CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1.2. Quản lý chất lượng trong thiết kế công trình NN&PTNT
1.2.4. Thực trạng công tác quản lý chất lượng và công tác thiết kế công trình xây dựng ở Việt Nam hiện nay
1.2.4.1. Quản lý nhà nước về quản lý chất lượng thiết kế
Để tăng cường quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng, các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương đã:
- Ban hành các văn bản pháp quy như luật, nghị định, thông tư, các tiêu chuẩn, quy
20
phạm xây dựng nhằm tạo ra môi trường pháp lý cho việc tổ chức thực hiện quản lý chất lượng thiết kế.
- Đề ra các chủ trương, chính sách khuyến khích đầu tư trang thiết bị hiện đại, sản xuất vật liệu mới, nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học trong xây dựng, đào tạo cán bộ, công nhân nhằm nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu quản lý đầu tư xây dựng nói chung và quản lý chất lượng thiết kế nói riêng.
- Tăng cường quản lý chất lượng thông qua các tổ chức chuyên lo về chất lượng tại các hội đồng nghiệm thu các cấp, các cục giám định chất lượng, phòng giám định.
- Có chính sách khuyến khích các đơn vị, tổ chức thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, tuyên dương các đơn vị đăng ký và đạt công trình huy chương vàng chất lượng cao của ngành, công trình chất lượng tiêu biểu của liên ngành.
Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các văn bản pháp quy vào thực tế còn nhiều vấn đề cần thiết phải sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng thiết kế.
1.2.4.2. Tổ chức tư vấn dự án, khảo sát, thiết kế
Với tốc độ tăng nhanh của vốn đầu tư xây dựng hàng năm, hàng vạn dự án vốn của Nhà nước, và của các thành phần kinh tế, của nhân dân được triển khai xây dựng, do vậy các đơn vị tư vấn lập dự án, giám sát, thiết kế tăng rất nhanh lên đến hàng nghìn đơn vị. Bên cạch một số đơn vị tư vấn, khảo sát thiết kế truyền thống, lâu năm, có đủ năng lực, trình độ, uy tín, còn nhiều tổ chức tư vấn khảo sát, thiết kế năng lực còn hạn chế, thiếu hệ thống quản lý chất lượng nội bộ. Mặt khác, kinh phí cho công việc này còn thấp, dẫn đến chất lượng của công tác lập dự án, khảo sát, thiết kế chưa cao, còn nhiều sai sót.
Đối với giai đoạn lập dự án:
- Khảo sát chưa kỹ, lập dự án theo chủ quan của CĐT
- Khâu thẩm định dự án chưa được coi trọng. Các ngành tham gia còn hình thưc, trình độ năng lực của cán bộ thẩm định còn hạn chế
21 Đối với lĩnh vực khảo sát, thiết kế:
- Khảo sát phục vụ thiết kế còn sơ sài, thiếu độ tin cây
- Hệ thống kiểm tra nội bộ của tổ chức khảo sát, thiết kế chưa đủ, chưa tốt còn tình trạng khoán trắng cho cá nhân, tổ đội
- Công tác thẩm định còn sơsài, hình thức.
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, các đồ án thiết kế đã đạt được những thành quả tốt đẹp, tiến một bước tiến dài trong quá trình tự chủ và cơ bản tạo được những diện mạo công trình xây dựng đẹp về thẩm mỹ, bền vững về kết cấu và có quy mô ngày càng lớn. Bên cạnh những thành quả đã đạt được, thời gian qua công tác thiết kế công trình xây dựng mà sản phẩm là các đồ án thiết kế công trình còn tồn tại một số nhược điểm làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động đầu tư xây dựng công trình.
Kết luận Chương 1.
Trong chương 1, tác giả đã đưa ra những khái niệm về chất lượng công trình, quản lý chất lượng công trình thực trạng công tác quản lý chất lượng thiết kế công trình ở nước ta hiện này. Các cơ sở này là những công cụ hữu ích, từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan về công tác quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình.
22
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH N ÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN