CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH NN&PTNT TẠI CÔNG TY THIÊN
3.2. Phân tích thực trạng chất lượng thiết kế tại công ty
3.2.2. Thực trạng chất lượng thiết kế tại công ty
Từ khi thành lập đến nay Công ty đã thực hiện tư vấn thiết kế rất nhiều dự án từ nhỏ đến lớn. Một số dự án tiêu biểu như sau:
1. Dự án: Cải tạo, nâng cấp kênh tiêu 71 - Trạm bơm Gia Khánh - Huyện Thường Tín - Thành phố Hà Nội.
Địa điểm xây dựng: Huyện Thường Tín - Thành phố Hà Nội.
Gói thầu: Tư vấn khảo sát, lập dự án đầu tư (bước 1), lập thiết kế bản vẽ thi công và Tổng dự toán(bước 2).
Chủ đầu tư: UBND huyện Thường Tín.
Đại diện Chủ đầu tư: Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Thường Tín.
Thời gian thực hiện: Năm 2009-2011.
Quy mô đầu tư: Tuyến kênh tiêu 71 đến trạm bơm Gia Khánh có tổng chiều dài là L=8.268,7m, trong đó:
- Kênh kiên cố hóa kết hợp nạo vét: Dọc tuyến đường 71 dài L = 5.045,2m.
- Nạo vét đoạn kênh nối tiếp kênh tiêu 71 từ cống Đường sắt đến trạm bơm Gia Khánh: Chiều dài 3.223,5m.
Tổng mức đầu tư: 28.850.000.000 đồng.
2. Dự án: Nạo vét, sửa chữa, nâng cấp hệ thống kênh tiêu Chính Tây thuộc hệ thống thủy nông Mỹ Thành - Nam Định
Địa điểm xây dựng: Huyện Mỹ Lộc - Tỉnh Hà Nội.
Gói thầu: Tư vấn khảo sátđịa hình, địa chất, lập dự án đầu tư(bước 1), lập thiết kế bản vẽ thi công và Tổng dự toán(bước 2).
57
Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Mỹ Thành.
Thời gian thực hiện: Năm 2011-2013.
Quy mô đầu tư: Nạo vét, kiên cố hóa trục kênh tiêu cấp I là kênh Chính Tây; các kênh tiêu nhánh cấp 2 là kênh tiêu CT1, CT3 và một số công trình trên tuyến kênh (cầu máng, cầu qua kênh, cống qua đường, cống lấy nước…) để đảm bảo năng lực vận chuyển nước từ trong hệ thống cấp 2, cấp 3 nội đồng tới trục tiêu chính của trạm bơm để tiêu thoát nước nhanh nhằm giảm thiệt hại sản xuất nông nghiệp và chống ô nhiễm môi trường đảm bảo giao thông 2 bờ kênh trong vùng.
Tổng mức đầu tư: 50.810.962.000 đồng.
3. Dự án: Cứng hóa đoạn kênh kết hợp làm đường giao thông kênh Từ Vân đến Kiều Thụy, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội.
Địa điểm xây dựng: Huyện Thường Tín - Thành phố Hà Nội.
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập dự án đầu tư (bước 1), lập thiết kế bản vẽ thi công và Tổng dự toán (bước 2).
Chủ đầu tư: UBND huyện Thường Tín.
Đại diện Chủ đầu tư: Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Thường Tín.
Thời gian thực hiện: Năm 2011-2015.
Quy mô đầu tư:
- Cải tạo, gia cố đảm bảo an toàn cho kênh, cứng hóa mặt một bên bờ kênh kết hợp làm đường giao thông nội đồng, chiều dài khoảng 3.215,7m;
- Cải tạo, chỉnh trang các công trình tiêu thoát nước dân cư và hạ tầng kỹ thuật liên quan: Xây dựng lại 20 cống tròn qua kênh, xây dựng 01 cống qua kênh kết hợp làm đường giao thông, sửa chữa, nâng cấp và làm mới 03 cầu qua kênh và cầu vào xã Thắng Lợi.
