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên về phía tây. Phía đông và nam giáp tỉnh Bắc Giang. Huyện Phú Bình có 20 đơn vị hành chính gồm thị trấn Hương Sơn và 19 xã.

Địa hình của Phú Bình thuộc nhóm địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi.

Địa hình của huyện có chiều hướng dốc xuống dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, với độ dốc 0.04% và độ chênh lệch cao trung bình là 1,1 m/km dài. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 14m, thấp nhất là 10m thuộc xã Dương Thành, đỉnh cao nhất là Đèo Bóp thuộc xã Tân Thành. Diện tích đất có độ dốc nhỏ hơn 8% chiếm đa số nên địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn nuôi. Địa hình nhiều đồi núi thấp cũng mang lại lợi thế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ giao thông, công trình thủy lợi, khu công nghiệp. Với vị trí địa lý năm không xa thủ đô Hà Nội và sân bay Nội Bài, sự phát triển những tuyến giao thông huyết mạch giúp Phú Bình đón nhận sự đầu tư trong nước và ngoài nước để trở thành một trung tâm công nghiệp dịch vụ mới của tỉnh cũng nhƣ của vùng.

Khí hậu của Phú Bình mang đặc tính của khí hậu miền núi trung du Bắc Bộ. Khí hậu thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô. Mùa hè có gió Đông Nam mang về khí hậu ẩm ƣớt còn mùa đông có gió mùa Đông Bắc khiến thời tiết lạnh và khô. Nhiệt độ trung

bình của huyện giao động trong khoảng 23,1o – 24,4oC. ƣợng mƣa trung bình năm khoảng từ 2.000m đến 2.500m. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 81-82%. Điều kiện khí hậu – thủy văn của Phú Bình khá thuận lợi cho việc phát triển các ngành nông, lâm nghiệp với cây trồng vật nuôi phù hợp với địa bàn trung du.

Tài nguyên đất đai của Phú Bình có nhiều chủng loại nhƣng phân bố không tập trung. Chất lƣợng đất đƣợc đánh giá là xấu, nghèo chất dinh dƣỡng nên hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao. Tuy nhiên, đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Phú Bình đang chuyển mình hướng tới phát triển công nghiệp với chi phí đền bù đất thấp và ít ảnh hưởng tới an ninh lương thực của quốc gia.

3.1.1.2, Điều kiện kinh tế, xã hội

Trong những năm gần đây, tỷ trọng ngành kinh tế của huyện Phú Bình chuyển dịch nhanh chóng, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp – thủy sản giảm dần, tỷ trọng ngành công nghiệp và thương mại – dịch vụ tăng lên. Đặc biệt ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Đi cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, dân cƣ của huyện tăng lên do thu hút lao động vào làm ở khu công nghiệp.

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Phú Bình

STT

1 2 3

Nông lâm nghiệp – thủy sản ngày trước là ngành kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất của huyện Phú Bình, tuy nhiên trong những năm gần đây ngành nông lâm nghiệp – thủy sản không có sự thay đổi nhiều, giá trị sản xuất còn có xu hướng giảm từ 1939.7 tỷ đồng (năm 2018) xuống còn 1937.3 tỷ đồng (năm 2019).

Ngành công nghiệp vẫn trên đà tăng mạnh với tốc độ tăng trưởng vượt trội hơn cả hai ngành nông lâm nghiệp – thủy sản và thương mại – dịch vụ.

Thể hiện rõ ở tốc độ tăng trưởng năm 2019 so với năm 2017 lên đến hơn 400% tương ứng 11.453 tỷ đồng. Ngành thương mại – dịch vụ cũng tăng với tốc độ tăng trưởng không lớn.

3.1.2. Tổng quan về KBNN Ph B nh, tỉnh Thái Nguyên 3.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN Phú Bình

a. Vị trí và chức năng: Kho bạc Nhà nước Phú Bình là đơn vị trực thuộc KBNN tỉnh Thái Nguyên có chức năng thực hiện nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn huyện Phú Bình theo quy định của pháp luật.

