CHƯƠNG 1. ĐẶC TRƯNG PHÁP LÝ CỦA NHÓM TỘI "CỐ Ý XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI" VÀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM NÀY DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
1.3. Tình hình tội phạm "cố ý xâm phạm tính mạng của con người" do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Long An
1.3.3. Động thái của tội phạm "cố ý xâm phạm tính mạng của con người"
Động thái của nhóm tội phạm "CYXPTM của con người" do NCTN thực hiện từ năm 2007 đến năm 2011 là sự phản ánh xu hướng tăng, giảm của nhóm tội phạm này do NCTN thực hiện trong khoảng thời gian đó. Những thông tin về động thái của THTP giúp chúng ta xác định được quy luật vận động của THTP do NCTN thực hiện và dự đoán được nó. Dựa trên những thông tin này, cơ quan hữu quan xây dựng hệ thống các biện pháp phòng chống các tội phạm "CYXPTM của con người"
do NCTN thực hiện phù hợp với thực tế, mang lại hiệu quả thiết thực.
Diễn biến của THTP "CYXPTM của con người" do NCTN thực hiện thể hiện bởi động thái về thực trạng và động thái về cơ cấu của tội phạm này. Động thái về thực trạng của nhóm tội phạm "CYXPTM của con người" do NCTN thực hiện thể hiện ở sự tăng giảm về số lượng của tội này trong khoảng thời gian nhất định.
Bảng 1.4. Sơ đồ biểu thị sự tăng, giảm số vụ phạm các tội "giết người" do NCTN thực hiện trên địa bàn tỉnh Long An đã bị xét xử từ năm 2007 đến 201112
3
6
2
6
11
0 5 10 15
2007 2008 2009 2010 2011
số vụ
Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy số vụ phạm tội tăng theo thời gian. Chỉ duy nhất có năm 2009 số vụ phạm tội "CYXPTM của con người" do NCTN thực hiện giảm mạnh so với năm trước liền kề (giảm 4 vụ, tỷ lệ giảm 66,67%), nhưng sau đó (năm 2010) tăng lại bằng với năm 2008. Tội phạm tăng liên tục từ năm 2010 đến năm 2011. Năm 2010 tăng 4 vụ, tỷ lệ tăng 66,67%, năm 2011 tiếp tục tăng 5 vụ, tỷ lệ tăng 83,33%. THTP là một hiện tượng xã hội, nó luôn vận động dưới sự tác động
12 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An, tlđd số 2.
về nhiều mặt nên việc tăng giảm số lượng phạm tội cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thông qua số liệu tăng giảm này cũng cho chúng ta đánh giá được hiệu quả của công tác phòng chống các tội phạm "CYXPTM của con người" do NCTN thực hiện. Để đạt được hiệu quả trong công tác phòng chống tội phạm này do NCTN thực hiện chúng ta xác định nguyên nhân và điều kiện đã tác động đến sự tăng giảm của tội phạm này, xác định khoảng thời gian nào tội phạm tăng, giảm, từ đó đối chiếu với công tác phòng chống tội phạm đã được tiến hành trong thực tiễn tương ứng với thời gian đó.
Sơ đồ biểu thị sự tăng giảm số vụ phạm các tội "CYXPTM của con người" do NCTN thực hiện còn cho chúng ta thấy diễn biến của THTP này rất phức tạp, sự tăng giảm số lượng không đồng đều giữa các năm. Nhìn vào sơ đồ chúng ta có thể nhận định được nhịp sống của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tác động thúc đẩy THTP. Cũng qua sơ đồ ta thấy các tội phạm "CYXPTM của con người" do NCTN thực hiện có tốc độ tăng nhiều hơn tốc độ giảm. Chu kỳ các tội phạm này do NCTN thực hiện tăng từ năm 2007 đến năm 2008, chỉ giảm xuống trong năm 2009, rồi sau đó tăng liên tục trong những năm tiếp theo sau. Điều này có thể nói lên rằng, mặc dù rất nhiều cố gắng nhưng công tác phòng chống tội phạm "CYXPTM của con người" do NCTN thực hiện trong những năm qua chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Động thái về thực trạng của tội phạm "CYXPTM của con người" do NCTN thực hiện còn được thể hiện ở sự tăng giảm về số người thực hiện tội phạm này.
