CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH NN&PTNT TẠI CÔNG TY THIÊN
3.3.3. Các giải pháp khác
3.3.3.1. Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng
Khâu khảo sát là khâu quan trọng tạo nền tảng cho khâu thiết kế được thuận lợi hơn từ đó nâng cao chất lượng công trình. Đơn vị tư vấn cử người có trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm đi khảo sát địa chất, xem xét đặc điểm tự nhiên, hạ tầng, kỹ thuật và đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương nơi công trình dự định xây dựng.
Khảo sát là công tác quan trọng trong thiết kế, khảo sát có tốt, chính xác thì mới là căn cứ để có được bản thiết kế chính xác, hoàn chỉnh. Chính vì vậy Đơn vị khảo sátphải nâng cao chất lượng công tác khảo sát của mình.
a) Các yêu cầu chung để nâng cao hiệu quả công tác khảo sát địa hình:
* Đối với khảo sát địa hình:
Phải xác định rõ mục đích của công tác khảo sát địa hình, địa chất:
- Thu thập số liệu địa hình, thủy văn, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng khu vực.
- Xác định điều kiện ĐCCT tại các vị trí có điều kiện địa chất xấu (nằm dưới bờ kênh, lòng kênh, ...) trên tim tuyến kè thiết kế nhằm thiết kế biện pháp xử lý nền và phân tích lựa chọn quy mô công trình.
- Xác định chính xác và đầy đủ các thông số địa kỹ thuật để thiết kế bổ sung, điều chỉnh giai đoạn lập dự án, đồng thời đề xuất biện pháp xử lý các vấn đề phức tạp về ĐCCT, về nền móng, dự báo các vấn đề bất lợi về ĐCCT khi thi công và đưa công trình vào vận hành và khai thác.
- Vị trí, mặt cắt địa chất các lỗ khoan phải thể hiện trên bình đồ, cắt dọc, cắt ngang;
khoan đúng các vị trí đã được xác định; các hố khoan phải đạt được độ sâu quy định;
công tác khoan và lấp hố khoan phải được thực hiện đúng quy trình, quy phạm hiện hành.
88
- Xác định phạm vị phân bổ, độ sâu, ranh giới của các lớp đất tại khu vực sạt lở, xác định các chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất, vẽ hình trụ hố khoan, mặt cắt địa chất công trình, bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý, lập hồ sơ báo cáo địa chất.
Phải tận dụng tài liệu khảo sát địa hình của giai đoạn trước, của các công trình trong khu vực lân cận.
Kiểm soát chặt chẽ về nội dung, thành phần, khối lượng khảo sát địa hình được quy định trong tiêu chuẩn kỹ thuật và theo đề cương đã được phê duyệt: “Theo TCVN 8477 : 2010: Tiêu chuẩn quốc gia về khảo sát địa chất công trình trong giai đoạn lập dự án và thiết kế; TCVN 8478 : 2010: Tiêu chuẩn quốc gia về khảo sát địa hình công trình trong giai đoạn lập dự án và thiết kế; TCVN 8481: 2010 - Công trình đê điều - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa hình” có quy định rõ thành phần, khối lượng khảo sát trong các giai đoạn thiết kế.
b) Một số giải pháp quản lý công tác khảo sát:
- Phải lập đề cương khảo sát trước khi triển khai công việc. Đề cương khảo sát được chủ nhiệm chuyên ngành và chủ nhiệm dự án phê duyệt;
- Các kỹ sư phải ghi chép nhật ký khảo sát đầy đủ, phải báo cáo thường xuyên tình hình và tiến độ thực hiện công việc với chủ nhiệm khảo sát. Nếu có sự cố xảy ra thì cùng chủ nhiệm chuyên ngành và chủ nhiệm dự án bàn luận tìm cách khắc phục kịp thời;
- Kiểm soát khối lượng khảo sát ngay trong giai đoạn đi đo đạc thăm dò ngoài thực địa. Phải đảm bảo khối lượng khảo sát phù hợp với khối lượng khảo sát đã được phê duyệt trong nhiệm vụ;
- Sau khi có kết quả khảo sát phải tiến hành nghiệm thu và kiểm tra kết quả khảo sát.