58 Tổng mức đầu tư: 47.006.794. 000 đồng.
4. Dự án: Xử lý sạt lở đoạn đê Sông Nhuệ qua địa bàn xã Tân Minh, huyện Thường Tín.
Địa điểm xây dựng: Huyện Thường Tín - Thành phố Hà Nội.
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật.
Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội.
Đại diện Chủ đầu tư: Ban quản lý các dự án Nông nghiệp - Thủy lợi.
Thời gian thực hiện: Năm 2013-2014.
Quy mô đầu tư:
- Kè bảo vệ bờ đê (Tường BTCT), chiều dài 289,9 m;
- Làm mới đường bê tông, chiều dài 99,2m;
- Làm lại đường bê tông, chiều dài khoảng 370,5 m;
- Lát mái đê, chiều dài 242,8m bằng đá xây VXM dày 30cm;
- Xây tường sườn hộ chân, tổng chiều dài 292,7m, phần trên mái gia cố bằng đá xây VXM dày 30cm;
- Xây lại cống xả qua đê trạm bơm Phúc Trại;
- Thả rọ đá một hàng đá hộ chân, chiều dài 27,1m;
- Cải tạo, chỉnh trang các công trình tiêu thoát nước dân cư và hạ tầng kỹ thuật liên quan.
Tổng mức đầu tư: 14.971.008.000 đồng.
5. Dự án: Xử lý cấp bách sạt lở bờ hữu sông Hồng khu vực kè Phương Độ với chiều dài khoảng 600m, tương ứng từ K35+000 đến K35+600 đê Hữu Hồng, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
Địa điểm xây dựng: Huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội.
59
Gói thầu: Tư vấn khảo sát, lập phương án xử lý cấp bách, lập Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật.
Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội.
Đại diện Chủ đầu tư: Ban QLDA đầu tư và xây dựngHà Nội. Thời gian thực hiện: Năm 2014.
Quy mô đầu tư:
- Hộ chân bổ sung tuyến kè cũ với chiều dài tuyến chân kè 630,79m;
- Khôi phục gia cố đỉnh chân kè cũ (cơ kè) ở cao trình +6,0m trên chiều dài 633,71m.
- Hình thức kết cấu:
+ Thả đá hộ chân lòng sông đến cao trình +5,5m, hệ số mái m=2,0. Chiều dài đường đỉnh chân kè là 633,71m;
+ Xếp đá hộc chèn chặt khôi phục cơ kè ở cao trình +6.00m dày 0,5m , bề rộng cơ bổ sung Bmin=5m. Chiều dài đường đỉnh chân kè là 633,71m.
Tổng mức đầu tư: 13.291.010.000 đồng.
6. Dự án: Xử lý cấp bách sạt lở đê tả Bùi khu vực K10+400 và K13+300 thuộc địa bàn thôn 5, xã Quảng Bị, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội.
Địa điểm xây dựng: Xã Quảng Bị - Huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội.
Gói thầu: Tư vấn khảo sát, lập phương án xử lý cấp bách, lập Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật.
Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội.
Đại diện Chủ đầu tư: Ban quản lý các dự án Nông nghiệp - Thủy lợi Hà Nội.
Thời gian thực hiện: Năm 2014.
