CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KBNN PHÚ BÌNH
4.2. Giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua
4.2.4. Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý chi thường xuyên tại KBNN huyện Phú Bình
Hoạt động quản lý chi NSNN nói chung và chi thường xuyên NSNN tại KBNN nói riêng là một chức trách chủ yếu của hệ thống KBNN. Để đáp ứmg đƣợc yêu cầu cao của công tác này, đòi hỏi đội ngũ cán bộ công chức quản lý phải có trình độ chuyên môn vững vàng và phẩm chất đạo đức trong sáng. Để đảm bảo quản lý chi thường xuyên tại KBNN huyện Phú Bình đạt hiệu quả, trước hết KBNN huyện phải bố trí nhân sự cho công tác này hợp lý. Về lâu dài, cần phải tăng thêm 2 đến 3 nhân sự cho công tác quản lý thường xuyên, ít nhất phải bố trí đủ nhân sự theo chỉ tiêu biên chế của vị trí việc làm đƣợc giao của bộ phận kế toán nhà nước tại KBNN huyện Phú Bình. Để làm tốt được điều này cần, KBNN huyện phải chú trọng những vấn để sau:
- Coi trọng các hoạt động đào tạo, tập huấn đặc biệt là tập huấn liên quan đến văn bản mới đi kèm với việc hệ thống hóa văn bản, có so sánh, đối chiếu những điểm mới. Ngoài việc tập trung vào công tác đào tạo chuyên môn, cần có chiến lƣợc và kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng năng lực, kỹ năng nghiệp vụ, các thao tác nghiệp vụ, kỹ thuật cụ thể. Ngoài ra cũng cần trang bị cho cán bộ quản lý chi thường xuyên tại Kho bạc những hiểu biết về các chuyên ngành
khác nhƣ uật, ngoại ngữ, tin học, xây dựng, kiến trúc.... Cần bồi dƣỡng và nâng cao ý thức và đạo đức nghề nghiệp, văn minh văn hóa nghề cho cán bộ KBNN huyện Phú Bình. Tổ chức thảo luận, ghi nhận ý kiến phản hồi từ các công chức trực tiếp thực hiện quản lý chi thường xuyên để có tháo gỡ và bổ sung vào tài liệu tập huấn.
- Thực hiện tiêu chuẩn hoá CBCC trực tiếp quản lý chi thường xuyên về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức gắn liền với việc phân công, phân nhiệm, làm cơ sở xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ, quy định rõ quyền hạn trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý chi thường xuyên tại KBNN huyện Phú Bình. Đội ngũ này phải là những người có năng lực chuyên môn cao, am hiểu sâu và nắm vững quy chế chi tiêu nội bộ, công tác hạch toán, kế toán cũng như các cơ chế chính sách của Nhà nước trong quản lý chi thường xuyên NSNN.
- Cán bộ KBNN huyện Phú Bình phải có tƣ cách phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm và tâm huyết với công việc, yêu ngành, yêu nghề, có đức tính liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan, phong cách giao tiếp văn minh lịch sự. Để thực hiện đƣợc những yêu cầu trên, KBNN huyện Phú Bình cần phải rà soát và phân loại cán bộ theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý... Từ đó, có kế
hoạch bồi dƣỡng, sắp xếp, phân công công tác theo đúng năng lực và trình độ của từng người. Kiên quyết loại bỏ những cán bộ thoái hóa, biến chất, không đủ năng lực, trình độ ra khỏi bộ máy.
- Có cơ chế động viên, chế tài hợp lý, tạo động lực mạnh mẽ bao gồm chế độ khen thưởng, cơ chế thăng tiến phù hợp gắn liền với chế độ trách nhiệm nghiêm minh. Khen thưởng, động viên kịp thời đối với những công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, có nhiều sáng kiến trong công tác.
Nghiêm khắc xử lý đối với cán bộ cố ý làm sai các quy trình nghiệp vụ quản lý chi thường xuyên, để xảy ra các sai phạm gây thất thoát vốn
NSNN, những cán bộ lợi dụng nhiệm vụ quyền hạn trong công tác quản lý chi thường xuyên để vụ lợi.
- Tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ định kỳ mỗi năm một lần tạo điều kiện trau dồi nghiệp vụ chuyên môn cho CBCC quản lý chi thường xuyên tại KBNN huyện Phú Bình. Chú trọng công tác luân chuyển CBCC làm công tác quản lý chi một cách hợp lý, tránh tình trạng 1 cán bộ quản lý quá lâu để dẫn tới làm việc theo lối mòn, đồng thời có thể dẫn tới những hành vi tiêu cực, trục lợi trong quản lý chi thường xuyên NSNN của KBNN huyện Phú Bình.
4.2.5. Triển hai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Hiện đại hoá công nghệ thông tin trong quản lý nói chung và quản lý chi thường xuyên nói riêng là một trong những điều kiện hết sức quan trọng để rút ngắn về mặt thời gian trong thao tác nghiệp vụ đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng kịp thời; từ đó không ngừng nâng cao chất lƣợng hoạt động của KBNN nói chung và tăng cường quản lý chi thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Phú Bình. Vi vậy, vẫn đề trọng tâm và có ý nghĩa cấp bách là phải ứng dụng và vận hành tốt đƣợc hệ thống mạng thông tin nhanh nhạy, ổn định đủ sức truyền tải mọi thông tin hoạt động cần thiết, phục vụ công tác quản lý, điều hành. Thực hiện tốt các các ứng dụng tin học hiện đại vào hoạt động quản lý nghiệp vụ KBNN cũng như quản lý chi thường xuyên theo hướng tập trung và tích hợp với hệ thống thông tin quản lý NSNN; phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tiên tiến, đáp ứng mục tiêu, hiện đại hóa công nghệ thông tin của KBNN huyện.
Thực hiện nhanh chóng sự chi đạo của KBNN tỉnh Thái Nguyên trong triển khai hệ thống an toàn, bảo mật, tưởng lửa cho hệ thống thông tin của đơn vị; thực hiện ứng dụng hệ thống dự phòng khắc phục thảm họa; tăng cường đầu tư cho công nghệ thông tin, bảo đàm phát triển nhanh và vững chắc, trong đó, đặc biệt quan tâm đến một số yếu tố trong đầu tƣ nhƣ:
- Cơ cầu và chất lƣợng thiết bi, công nghệ thông tin; dự phòng về trang thiết bị: ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ và chuyên nghiệp vào mọi hoạt động quản lý nghiệp vụ KBNN, trong đó có quản lý chi thường xuyên. Để thực hiện các ứng dụng khoa học công nghệ thông tin của ngành vào công tác quản lý chi thường xuyên, KBNN Phú Bình cần có kế hoạch đào tạo và thường xuyên cử cán bộ đi đào tạo các lớp tin học chuyên sâu của ngành tổ chức, cập nhật kiến thức cho cán bộ tin học cơ sở và cán bộ làm công tác quản lý chi thường xuyên trong đơn vị để hoạt động quản lý ngày cảng tốt hơn.
- Tăng cường hoàn thiện các chương trình ứng dụng hỗ trợ phục vụ quản lý chi thường xuyên NSNN, trang bị hệ thống máy tính, máy chủ có thể đảm bảo hoạt động của Kho bạc không bị gián đoạn nhƣng vẫn phải đảm bảo an toàn bảo mật. Thực hiện kết nối mạng thông tin với các cơ quan khác nhƣ:
thuế, ngân hàng, tài chính,... để thực hiện đối chiếu số liệu nhanh chóng, chính xác. Ứng dụng các chương trình quản lý hiện đại như: thanh toán song phương, thanh toán điện tử, chương trình thu thuế tập trung TCS,...
- Triển khai cơ chế quản lý chỉ trong điều kiện áp dụng hệ thống TABMIS cho bộ phận, cá nhân sử dụng ngân sách. Theo quy định tại công văn số 17927/BTC-KBNN ngày 26/12/2013 của Bộ Tải chính về triển khai quản lý chi theo cam kết chi NSNN tại KBNN, thi cơ chế quản lý, kiểm soát chi theo cam kết chi NSNN nói chung và chi thường xuyên nói riêng được chính thức thực hiện từ 1/6/2014. Qua gần 5 năm thực hiện, nhìn chung các bộ phận, cá nhân sử dụng NSNN tại KBNN huyện Phú Bình vẫn chƣa hiểu và chƣa thấy đƣợc tầm quan trọng của việc thực hiện cơ chế quản lý, cam kết chi thường xuyên NSNN. Quản lý theo cam kết chi thường xuyên NSNN là một bước tiến quan trọng trong quá trình hoàn thiện cơ chế, quy trình quản lý chi thường xuyên NSNN, Theo đó, việc quản lý các khoản chỉ tiêu thường xuyên NSNN huyện Phú Bình đã từng
bước thực hiện được mục tiêu "kiểm tra truớc". Nếu khoản chi thường xuyên NSNN bị từ chối từ khâu thực hiện cam kết, bộ phận sử dụng NSNN sẽ bắt buộc phải điều chỉnh lại, hoặc thực hiện bổ sung dự toán. Quản lý chi theo cam kết chi NSNN tại KBNN huyện Phú Bình sẽ góp phần đảm bảo các khoản chi thường xuyên đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần ngăn chặn đƣợc tình trạng gian lận, sai sót trong thực hiện chi thường xuyên, đảm bảo minh bạch hoá hoạt động quản lý chi tiêu công, đồng thời thúc đẩy quá trình lành mạnh hoá các hoạt động giao dịch phục vụ các nhiệm vụ thường xuyên tại KBNN huyện Phú Bình.
