3.4.1. Kết quả đạt đƣợc
- Công tác lập dự toán chi thường xuyên tại KBNN huyện Phú Bình luôn đƣợc thực hiện đúng quy trình, các căn cứ để tính toán, phân bổ dự toán luôn được xây dựng chi tiết có tính đến kết quả thực hiện năm trước.
- Căn cứ trên dự toán đã lập, KBNN huyện Phú Bình thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ chi thường xuyên trong kỳ phát sinh bao gồm: chi thanh toán cá nhân, chi quản lý hành chính, chi hoạt động nghiệp vụ. Các khoản chi thực hiện luôn đảm bảo tuân thủ mức dự toán đã lập, đảm bảo chi đúng, chi đủ phục vụ các hoạt động thường xuyên tại đơn vị.
- Hoạt động quyết toán NSNN tại KBNN huyện Phú Bình luôn tuân thủ chặt chẽ các chế độ, các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành. Số chi thường xuyên luôn thấp hơn mức dự toán đƣợc giao thể hiện sự tiết kiệm ngân sách, góp phần gia tăng thu nhập cho đội ngũ cán bộ, công chức kho bạc.
- Công tác kiểm tra, tự kiểm tra quản lý tài chính hàng quý, năm tại KBNN Huyện Phú Bình đã được tăng cường, đội ngũ cán bộ tham gia công tác kiểm tra có nhiều kinh nghiệm, nội dung và phương pháp thực hiện ngày càng khoa học hơn, đƣa công tác quản lý tài chính đi vào nề nếp, hạn chế sai sót.
3.4.2 Những mặt hạn chế
Hạn chế trong lập dự toán: Công tác lập dự toán hàng năm chƣa sát với thực tế triển khai nhiệm vụ, chƣa căn cứ vào từng nội dung, nhiệm vụ cụ thể hàng năm mà chỉ dựa trên số thực hiện năm trước liền kề nên kết quả lập dự toán chưa chuẩn xác. Dự toán chi thường xuyên chưa thực sự gắn với các tiêu chí đảm bảo chất lƣợng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, chƣa làm rõ đƣợc
trách nhiệm giữa kinh phí đƣợc giao và mức độ hoàn thành công việc, về cơ bản vẫn mang nặng tính bình quân gây khó khăn cho công tác quản lý.
Hạn chế trong tổ chức thực hiện chi thường xuyên: Trong quá trình hoạt động, KBNN huyện Phú Binh vận dụng các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành để sử dụng các khoản chi thường xuyên theo dự toán, nhưng không được vượt quá mức chi tối đa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Điều này gây rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng, phân bổ dự toán đƣợc giao. Hoạt động KBNN là hoạt động đặc thù, nhiều khoản chi rất cần thiết tuy nhiên lại chưa được Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền ban hành chế độ, định mức để chi; trường hợp vận dụng chế độ, định mức để chi thì rất dễ bị cơ quan quản lý cấp trên nhƣ KBNN, Bộ Tài chính “xuất toán” do chế độ không quy định.
Hạn chế trong quyết toán chi thường xuyên: Công tác xét duyệt quyết toán chi thường xuyên tại KBNN huyện Phú Bình chỉ mang tính chất kiểm tra tài chính đơn thuần, xem xét dự toán đƣợc giao trong năm của đơn vị sử dụng còn bao nhiêu; các nội dung, khoản chi có chấp hành theo các chính sách, chế độ, định mức quy định hay không… mà chƣa thực hiện đánh giá hiệu quả chi thường xuyên gắn với chất lượng, khối lượng công việc và mức độ hoàn thành, đã ảnh hưởng đến chất lượng của công tác thẩm định, xét duyệt quyết toán, chƣa đáp ứng đầy đủ các mục tiêu, yêu cầu của công tác quản lý, gây khó khăn và thách thức cho hoạt động quản lý chi thường xuyên tại KBNN huyện Phú Bình những năm qua.
aro mểi nạnor ếhc nạH, : ếhc nnn mểế nể tor mểioHoạt động kiểm tra chi thường xuyên tại KBNN huyện Phú Bình chỉ do bộ phận kế toán thực hiện nên hiệu quả chƣa cao. Các đợt kiểm tra của thanh tra KBNN tỉnh, thanh tra Bộ tài chính, Kiểm toán nhà nước còn ít thực hiện nên công tác kiểm tra chưa đạt hiệu quả toàn diện khi chƣa phát hiện triệt để gian lận trong phân bổ và sử dụng ngân sách trong toàn hệ thống KBNN huyện.
3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế
Việc triển khai xây dựng cụ thể định mức chi tiêu tại KBNN huyện Phú Bình trên cơ sở các quy định hiện hành của cơ chế tài chính còn chậm, các biện pháp quản lý chi tiêu hành chính như điện, nước, điện thoại, xăng dầu, hội nghị còn thiếu kiên quyết. Trong giai đoạn tới, để mang lại hiệu quả thiết thực hơn nữa trong việc thực hiện quản lý chi thường xuyên, KBNN Phú Bình cần có những giải pháp thiết thực và cụ thể để cơ chế quản lý đi sâu hơn vào ý thức của CBCC.
CBCC làm công tác quản lý chi thường xuyên tại KBNN huyện Phú Bình là cán bộ kiêm nhiệm (cán bộ làm công tác nghiệp vụ kiêm quản lý tài chính nội bộ) do vậy không thể đầu tƣ nhiều thời gian cho công tác quản lý chi thường xuyên tại đơn vị; công tác kiểm tra, giám sát và công khai sử dụng ngân sách, tài chính chưa được thực hiện thường xuyên, do đó chưa đáp ứng đƣợc yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ chuyên môn. Trong khi đó với quy mô ngân sách, số lƣợng, giá trị tài sản đƣợc giao quản lý và sử dụng rất lớn thì yêu cầu công tác quản lý càng chặt chẽ và phải đƣợc nâng cao, nên đã làm giảm hiệu quả quản lý.
Cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Tài chính và KBNN tỉnh chưa có hướng dẫn cụ thể việc xây dựng các tiêu chí cơ bản để làm căn cứ đánh giá kết quả quản lý chi thường xuyên của đơn vị, do đó chưa có căn cứ rõ ràng để đánh giá về hiệu quả quản lý chi thường xuyên tại KBNN huyện.
Việc triển khai, nâng cấp và phát triển ứng dụng về công nghệ thông tin còn chậm, chƣa đồng bộ. Công tác triển khai mua sắm trang thiết bị các dự án công nghệ thông tin còn chậm do phải thực hiện theo trình tự, thủ tục về đấu thầu trong mua sắm tập trung.
Việc ban hành cơ chế chính sách liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quản lý tài chính nói chung và quản lý chi thường xuyên nói riêng tại KBNN huyện Phú Bình còn chậm, chƣa đồng bộ, chƣa phù hợp với hoạt động đặc thù của KBNN, mặc dù KBNN huyện Phú Bình đã thực hiện tự chủ nhƣng
nhiều cơ chế, chính sách vẫn phải áp dụng các văn bản, chính sách, chế độ nhƣ đối với đơn vị chƣa thực hiện tự chủ.
CHƯƠNG 4