Quy mô đầu tư:
60
- Đắp đất tạo mái kết hợp trồng cỏ và thả rọ đá hộ chân phíahạ lưu với 02 vị trí: vị trí 1 tại khu vực K10+400 có chiều dài 174m, vị trí 2 tại khu vực K13+300 có chiều dài 52,5m;
- Hộ chân bằng ống buy đường kính D=1,0m dày 10cm, trong ống buy thả đá hộc rời đoạn thượng lưu khu vực K13+300 có tổng chiều dài 336,7m bao gồm các đoạn: Đoạn từ C0 đến C7A dài 141,8m; đoạn từ C10 đến C13 dài 56m; đoạn C13 đến C20 dài 138,9m;
- Hộ chân bằng tường trọng lực kết cấu đá xây VXM M100 đoạn thượng lưu khu vực K13+300 khu vực qua lăng ông Ngô có chiều dài 35,8m;
- Lát mái kè bằng đá hộc xếp khan chiều dày 30cm trong khung bê tông cốt thép toàn tuyến đoạn thượng lưu K13+300 có chiều dài đường đỉnh kè 372,5m;
- Xây đoạn tường trọng lực kết cấu đá xây VXM M100 từ C7+00m đến C9+00m dài 37m qua Lăng ông Ngô;
- Làm tuyến đường quản lý trên đỉnh kè từ C0 đến C13 có chiều dài 235,6m bề rộng 2m kết cấu bê tông M200 dày 20cm, dưới lót nilon và cát lót 2cm;.
Tổng mức đầu tư: 9.632.199.000 đồng.
7. Dự án: Xử lý cấp bách chống sạt lở kênh xả trạm bơm Cộng Hòa, đoạn từ Km0+200 đến Km0+350, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội.
Địa điểm xây dựng: Xã Cộng Hòa - Huyện Quốc Oai - Thành phố Hà Nội.
Gói thầu: Tư vấn khảo sát, lập phương án xử lý cấp bách, lập Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật.
Chủ đầu tư: UBND huyện Quốc Oai.
Đại diện Chủ đầu tư: Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Quốc Oai. Thời gian thực hiện: Năm 2014.
Quy mô đầu tư:
- Xử lý cấp bách đoạn sạt lở có chiều dài 182,4m. Cụ thể như sau:
61
+ Phần kè: Chân kè được hộ bằng kênh bê tông cốt thép M250 rỗng đáy. Bề rộng đáy kênh 6,5m, chiều cao kênh 1,5m. Phần mái kênh từ cao trình đỉnh tường kênh đến cao trình +7.0 gia cố bằng đá xây VXM M100dày 30cm, từ cao trình +7.0 đến cao trình đỉnh kênh trồng cỏ trong khung bê tông cốt thép. Bố trí bậc lên xuống ở cả 2 bờ tại một số vị trí. Bậc lên xuống kết cấu bê tông M200.
+ Phần đường: Làm mới mặt đường bê tông bên bờ hữu có chiều dài dài 187m và dốc lên đê hữu Đáy có chiều dài 55m.
Tổng mức đầu tư: 12.010.452.000 đồng.
8. Dự án: Xử lý cấp bách chống sạt lở bờ tả sông Nhuệ đoạn từ trạm bơm Vĩnh Mộ I đến cuối thôn Vĩnh Mộ, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội.
Địa điểm xây dựng: Xã Nguyễn Trãi - huyện Thường Tín - Thành phố Hà Nội.
Gói thầu: Tư vấn khảo sát, lập dự án (thiết kế BVTC, dự toán) dự án. Chủ đầu tư: UBND huyện Thường Tín.
Đại diện Chủ đầu tư: Ban QLDA Nông nghiệp - Thủy lợihuyện Thường Tín. Thời gian thực hiện: Năm 2015.
Quy mô đầu tư:Xử lý cấp bách đoạn sạt lở có chiều dài 415m kết hợp làm đường giao thông. Cụ thể như sau:
- Phần kè: Chân kè hộ chân bằng 3 lớp rọ đá, trong đó rọ đá 2 lớp phía dưới KT (2x1x1)m, 1 lớp rọ đá trên cùng có KT( 2x1x0,5)m , đỉnh rọ đá đặt ở cao trình +0.2, đáy rọ đá đặt ở cao trình -2.30, dưới đáy rọ có lớp dăm lót đá (1x2) dày 10cm, gia cố nền rọ đá bằng cọc bạch đàn D=8-10cm, dài 2,5m, mật độ 16 cọc/1m2.