Kho bạc Nhà nước Phú Bình có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.

b, Nhiệm vụ của KBNN Phú Bình: Theo Điều 2, Quyết định 4236/QĐ- KBNN ngày 08/09/2017 về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước huyện như sau:

- Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cƣợc, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an

toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện. Thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước: Hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định của pháp luật; Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện công tác điện báo, thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước cấp huyện. Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh với các đơn vị liên quan tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.

- Quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo chế độ quy định: Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao

dịch với Kho bạc Nhà nước cấp huyện; Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của Kho bạc Nhà nước cấp huyện tại ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán của Kho bạc Nhà nước theo chế độ quy định.

- Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động Kho bạc Nhà nước; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lƣợng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng. Quản lý các điểm giao dịch thuộc Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh giao.

3.1.2.2. Mô hình tổ chức bộ máy

Hiện nay số lượng cán bộ công chức của KBNN Phú Bình là 12 người.

Cơ cấu tổ chức KBNN Phú Bình đƣợc thực hiện theo mô hình KBNN huyện

theo Quyết định 4236/QĐ-KBNN ngày 08/09/2017 về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. KBNN Phú Bình gồm Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và các công chức Kho bạc đảm nhận các nhiệm vụ đƣợc phân công (Giao dịch viên, thủ quỹ và nhân viên bảo vệ).

Giám đốc KBNN huyện

Kế toán trưởng Phó giám đốc

KBNN huyện

Các công chức kho bạc

đảm nhận nhiệm vụ đƣợc phân công

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy KBNN Phú Bình

Nguồn: KBNN huyện Phú Bình

+ Giám đốc KBNN Phú Bình: chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh và trước pháp luật về: thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tiền, tài sản, hồ sơ, tài liệu, công chức, lao động của đơn vị.

+ Phó Giám đốc KBNN Phú Bình: chịu trách nhiệm trước Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp huyện và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.

+ Kế toán trưởng: Kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ mà cán bộ kiểm soát chi (Giao dịch viên) trình, nếu hợp lệ, hợp pháp, đúng quy định thì tiến hành ký trên các hồ sơ chứng từ trước khi chuyển Ban giám đốc ký duyệt. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra cán bộ Giao dịch trong việc tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ.

+ Các công chức kho bạc đảm nhận nhiệm vụ đƣợc phân công (Giao dịch viên, Kế toán viên, Thủ quỹ):

- Chịu trách nhiệm kiểm soát chi NSNN và các nguồn vốn đƣợc giao quản lý theo sự phân công của KBNN cấp tỉnh theo đúng quy định hiện hành, từ khâu tiếp nhận hồ sơ; kiểm soát hồ sơ, chứng từ; nhập yêu cầu thanh toán;

lưu trữ hồ sơ chi NSNN theo quy định.

- Thực hiện quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, vốn đầu tƣ các chương trình mục tiêu quốc gia thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác đƣợc giao quản lý theo chế độ quy định.

- Chịu trách nhiệm đối chiếu, xác nhận với các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tƣ về các khoản đã kiểm soát, thanh toán, chi trả; số dƣ còn lại của các nguồn vốn đƣợc giao kiểm soát chi và thực hiện công tác báo cáo tình hình thực hiện dự toán các khoản chi thường xuyên và tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản.

- Thực hiện công tác hành chính, quản trị: quản lý tài sản, hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu, bảo vệ tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp huyện giao. Thực hiện nhiệm vụ kế toán nhà nước, công tác thu NSNN.

- Thực hiện nghiệp vụ chi phát sinh từ cơ quan quản lý thu chi ngân sách (cơ quan tài chính, cơ quan thu), các khoản chi bằng ệnh chi tiền, hoàn trả các khoản thu NSNN, chi hoàn thuế giá trị gia tăng, chi chuyển giao, chi trả nợ gốc, lãi vay (bao gồm cả thanh toán công trái, trái phiếu bán lẻ tại địa phương), thanh toán tín phiếu, trái phiếu.