Người đứng ra nghiệm thu và kiểm tra là Chủ nhiệm khảo sát. Nội dung sau nghiệm thu và kiểm tra gồm có:
+ Kiểm tra chất lượng báo cáo kết quả khảo sát xây dựng so với nhiệm vụ khảo sát xây dựng và phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đã được phê duyệt.
89
+ Kiểm tra khối lượng công việc khảo sát xây dựng đã thực hiện, xem xét sự phù hợp về quy cách, số lượng và các nội dung khác theo quy định của hợp đồng khảo sát xây dựng;
+ Kết luận về việc nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng, ghi kết quả kiểm tra vào phiếu đánh giá kỹ thuật.
- Đầu tư, nâng cấp máy móc thiết bị mới cho đội khảo sát địa chất, địa hình. Tất cả các máy móc thiết bị phải có giấy chứng nhận kiểm nghiệm, chứng nhận sai số cho phép của đơn vị có chuyên môn kiểm nghiệm, kiểm định máy.
3.3.3.2. Quản lý chất lượng thiết kế
a) Lựa chọn các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng:
* Tác giả đã nghiên cứu các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành và đưa ra các tiêu chuẩn một số quy chuẩn, tiêu chuẩn như sau:
- QCVN 04 - 01: 2010/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thành phần, nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công công trình thủy lợi;
- QCVN 04 - 05: 2012/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế;
- TCVN 8419: 2010 - Công trình Thủy lợi - Thiết kế công trình bảo vệ bờ sông để chống lũ;
- TCVN 8217: 2009: Đất xây dựng công trình thủy lợi;
- TCVN 8218: 2009: Bê tông thủy công - Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 9152: 2012 Công trình thủy lợi - Quy trình thiết kế tường chắn công trình thủy lợi.
- TCVN 4253 - 2012: Công trình thủy lợi - Nền các công trình Thủy công – Yêu cầu thiết kế;
- TCVN 8422:2010, Công trình thuỷ lợi - Thiết kế tầng lọc ngược công trình thuỷ công
90
- TCVN 4116-1985: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy công - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXD 10304 - 2014: Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế;
- 22TCN 211-06: Áo đường mềm - Các tiêu chuẩn và chỉ dẫn thiết kế;
- 22TCN 210-92: Đường giao thông nông thôn - Tiêu chuẩn thiết kế;
* Lựa chọn các phần mềm sử dụng trong thiết kế:
- IDPro :Tính toán thuỷ nông, thuỷ lực của trường Đại học Thuỷ lợi.
- Sap 2014: Tính toán kết cấu.
- Geo-Slope 2007: Tính toán thấm, ổn định, ứng suất ...
- G8 phiên bản năm 2016: Lập dự toán xây dựng cơ bản.
- Microsoft Office: Để tính toán và lập các phụ lục tính toán.
- AutoCAD 2010 để thiết lập các bản vẽ thiết kế.
b) Lựa chọn các chỉ tiêu thiết kế kỹ thuật.
Theo QCVN 04 - 05:2012/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuậtquốc gia - Công trình thủy lợi.
c) Lựa chọn các phương án kỹ thuật công trình phù hợp
Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, nó có tính quyết định đến chất lượng của toàn bộ dự án công trình vì nếu các phương án thiết kế kỹ thuật đã chọn sai ngay từ đầu thì sản phẩm tư vấn thiết kế có chất lượng không đảm bảo yêu cầu sử dụng cũng như không đáp ứng được kỳ vọng của chủ đầu tư đưa ra.