+ Mái kè đắp đất cấp III, dung trọng đất đắp γk =1,45(T/m3). Từ cao trình +4.60 trở xuống mái kè được gia cố bằng đá hộc xếp khan dày 30cm trong khung bê tông cốt thép, dưới lớp đá hộc là lớp dăm lót đá 1x2 dày 10cm, hệ số mái m=1,50. Từ cao trình +4.60 trở lên mái kè được trồng cỏ trong khung bê tông. Khung bê tông cốt thép được
62
chia thành các đơn nguyên, mỗi đơn nguyên dài 11.8m, giữa các đơn nguyên có bố trí khe lún. Dầm dọc giữa mái kè BTCT M200 đá 1x2 kt : bxh=(0.25x0.3)m; Dầm ngang mái kè BTCT M200 đá 1x2 kt: bxh= (0.25x0.3)m, lót đáy dầm bằng 10cm BT M100;
+ Bố trí các bậc lên xuống phục vụ dân sinh.
- Phần đường: Làm lại và làm mới mặt đường bằng bê tông với chiều dài 415m. Tổng bề rộng đường 7m, trong đó mặt bê tông rộng 5m, lề đường 2 bên, mỗi bên rộng 1,0m.
Kết cấu mặt đường từ trên xuống như sau: 20cm bê tông M250 đá 1x2, nilon tái sinh, đá dăm cấp phối dày 20cm, 30cm đất đắp nền đường đất đồi hệ số đầm chặt K=0.98. Lề đường: Bố trí cọc tiêu 2 bên lề đường để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, bố trí rãnh thu nước bên lề đường.
Tổng mức đầu tư: 15.937.427.000 đồng.
9. Dự án: Xử lý cấp bách chống sạt lở bờ hữu sông Nhuệ khu vực từ trạm bơm Thiên Đông đến đầu làng Liễu Nội, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín.
Gói thầu: Tư vấn khảo sát, lập phương án xử lý cấp bách, lập thiết kế bản vẽ thi công - Dự toán công trình.
Chủ đầu tư: UBND huyệnThường Tín.
Đại diện Chủ đầu tư: Ban QLDA Nông nghiệp - Thủy lợi huyện Thường Tín.
Thời gian thực hiện: Năm 2015.
Quy mô đầu tư: Xử lý cấp bách đoạn sạt lở có chiều dài 343,3m kết hợp làm đường giao thông. Cụ thể như sau:
- Phần kè:
+ Thượng lưu Gia cố nền đất yếu bằng 4 hàng cọc xi măng đất đường kính D800 phía sông, trong đó: 2 hàng phía trong dài 9m, 2 hàng phía ngoài dài 8m, mật độ 1.8m/cọc;
Hộ chân mái kè bằng rọ đá KT (2x1x1)m; Gia cố mái kè bằng đá hộc xếp trong khung BTCT M200; Bố trí các bậc lênxuống phục vụ dân sinh.
63
+ Hạ lưu: Đắp đất tạo mái tại các đoạn ao hạ lưu từ C5 đến C10
- Phần đường: Làm lại và làm mới mặt đường bằng bê tông M250 với chiều dài 343.3m. Bề rộng mặt đường 3m, lề đường 2 bên rộng 0,5m. Bố trí cọc tiêu 2 bên lề đường, bố trí rãnh thu nước.
Tổng mức đầu tư: 22.100.000.000 đồng.
10. Dự án: Xử lý cấp bách chống sạt trượt kênh xả trạm bơm Cộng Hòa, đoạn từ K0+350 ra đến Sông Đáy, xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai.
Gói thầuTư vấn khảo sát, lập dự án (thiết kế BVTC, dự toán). Chủ đầu tư: UBND huyện Quốc Oai.
Đại diện Chủ đầu tư: Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Quốc Oai. Thời gian thực hiện: Năm 2016.
