Quản lý chất lượng ISO -9000

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế công trình xây dựng tại công ty thiên long (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

2.5. Các hình thức quản lý chất lượng của các đơn vị tư vấn hiện nay

2.5.2. Quản lý chất lượng ISO -9000

a) Tổng quan về ISO

Khái niệm: Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (Tiếng Anh: International Organization for Standardisation - ISO) được gọi theo tên viết tắt là ISO có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là tương đồng, bình đẳng, hàm nghĩa; những tiêu chuẩn của tổ chức này có giá trị tương đương nhau giữa các quốc gia trên thế giới.

Bộ tiêu chuẩn ISO-9000, do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO) ban hành năm 1987, nhằm mục đích đưa ra một số mô hình quản lý chất lượng được chấp thuận ở phạm vi quốc tế và có thể áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

ISO-9000 đề cập tới các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng: Chính sách chất lượng, thiết kế sản phẩm, cung ứng; kiểm soát quá trình ,phân phối dịch vụ sau bán hàng, đánh giá nội bộ, đào tạo, huấn luyện. ISO-9000 là tập hợp những kinh nghiệm quản lý chất lượng đã được thực thi tại nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển.

Bộ tiêu chuẩn ISO-9000 bao gồm các hệ thống tiêu chuẩn sau đây:

- ISO-9001: Đây là hệ thống quản lý chất lượng trong khâu thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật, là hệ thống có phạm vi áp dụng lớn nhất. Nó được sử dụng trong các doanh nghiệp có trách nhiệm thiết kế - triển khai, sản xuất - lắp đạt và dịch vụ cho sản phẩm.

Tiêu chuẩn này bao gồm một loạt các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp, bắt đầu từ trách nhiệm của quản trị cấp cao, chuẩn bị các chỉ tiêu để thẩm tra các yếu tố chính trong quản lý chất lượng toàn diện cho đến việc thẩm tra chất lượng nội bộ để xác minh hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng.

- ISO-9002: Là hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất, lắp đặt tương tự như ISO- 9001, song nó khác ở chỗ chỉ giới hạn cho triển khai làm dịch vụ cho sản phẩm. Đối với doanh nghiệp chỉ sản xuất và lắp đặt sản phẩm thì ISO-9002 thoả mãn các yêu cầu cơ bản.

- ISO-9003: Là hệ thống quản lý chất lượng trong khâu kiểm tra và thử nghiệm cuối

44

cùng. ISO-9003 được áp dụng cho các doanh nghiệp mà sản phẩm ít liên quan tới thiết kế, lắp đặt.

ISO-9003: Bảo đảm với khách hàng về mặt kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng của doanh nghiệp đối với số liệu về chất lượng là đảm bảo tích trung thực, phản ánh thực tế chất lượng sản phẩm bán cho khách hàng. Nếu doanh nghiệp thực hiện đúng theo ISO-9003 thì sản phẩm mà khách hàng nhận được là sản phẩm có chất lượng đúng với tiêu chuẩn thiết kế quy định.

- ISO-9004: Quản trị chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng này là tiêu chuẩn hướng dẫn cách thức triển khai và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng mà ISO- 9001,ISO-9002, ISO-9003 đòi hỏi. Tiêu chuẩn này lưu tâm tới trách nhiệm của nhà quản trị, các nguyên tắc để triển khai hệ thống chất lượngcũng như các yêu cầu phải đạt trước khi thực hiện.

b) Ưu, nhược điểm:

Ưu điểm:

- Thứ nhất:Tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, đồng đều và ổn định hơn . Mặt khác giảm được đáng kể các chi phí do việc phải làm lại, sửa lại các sản phẩm hư hỏng khuyết tật và giảm được sự khiếu nại của khách hàng.

- Thứ hai:Nhờ hệ thống hồ sơ, văn bản được tiêu chuẩn hoá, làm cho các quy định, quy tắc, quyền hạn, trách nhiệm trong khi thực hiện công việc được quy định rõ ràng, mạch lạc. Vì vậy hiệu quả công việc của tất cả các bộ phận cũng như các thành viên được nâng cao. Mặt khác cũng tránh được sự lẫn lộn , tranh chấp , cũng nh sự đổ lỗi lẫn nhau khi có vấn đề xẩy ra.

- Thứ ba:Thực hiện qnản lý theo ISO 9000 đã giúp cho việc nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, cũng như phương pháp tư duy của lãnh đạo và của mọi người trong doanh nghiệp , tạo ra cách thức làm việc thật khoa học, logic mà nhờ đó có cơ hội tăng lợi nhuận và thu nhập.

- Thứ tư:Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 làm cho mối quan hệ giữa các

45

phòng ban gắn bó chặt chẽ hơn trên cơ sở hợp tác do việc xác định sự liên quan của mỗi thành viên , của mọi đơn vị phòng ban đến vấn đề chất lượng.

- Thứ năm:Cách thức quản lý khoa học, chuẩn mực đã giúp các nhà lãnh đạo thoát khỏi những sự vụ hàng ngày, để họ có thể tập trung lo cho những kế hoạch để phát triển công ty.

- Thứ sáu: Tăng thị phần, giảm chi phí và điều quan trọng la tạo ra được hình ảnh của công ty cũng như vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Nhược điểm: Do mục tiêu của ISO chỉ là đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, do đó hoạt động của hệ thống chỉ theo quy chuẩn mà không chú trọng đến việc cải tiến chất lượng sản phẩm, hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn, do đó phải hoạt động theo một hệ thống các quy chế, quy tắc, thủ tục phức tạp từ đó làm nảy sinh nhiều vấn đề khó khăn trong quản lý. Ngoài ra, hoạt động theo hệ thống này, các tổ chức phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để đạt được các chứng chỉ chất lượng.

c) Điều kiện áp dụng:

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được biết đến ở Việt Nam từ năm 1989, cho đến nay nó đó được phổ biến khá rộng ở Việt Nam và được áp dụng trong phạm vi rộng, cho mọi loại hình doanh nghiệp tổ chức miễn sao họ xác định được khách hàng của mình là ai? Và nhu cầu của khách hàng là gì? và có mong muốn lỗ lực nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Kết luận Chương 2.

Trong chương 2, tác giả đã nêu được cơ sở khoa học và các quy định trong quản lý chất lượng thiết kế cong trình Nông nghiệp và PTNT. Ngoài hệ thống pháp lý, các văn bản hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng, tác giả đã làm rõ thành phần, nội dung hồ sơ thiết kế, các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng thiết kế, vai trò và trách nhiệm của các chủ thể liên quan đồng thời đưa ra một số mô hình quản lý của các đơn vị tư vấn hiện nay. Đây chính là tiền đề để tác giả đi vào đánh giá và đề xuất giải pháp một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thiết kế công trình được tác giả nghiên cứu kỹ ở chương 3.

46

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế công trình xây dựng tại công ty thiên long (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)