- Bảo quản an toàn tiền mặt, ấn chỉ có giá, ấn chỉ đặc biệt do Kho bạc Nhà nước cấp huyện quản lý, các tài sản tạm thu, tạm giữ, tạm gửi và tịch thu theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Xét duyệt hồ sơ đăng ký và sử dụng tài khoản, hồ sơ đề nghị bổ sung tài khoản và thay đổi mẫu dấu, chữ ký của tổ chức, đơn vị.

3.1.2.3 Nguồn nhân lực tại KBNN huyện Phú Bình

Đến hết năm 2019, tổng số lƣợng cán bộ, công chức viên chức KBNN huyện Phú Bình là 12 người, đặc điểm của nguồn nhân lực tại KBNN huyện nhƣ sau:

Bảng 3.2: Đặc điểm nguồn nhân lực tại KBNN huyện Phú Bình Chỉ tiêu

1. Giới tính Nam

Nữ

2. Trình độ học vấn Trên đại học

Đại học Cao đẳng 3. Độ tuổi Dưới 30 tuổi Từ 31 đến 40 tuổi Từ 41 đến 50 tuổi Trên 50 tuổi Tổng cộng

Nguồn: KBNN huyện Phú Bình Nhận thấy, nguồn nhân lực tại KBNN huyện Phú Bình hầu hết là nam giới, chiếm 58,33% tổng số. Toàn kho bạc hiện có 2 cán bộ có trình độ trên đại học là Giám đốc và Phó giám đốc kho bạc; 5 cán bộ trình độ đại học và 5 cán bộ trình độ cao đẳng, chiếm 41,67%.

Về độ tuổi của cán bộ, công chức KBNN huyện Phú Bình, nhìn chung nguồn nhân lực tại KBNN huyện ở độ tuổi cao, có 1 cán bộ dưới 30 tuổi; 5 cán bộ từ 31 đến 40 tuổi; 3 cán bộ trong độ tuổi 41 đến 50 tuổi và 3 cán bộ trên 50 tuổi, chiếm 25% tổng số.

Nhƣ vậy, về cơ bản nguồn nhân lực tại KBNN huyện Phú Bình đã đáp ứng đƣợc yêu cầu và tiêu chuẩn ngành, tuy nhiên độ tuổi của cán bộ, công chức khá cao đây đƣợc xem là hạn chế trong tiếp thu khoa học, công nghệ hiện đại vào quản lý hoạt động thu chi tại KBNN huyện.

3.1.2.4 Thu ngân sách nhà nước tại KBNN huyện Phú Bình

Những năm qua, hoạt động thu ngân sách nhà nước huyện Phú Bình luôn hoàn thành và vƣợt dự toán đƣợc giao. Kết quả thu NSNN tại KBNN huyện Phú Bình giai đoạn 2017-2019 nhƣ sau:

160 140

120

100 80 60 40 20 -

Năm 2017

Dự toán được giao (tỷ đồng) Tỷ lệ hoàn thành dự toán (%)

Biểu đồ 3.1: Tình hình thu ngân sách nhà nước tại KBNN huyện Phú Bình

Nguồn: KBNN huyện Phú Bình Số thu NSNN tại KBNN huyện Phú Bình liên tục gia tăng qua các năm, năm 2017 số thu thực tế đạt 125 tỷ đồng, hoàn thành 181% dự toán tỉnh Thái Nguyên giao. Năm 2018, dự toán thu NSNN đƣợc giao của huyện Phú Bình là 88 tỷ đồng, thu thực tế đạt 149 tỷ đồng, hoàn thành 131% dự toán. Sang năm 2019, phát huy kết quả thu ngân sách các năm trước, huyện Phú Bình đƣợc giao dự toán là 94 tỷ đồng và số thu thực hiện đạt 139 tỷ đồng, vƣợt 48% so với dự toán tỉnh Thái Nguyên giao. Để đạt đƣợc kết quả thu NSNN hàng năm, UBND huyện đã chỉ đạo Chi cục thuế huyện tập trung triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp: Chủ động trong việc rà soát các nguồn thu; đẩy

hoạch thu triệt để và xử lý nghiêm những đơn vị nợ đọng thuế theo quy định

của pháp luật về thuế. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách thuế để các Cơ quan, Đơn vị, Doanh nghiệp và người nộp thuế ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.