4.2.6. Tăng cường tổ chức iểm tra thực hiện chi thường xuyên
Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên cho phép KBNN kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai phạm, giảm thiểu thất thoát, hạn chế các khoản chi bất hợp lý. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát cũng hướng dẫn xử lý những vướng mắc, tiếp nhận đề xuất những kiến nghị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên tại đơn vị. Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác kiểm tra các khoản chi thường xuyên tại KBNN huyện Phú Bình chưa được coi trọng. Số đợt kiểm tra ít, phạm vi kiểm tra nhỏ, thời gian kiểm tra ngắn nên sai phạm vẫn xảy ra, gây ảnh hưởng đến công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại KBNN huyện. Vì vậy, thời gian tới KBNN huyện Phú Bình cần đẩy mạnh công tác kiểm tra việc thực hiện dự toán chi thường xuyên bằng cách tăng số lần kiểm tra, đồng thời cần nghiêm túc xử lý nghiêm các cá nhân, bộ phận liên quan đến các sai phạm đƣợc phát hiện qua kiểm tra tùy theo mức độ vi phạm để xem xét đánh giá CBCC hàng năm gắn với công tác thi đua khen thưởng đảm bảo khách quan, vùa có tính giáo dục, tính kỷ luật nghiêm minh vừa động viên khuyến khích các cả nhân làm tốt. Có nhƣ vậy mới kịp thời giúp đỡ uốn nắn những sai sót có thể xảy ra trong thực hiện chi thường xuyên và thông qua đó cũng là điều kiện cho cán bộ nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Phú Bình.
Ngoài ra, KBNN huyện Phú Bình cũng cần xây dựng kế hoạch tự kiểm tra trong đơn vị, thành lập tổ kiểm tra với các thành phần tham gia có kinh nghiệm, năng lực và phẩm chất; quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong quy trình đó. Thời gian thực hiện kiểm tra có thể tránh thực hiện vào tháng cuối năm ngân sách để tránh quá tải công việc cho các cán bộ mà dẫn đến sai sót trong việc thực hiện. Ngoài ra, hàng năm nên thực hiện đánh giá công việc của các cán bộ và có chế độ khen thưởng phù hợp.
Về tần suất và thời gian thực hiện kiểm tra công tác tổ chức thực hiện chi thường xuyên, KBNN huyện Phú Bình có thể áp dụng như sau:
- Định kỳ hàng quý: 3 tháng/lần các bộ phận tại KBNN huyện Phú Bình tự kiểm tra việc triển khai, tổ chức thực hiện cơ sở chính sách chi thường xuyên tại bộ phận trong từng phần hành nghiệp vụ cụ thể, sau đó tổng hợp kết quả, báo cáo lên bộ phận kế toán.
- Định kỳ sáu tháng: 6 tháng/lần tổ kiểm tra chuyên trách của KBNN huyện Phú Bình triển khai tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách trong chi tiêu thường xuyên trong toàn đơn vị. Kết quả kiểm tra này sẽ được so sánh đối chiếu với kết quả tự kiểm tra của từng bộ phận để rút ra những sai phạm, và đề xuất biện pháp khắc phục, xử lý.
4.2.7 Quy định cụ thể về cơ chế chi tiêu nội bộ tại KBNN huyện Ph B nh Trong thời gian tới, để đảm bảo công tác quản lý chi thường xuyên đạt hiệu quả, KBNN huyện Phú Bình cần chủ động rà soát nội dung, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu quy định, để trên cơ sở đó đề xuất với KBNN tỉnh Thái Nguyên tiếp tục hoàn chỉnh Quy chế chi tiêu nội bộ tại đơn vị theo nguyên tắc công khai, dân chủ. Từ đây nhằm phát huy quyền làm chủ tập thể của công chức trong việc quá trình phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí đƣợc giao cũng như khoản kinh phí tiết kiệm được trong phục vụ các hoạt động thường xuyên tại đơn vị. Ngoài ra còn góp phần trong việc xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất đạo
đức, năng lực công tác, làm việc có chất lƣợng, hiệu quả; ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí trong hoạt động của KBNN huyện Phú Bình. Ngoài chế độ khoán văn phòng phẩm, công tác phí, xăng dầu, cước phí điện thoại công vụ, cần tiếp tục xây dựng và mở rộng chế độ khoán đối với các khoản chi quản lý văn phòng như: chi hội họp, chi nước non...
Hiện tại, các quy định về quy chế chi tiêu thường xuyên tại KBNN huyện Phú Bình còn chƣa cụ thể, rõ ràng. Thời gian tới, KBNN huyện cần đề xuất KBNN tỉnh Thái Nguyên bổ sung vào quy chế chi tiêu của đơn vị một số định mức chi phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn tại đơn vị, cụ thể nhƣ sau:
Chi tiền nấu nước chè, vệ sinh cốc chén hội trường hội họp, nước đầy đủ khi có các cuộc họp hay hội nghị: 900.000đồng /tháng và đƣợc chi trả 3 tháng 1 lần.
Chi thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, tiền phí môi trường: Mức chi thanh toán tiền điện, nước theo thực tế sử dụng căn cứ chỉ số sử dụng tại công tơ điện, nước và đơn giá do cơ quan cung cấp dịch vụ theo hóa đơn thanh toán.
Quy chế chi công tác phí: Chi công tác phí tối đa không quá 500.000đ/tháng, tối thiểu không dưới 100.000đ/tháng.
Chế độ đi công tác:
+ Thanh toán tiền chi phí đi lại thanh toán theo hóa đơn thực tế.
+ Phụ cấp lưu trú: đi công tác ngoại tỉnh cách đơn vị từ 100Km trở lên:
200.000đ/ngày/người. Đi công tác ngoại tỉnh cách cơ quan dưới 100km:
150.000đ/ngày/người
+ Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác: Thanh toán theo hóa đơn thực tế, hoặc hình thức khoán (350.000đ/người/ngày đối với các thành phố, thị xã, huyện trực thuộc TW; các vùng còn lại mức khoán 300.000đ/người/ngày)
Quy chế chi hội nghị: Đề xuất định mức chi cụ thể nhƣ sau:
Chi bù tiền ăn hội nghị tổng kết không quá 100.000đồng/người/ngày.
Các cuộc họp về nội dung chuyên môn, triển khai công việc, các cuộc họp định kỳ hàng tháng, quý và các nội dung khác của đơn vị mức chi tiền không quá 20.000 đồng/ người/ngày.
Các khoản chi khác:
- Chế độ tiếp khách: Khách đến làm việc tại KBNN huyện (Cấp tỉnh, cấp Thành phố), chi nước uống mức chi tối đa không quá 100.000đ/ngày/ người.
- Chi thăm hỏi: Cán bộ, người lao động trong đơn vị khi ốm đau đặc biệt KBNN huyện tổ chức thăm hỏi, mức thăm hỏi không quá 500.000 đ/ lƣợt.
- Chế độ phúng điếu: Mức 500.000đ/lần đối với cán bộ công chức, người lao động tại KBNN huyện (Đối tƣợng đƣợc phúng điếu: Tứ thân phụ mẫu) 4.3. Kiến nghị đối với các bên có liên quan 4.3.1. Đối với Bộ tài chính
Hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi NSNN là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng, phân bổ dự toán. Đây cũng là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng quản lý ngân sách. Trong thời gian tới, đẩy mạnh cập nhật và hoàn thiện các định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách là việc quan trọng cần phải thực hiện.
Do tính chất công việc của các đơn vị sử dụng ngân sách rất đa dạng và chịu sử ảnh hưởng của nhiều yếu tố như lạm phát, tăng trưởng kinh tế,...nên việc cần thống nhất về chế độ, tiêu chuẩn định mức trong từng lĩnh vực cụ thể.
4.3.2. Đối với Kho bạc nhà nước
Cần phải tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong việc kiểm soát chi NSNN nhằm đảm bảo đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách; Phân định rõ trách nhiệm và chế tài xử lý đối với cán bộ tham gia vào quy trình quản lý NSNN, đồng thời cần phải đảm bảo công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ một cách có hiệu quả.
Xây dựng cơ chế tiền lương hợp lý, phù hợp với trách nhiệm của từng vị trí công việc cũng nhƣ chất lƣợng hoàn thành công việc, đảm bảo công