Đội thiết kế và chủ nhiệm thiết kế phải trao đổi, bàn bạc để đưa các phương án kỹ thuật so sánh, từ đó chọn ra được phương án kỹ thuật tối ưu nhất. Phương án kỹ thuật cuối cùng phải được chủ nhiệm thiết kế thông qua đồng thời cũng được sự chấp thuận của chủ đầu tư.
d) Nâng cao hiệu quả công tác tính toán chuyên ngành.
91
Yêu cầu chung để nâng cao hiệu quả công tác tính toán chuyên ngành:
- Chủ nhiệm công trình cần bố trí các kỹ sư có chuyên môn tốt, có kinh nghiệm đảm nhiệm công tác tính toán chuyên ngành. Khi thực hiện cần sử dụng các phần mềm tính toán chuyên ngành tiên tiến nhất hiện nay như Sap v14 để tính toán kết cấu, phần mềm Geo-slop v2014 để tính toán ổn định ... sao cho kết quả tính toán chính xác nhất.
- Các kết quả tính toán phải được kiểm tra kỹ lưỡng bởi nếu xảy ra sai sót, sẽ dẫn đến biện pháp kỹ thuật công trình không đảm bảo như bố trí thép sai, lựa chọn các kích thước công trình không phù hợp với các điều kiện tải trọng, địa hình địa chất.
e) Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán.
* Kiểm soát chặt chẽ công tác bóc tách tính toánkhối lượng:
Công tác bóc tách, tính toán khối lượng là công đoạn đầu tiên để cung cấp tài liệu đầu vào phục vụ công tác lập dự toán - tổng mức đầu tư xây dựng công trình. Ở công tác này cần bố trí nhân sự hợp lý, đảm bảo các kỹ sư đảm nhận công việc là người có năng lực, trong quá trình thực hiện công việc cần kiểm tra chéo để phát hiện sai sót kịp thời.
Nếu như tiên lượng xảy ra sai sót thì chắc chắn kéo theo hồ sơ dự toán - tổng mức đầu tư xây dựng công trình cũng không thể chính xác. Công tác bóc tách khối lượng là công việc không hề đơn giản, kể cả đối với những kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm và có chuyên môn cao. Để có thể đo bóc khối lượng một cách chính xác từ bản vẽ yêu cầu kỹ sư phải có hiểu nhất định về kỹ thuật, hình học, số học,... Thậm chí khi hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt, triển khai thi công xây dựng công trình vẫn không tránh khỏi những sai sót về tiên lượng và dự toán. Tác giả đề xuất một số giải pháp để kiểm soát chặt chẽ hơn nữa công tác đo bóc khối lượng, hạn chế tối đã nhưng sai sót để tăng chất lượng hồ sơ thiết kế:
- Khối lượng xây dựng công trình phải được đo, đếm tính toán theo trình tự phù hợp với quy trình công nghệ, trình tự thi công xây dựng công trình. Khối lượng đo bóc cần thể hiện được tính chất, kết cấu công trình, vật liệu chủ yếu sử dụng và phương pháp thi công thích hợp đảm bảo đủ điều kiện để xác định được chi phí xây dựng.
92
- Tùy theo đặc điểm và tính chất từng loại công trình xây dựng, khối lượng xây dựng đo bóc có thể phân định theo bộ phận công trình như phần ngầm (cốt 00 trở xuống), phần nổi (cốt 00 trở lên), phần hoàn thiện và phần xây dựng khác hoặc theo hạng mục công trình. Khối lượng xây dựng đo bóc của bộ phận công trình hoặc hạng mục công trình được phân thành công tác xây dựng và công tác lắp đặt.
- Các thuyết minh, ghi chú hoặc chỉ dẫn liên quan tới quá trình đo bóc cần nêu rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và đúng quy phạm, phù hợp với hồ sơ thiết kế công trình xây dựng.
Khi tính toán những công việc cần diễn giải thì phải có diễn giải cụ thể như độ cong vòm, tính chất của các chất liệu (gỗ, bê tông, kim loại,...), điều kiện thi công (trên cao, độ sâu, trên cạn, dưới nước,...)