Nhìn chung, những năm qua kết quả thu NSNN trên địa bàn huyện Phú Bình luôn hoàn thành vƣợt mức dự toán đƣợc giao. Trong đó, các khoản thu đạt cao nhƣ: thu tiền sử dụng đất, thu cấp quyền khai thác khoáng sản… Tuy nhiên, khoản thu ngoài quốc doanh, thu lệ phí trước bạ… lại đạt thấp, còn 7/20 xã, thị trấn của huyện chƣa hoàn thành mức dự toán thu ngân sách…

Đây đƣợc xem là những hạn chế cần khắc phục trong hoạt động thu NSNN trên địa bàn huyện.

3.2. Thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Ph B nh

3.2.1. Quy tr nh quản lý chi thường xuyên NSNN tại KBNN Ph B nh Căn cứ Quyết định 2899/QĐ-KBNN ngày 15/06/2018 về việc ban hành quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện không có tổ chức phòng, việc chi trả, thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN tại KBNN Phú Bình được thực hiện theo 5 bước như sau:

Bước 1: Các bộ phận đề xuất nhu cầu chi

Bước 2: Bộ phận kế toán tiếp nhận yêu cầu, kiểm soát hồ sơ, chứng từ, ký chứng từ giấy, phê duyệt bút toán trên hệ thống và trình hồ sơ, chứng từ giấy lên Giám đốc KBNN.

Bước 3: Giám đốc/Phó giám đốc KBNN kiểm soát hồ sơ, chứng từ.

Bước 4: Bộ phận kế toán thực hiện thanh toán nhu cầu chi tiêu thường xuyên, thủ quỹ xuất tiền theo đúng quy trình.

Bước 5: Đóng dấu lên các liên chứng từ, lưu hồ sơ thanh toán

Quy trình quản lý chi thường xuyêntại KBNN Phú Bình đã phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho từng cán bộ tham gia vào quy trình.

Việc phân công rõ ràng trách nhiệm có ý nghĩa quan trọng trong việc theo dõi giám sát quá trình thực hiện chi thường xuyên, là căn cứ để xử lý trách nhiệm cho từng cá nhân khi phát sinh sai sót, gian lận trong thực hiện các nhiệm vụ chi. Tuy nhiên, do số lƣợng biến chế ít nên quá trình quản lý còn nhiều khó khăn, một cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều khâu của quy trình ảnh hưởng đến độ tin cậy, chính xác trong quản lý chi thường xuyên tại KBNN huyện Phú Bình những năm qua.

Thực hiện khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của đội ngũ cán bộ, công chức KBNN huyện về quy trình quản lý chi thường xuyên NSNN, tác giả thu được ý kiến phản hồi nhƣ sau:

Bảng 3.3: Khảo sát CBNV về quy trình quản lý chi thường xuyên Câu hỏi

Quy trình quản lý chi thường xuyên tại KBNN huyện Phú Bình hợp lý

KBNN huyện đã phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng CBNV trong quản lý chi thường xuyên

Quy trình quản lý chi thường xuyên tại KBNN huyện tuân thủ chặt chẽ theo quy định của hệ thống KBNN

Nguồn: Khảo sát của tác giả Nhìn chung, hầu hết cán bộ đƣợc khảo sát đều đánh giá tốt về quy trình thực hiện quản lý chi thường xuyên NSNN tại KBNN huyện. Theo đó, các nội dung khảo sát đều đạt số điểm đánh giá cao. Nội dung “KBNN huyện đã phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng CBNV trong quản lý chi thường xuyên” đạt số điểm cao nhất với 4,33 điểm. Tiếp đến là nội dung “Quy trình quản lý chi thường xuyên tại KBNN huyện tuân thủ chặt chẽ theo quy định của hệ thống KBNN” đạt 4,08 điểm. Nội dung “Quy trình quản lý chi thường xuyên tại KBNN huyện Phú Bình hợp lý” đạt 3,75 điểm. Những kết quả này

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước phú bình (Trang 37 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w