Quy mô đầu tư: Xử lý cấp bách đoạn sạt lở có chiều dài 494m. Cụ thể như sau:
- Phần kè: Chân kè được gia cố bằng kênh bê tông cốt thép m250, bề rộng đáy kênh 6,5m, chiều cao kênh 1,5m. Phần mái kênh: Từ cao trình đỉnh tường kênh đến cao trình +7.0 gia cố bằng đá xây VXM M100 dày 30cm; Từ cao trình +7.0 đến cao trình đỉnh kênh trồng cỏ trong khung bê tông cốt thép; Bố trí các bậc lên xuống ở cả 2 bờ (khoảng cách 50m/1 bậc) với kết cấu đá xây VXM M100.
- Phần đường: Làm mới mặt đường bê tông bên bờ hữu với tổng chiều dài: 361m với kết cấu: Nền bê tông M250, dày 10cm, bề rộng 1,5m.
Tổng mức đầu tư: 21.385.765.000 đồng.
11. Dự án: Cải tạo, nâng cấp hệ thống tưới, tiêu trạm bơm Cự Thần, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
Gói thầu Tư vấn khảo sát, lập dự án đầu tư (bước 1), lập thiết kế bản vẽ thi công và Tổng dự toán (bước 2).
64
Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy lợi Sông Đáy.
Đại diện Chủ đầu tư: Ban QLDA ĐTXD công trình: Cải tạo, nâng cấp hệ thống tưới, tiêu trạm bơm Cự Thần, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
Thời gian thực hiện: Năm 2013 - nay.
Quy mô đầu tư:
- Xây mới trạm bơm Cự Thần 1 gồm: nhà trạm, bể hút, bể xả, hệ thống cốngphục vụ tưới tiêu khu vực đầu mối, cổng tường rào, đường giao thông vào nhà trạm;
- Xây mới trạm bơm Cự Thần 2 gồm: nhà trạm, bể hút, bể xả, hệ thống cống phục vụ tưới tiêu khu vực đầu mối, cổng tường rào, đường giao thông;
- Cải tạo nâng cấp trạm biến áp cho hai trạm bơm;
- Xây mới Nhà quản lý chung cho hai trạm bơm;
- Xóa bỏ trạm bơm của địa phương ở cuối kênh Hàng Cây.
Tổng mức đầu tư: 45.697.868.000 đồng.
12. Ngoài ra còn một số dự án công ty đang triển khai thực hiện như:
- Dự án: Cải tạo, nâng cấp, khơi thông dòng chảy ngòi Thạch Thán - Ngọc Mỹ - Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
- Dự án: Hoàn trả trạm bơm Ỷ La - Khu ĐTM Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
- Dự án: Xử lý cấp bách chống sạt lở bờ sông tương ứng K10+550 đê Vân Cốc, xã Thọ An và K2+800 mái thượng lưu đê Tiên Tân xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.
- Dự án: Xử lý cấp bách sự cố nứt, sạt mái đê Tả Đáy từ Km31+150 đến Km31+450 thuộc xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai.
65
Và còn nhiều dự án công ty đã và đang thực hiện khác.
Đến thời điểm hiện tại Công ty đã và đang thực hiện thiết kế nhiều dự ánthu được một số kết quả đạt cùng những tồn tại như sau:
3.2.3.2.Kết quả đạt được
Đến nay các dự án do công ty thiết kế đã và đang được đưa vào sử dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được các yêu cầu của Chủ đầu tư cũng như đáp ứng được nhu cầu cần thiết phải đầu tư xây dựng.
3.2.3.3.Những tồn tại
a) Tồn tại trong khâu khảo sát
Công tác khảo sát vô cùng quan trọng, tuy nhiên đội ngũ khảo sát còn mỏng, kinh nghiệm khảo sát còn yếu, nên mỗikhi có dự án Công ty thường phải điều động nhân sự từ các phòng ban khác kết hợp vớithuê khảo sát từ bên ngoài dẫn đến mức độ chuyên nghiệp chưa cao, tiến độ dự án nhiều lúc bị chậm trễ, chất lượng còn hạn chế, chưa linh hoạt trong nhiều tình huống, không khảo sát chi tiết đầy đủ dẫn đến việc thiết kế còn nhiều thiếu xót, đưa ra phương án thiết kế chưa được tối ưu nhất. Cụ thể như sau:
- Dự án: Cải tạo, nâng cấp kênh tiêu 71 - Trạm bơm Gia Khánh - Huyện Thường Tín - Thành phố Hà Nội. Quá trình khảo sátkhông đầy đủ, chi tiết đến khi thi công mới phát hiện và thiết kế bổ sung một số đoạn kè, các công trình trên tuyến kênh (Cống thoát nước, cống qua đường…);
- Dự án: Cứng hóa đoạn kênh kết hợp làm đường giao thông kênh Từ Vân đến Kiều Thụy, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội. Quá trình khảo sát không điều tra, tìm hiểu đường vận chuyển vật liệu vào thi công, khảo sát còn thiếu các vị trí cống qua đường, cống thoát nước đến khi thi công mới phát sinh phần vận chuyển vật liệu vào thi công và thiết kế bổ sungcác công trình trên tuyến kênh.
- Dự án: Xử lý cấp bách sạt lở đê tả Bùi khu vực K10+400 và K13+300 thuộc địa bàn thôn 5, xã Quảng Bị, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội. Quá trình khảo sát điều tra, thu thập tài liệu mực nước sông Bùi không chính xác (sông Bùi với đặc điểm nước
66
về nhanh và thoát nhanh) dẫn đến việc thiết kế biện pháp thi công chưa đúng đến khi thi công bị lũ quét và phải điểu chỉnh bổ sung.
- Dự án: Xử lý cấp bách chống sạt lở bờ tả sông Nhuệ đoạn từ trạm bơm Vĩnh Mộ I đến cuối thôn Vĩnh Mộ, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội. Quá trình khoan khảo sát địa chất không đánh giá đúng các lớp đất dẫn đến khi thi công đoạn kè tiếp giáp với Đình gặp hiện tường cát đun, cát chảy, biện pháp thi công thay đổi từ việc đắp đê quây chuyển sang đóng cừ Larsen làm tăng chi phí đầu tư xây dựng.
b) Tồn tại trong khâu thiết kế
Chất lượng hồ sơ không đồng đều, vẫn còn nhiều hồ sơ có chất lượng chuyên môn chưa cao. Một số dự án bản vẽ chưa đầy đủ, chưa thể hiện rõ ràng gây khó khăn cho thi công. Một số dự án khi thiết kế dùng máy, nhưng ra thực tế chỉ thi công được bằng thủ công và ngược lại. Một số hồ sơ tư vấn chưa được đầu tư đúng mức, còn thiếu tư duy sáng tạo, đơn điệu, thậm chí còn máy móc, dập khuân, đối phó dẫn đến chất lượng thấp, lãng phí.
Việc thể hiện hồ sơ trong nhiều trường hợp còn thiếu tính hệ thống, thiếu tính khoa học và thiếu tính chuyên nghiệp. Nhiều hồ sơ còn thiếu sự phối hợp giữa các bộ môn.
Một số trường hợp vai trò của người làm tư vấn còn bị hạn chế, còn chạy theo đơn thuần, ý kiến của CĐT. Ngược lại một số trường hợp lại thiếu sự linh hoạt, cứng nhắc làm ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng.
Một số dự án vẫn còn tình trạng thiết kế điều chỉnh, bổ sung do khi việc điều chỉnh thiết kế, điều chỉnh dự toán do thiết kế bổ sung
Cụ thể như sau:
- Dự án: Cải tạo, nâng cấp kênh tiêu 71 - Trạm bơm Gia Khánh - Huyện Thường Tín - Thành phố Hà Nội và dự án: 3. Dự án: Cứng hóa đoạn kênh kết hợp làm đường giao thông kênh Từ Vân đến Kiều Thụy, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội. Một phần do qua trình khảo sát không đầy đủ, không chi tiết, một phần do bộ phận thiết kế không đi rà soát lại thực tế, dựa vào kết quả khảo sát nên có nhiều thiết kế bổ sung