- Các kích thước đo bóc được ghi theo thứ tự chiều dài, chiều rộng, chiều cao (hoặc chiều sâu)
- Các ký hiệu dùng trong bảng tiên lượng phải phù hợp với các ký hiệu trong bản vẽ thiết kế
- Tên gọi các hạng mục công việc trong tiên lượng phải phù hợp với tên gọi công tác xây lắp tương ứng trong hệ thống định mức dự toán xây dựng công trình.
- Công tác đo bóc khối lượng vẫn thường được đo bóc theo vật liệu sử dụng: Trình tự đo bóc khối lượng nên được thực hiện từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống dưới, theo từng hạng mục công trình cụ thể,ưu tiên hạng mục công trình chính trước rồi mới đến hạng mục công trình phụ trợ, theo cốt cao trình để đảm bảo không bị thiếu sót khối lượng.
* Lựa chọn biện pháp thi công phù hợp:
Đối với khu vực có địa hình phức tạp, mật độ dân cư đông đúc thì lựa chọn biện pháp thi công vô cùng quan trọng. Đối với mỗi biện pháp thi công khác nhau thì dự toán công trình sẽ có sự chênh lệch rõ rệt. Để tiết kiệm tối đa chi phí xây dựng công trình, yêu cầu cán bộ dự toán phải am hiểu, có kinh nghiệm về các biện pháp thi công. Đội thiết kế phải đưa ra được biện pháp thi công phù hợp nhất và được chủ nhiệm thiết kế phê duyệt.
93
3.3.3.3. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hồ sơ thiết kế a) Thành lập tổ kiểm tra hồ sơ chuyên trách (Tổ KCS)
Để nâng cao công tác kiểm tra hồ ở mỗi giai đoạn của quy trình thiết kế, đơn vị tư vấn cần thành lập tổ kiểm tra chuyên trách gọi là tổ KCS , đảm nhiệm công việc kiểm tra, kiểm soát hồ sơ trước khi được chuyển sang công đoạn kế tiếp. Tổ KCS có thể đảm nhiệm việc kiểm tra hồ sơ của nhiều dự án trong cùng một thời điểm. Tổ KCS có nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Kiểm tra đề cương tổng quát trước khi trình lên cho chủ nhiệm công trình phê duyệt - Kiểm tra các đề cương chuyên ngành
- Kiểm tra hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất trước khi chuyển cho tổ thiết kế - Kiểm tra hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, kiểm tra dự toán - tổng dự toán.
- Kiểm tra lại tổng thể toàn bộ hồ sơ trước khi bàn giao lại cho chủ đầu tư để thẩm tra, thẩm định.
Tổ kiểm tra do lãnh đạo cơ quan trực tiếp quản lý gồm các kỹ sư có chuyên môn giỏi và kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thiết kế công trình thủy lợi. Tác giả đề xuất Công ty Thiên Long có thể mời các tiến sỹ, giáo sư đã nghỉ hưu, nguyên là giảng viên tại các bộ môn Thủy công, Thi công của trường Đại học Thủy Lợi đảm nhiệm vị trí chuyên gia trong tổ kiểm tra (KCS). Các chuyên gia này có bề dày kinh nghiệm lâu năm, ngoài việc kiếm soát về mặt kỹ thuật của hồ sơ thiết kế còn có thể truyền đạt chuyên môn, tác phong làm việc, lòng yêu nghề cho các kỹ sư trẻ.
Các nội dung cần kiểm tra đối với hồ sơ gồm:
- Trình bày, quy cách, hình thức theo đúng quy định của nhà nước.
- Đáp ứng được yêu cầu đặt ra của chủđầu tư.
- Mức độ đảm bảo an toàn chịu lực của các kết cấu chịu lực của công trình và các yêu cầu về an toàn khác, bao gồm: Sự phù hợp của giải pháp thiết kế nền - móng với đặc
94
điểm địa chất công trình, kết cấu công trình và an toàn đối với các công trình lân cận;
sự phù hợp của giải pháp kết cấu với thiết kế công trình, với kết quả khảo sát xây dựng và với công năng của công trình
- Sự phù hợp của thiết kế với các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình;
- Sự hợp lý của thiết kế để đảm bảo tiết kiệm chi phí trong xây dựng công trình: Kiểm tra việc áp dụng đơn giá, định mức của dự toán; đánh giá giải pháp thiết kế về tiết kiệm chi phí xây dựng.
b) Các yêu cầu đối với tổ KCS:
- Tổ KCS phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng hồ sơ thiết kế trước chủ nhiệm công trình cũng như lãnh đạo Viện.
- Ý kiến đánh giá chất lượng hồ sơ phải được ghi chép bằng văn bản, gửi đến tất cả các chủ nhiệm chuyên ngành và các đội thiết kế. Sau khi có ý kiến đánh giá hồ sơ thì tổ KCS và đội thiết kế phải họp với nhau, cùng bàn bạc và thống nhất các lỗi cần sửa để đưa ra giải pháp tối ưu nhất, nội dung cuộc họp được ghi chép đầy đủ vào biên bản (Mẫu biên bản họp hội đồng thiết kế - phụ lục 2) Tránh trường hợp tổ kiểm tra áp đặt ý kiến lên đội thiết kế.
- Các thành viên trong tổ kiểm tra phải theo dõi sát sao quá trình thiết kế dự án, phải hiểu biết về tình hinh dự án mới có thể đưa ra các ý kiến đánh giá chính xác nhất.
- Đội ngũ chuyên viên của tổ kiểm tra phải được tuyển chọn từ những kỹ sư có năng lực chuyên môn vững vàng, nắm rõ các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình, đủ trình độ chuyên môn phù hợp với công tác và có đủ phẩm chất đạo đức trong công việc.
c) Quy trình kiểm tra hồ sơ:
95
Hình 3.5. Quy trình kiểm tra hồ sơ 1. Tiếp nhận hồ sơ:
Tổ KCS tiếp nhận hồ sơ thiết kế từ đội thiết kế chuyên ngành. Khi giao nhận tài liệu phải có biên bản giao nhận tài liệu ghi rõ ngày giờ giao nhận và có ký nhận của các kỹ sư liên quan.
2. Kiểm tra hồ sơ
Tổ trưởng bố trí kỹ sư có chuyên môn phù hợp để kiểm tra hồ sơ vừa được bàn giao.
Cán bộ kiểm tra thống kê tất cả các sai sót cần chỉnh sửa, ý kiến góp ý vào phiếu kiểm tra. Sau khi nhận được phiếu kiểm tra, chủ nhiệm chuyên ngành bố trí kỹ sư chỉnh sửa hồ sơ thiết kế. Nếu không đồng ý với ý kiến góp ý của tổ kiểm tra thì phải có giải trình thỏa đáng và được tổ kiểm tra chấp nhận.
3. Báo cáo kết quả kiểm tra
Đội KCS xuất bản báo cáo kết quả kiểm tra cho chủ nhiệm thiết kế và các chủ nhiệm chuyên ngành.
4. Phê duyệt hồ sơ
Sau khi đã chỉnh sửa, tổ thiết kế chuyển lại hồ sơ cho tổ KCS. Sau khi kiểm tra xong không còn sơ sót gì kỹ sư chịu nhiệm công tác kiểm tra ký tên vào phiếu đánh giá kỹ thuật (Mẫu phiếu đánh giá hồ sơ -Phụ lục 1) để thông qua hồ sơ. Chủ nhiệm dự án,chủ nhiệm chuyên ngành, kỹ sư ký vào khung tên của mình. Hồ sơ được trình lên lãnh đạo cơ quan xem xét lần cuối và chuyển sang bước tiếp theo.