Đường biểu thị sự tăng giảm số người phạm tội hàng năm gần như tỷ lệ nghịch với đường biểu thị sự tăng giảm số vụ phạm tội "CYXPTM của con người" do NCTN thực hiện. Nếu như số vụ phạm các tội phạm này do NCTN thực hiện giảm thấp nhất vào năm 2009 (2 vụ), thì đây lại là năm mà số người phạm tội này tăng cao nhất (15 người). Số vụ tội phạm tăng vào năm 2008, giảm vào năm 2009 và tăng liên tục từ hai năm cuối. Ngược lại đường biểu thị sự tăng giảm số người phạm nhóm tội này cho thấy số người phạm tội tăng liên tục trong những năm đầu từ năm 2007 đến 2009, giảm xuống duy nhất một năm 2010, sau đó lại tiếp tục tăng vào năm liền kề. Nhìn vào hai sơ đồ biểu thị sự tăng giảm số vụ và số NCTN phạm các tội "CYXPTM của con người" và bảng 1.3 cũng như quá trình nghiên cứu bản án cho thấy tội phạm này được thực hiện với hình thức đồng phạm rất cao. Chỉ có 28 vụ nhưng với 51 bị cáo bị đưa ra xét xử. Trung bình mỗi vụ có 1,82 người cùng thực hiện tội phạm.
Bảng 1.5. Sơ đồ biểu thị sự tăng, giảm số người phạm nhóm tội "giết người" do NCTN thực hiện trên địa bàn tỉnh Long An đã bị xét xử từ năm 2007 đến 201113
Vì động thái về thực trạng của THTP nói chung, cũng như động thái về thực trạng của THTP "CYXPTM của con người" do NCTN thực hiện là những biểu hiện ra bên ngoài của nó nên khi nghiên cứu chúng ta chỉ mới quan sát sự thay đổi của tội phạm này trong trạng thái tĩnh. Động thái về cơ cấu sẽ cung cấp thông tin về sự vận động của loại tội phạm này trong mối quan hệ tương tác với THTP nói chung.
Động thái về cơ cấu của THTP được phản ánh bằng tỷ trọng của tội phạm này trên tổng số vụ phạm tội.
Bảng 1.6. So sánh tương quan giữa số bị cáo là NCTN phạm tội giết người từ Điều 93 đến Điều 96 BLHS với tổng số bị cáo là NCTN phạm các tội khác đã bị xét xử từ
năm 2007 đến 2011 tại Long An14.
4
1 1 1 5
8
1 3
6 5 6 8
6 2
5 3
4 4
0 1 0 2 0 3 0 4 0 5 0 6 0 7 0 8 0
2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1
Số bị cáo là NCTN phạm tội giết người từ Điều 93 đến Điều 96 BLHS Tống số bị cáo là NCTN phạm tội
Nhìn vào đường biểu diễn số NCTN phạm tội giết người so với tổng số NCTN phạm các tội khác ta thấy số NCTN phạm tội nói chung đang có chiều hướng giảm theo thời gian trong khi số NCTN phạm tội giết người thì ngược lại. Mặc dù có giảm trong một năm (2010), song số lượng NCTN phạm tội giết người giảm trong năm này không nói lên được tính chất ổn định của tội phạm mà tội phạm này vẫn tăng liên tục theo từng năm trước đó và tăng vọt sau đó, cho thấy tội phạm đối với loại tội này vẫn còn phức tạp. Từ bảng so sánh 1.6, chúng ta nghiên cứu đường biểu
13 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An, tlđd số 2.
14 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An, tlđd số 2.
4
11
15
8
13
0 5 10 15 20
2007 2008 2009 2010 2011
số bị cáo
diễn sự thay đổi về cơ cấu của tội phạm giết người do NCTN thực hiện ở bảng 1.7.
Theo số liệu thống kê tại bảng 1.3 cho thấy số NCTN phạm vào nhóm tội phạm
"CYXPTM của con người" từ năm 2007 đến năm 2011 so với tổng số NCTN phạm các tội khác là 51/292 bị cáo, tỷ trọng trung bình là 17.50%. Năm 2011 là năm có tỷ trọng NCTN phạm tội giết người cao nhất, 29,54% so với NCTN phạm các tội khác. So với tỷ trọng trung bình cao hơn 12,04%. Năm có tỷ trọng thấp nhất là năm 2007, 6,15%, thấp hơn tỷ trọng trung bình 11,35%. Nhìn vào đường biểu diễn sự thay đổi về cơ cấu của tội phạm "CYXPTM của con người" do NCTN thực hiện tại bảng 1.6 cho thấy mức độ tội phạm do NCTN thực hiện ngày càng tăng theo thời gian. Tăng đều từ năm 2007 đến năm 2009, tăng trung bình 9,02%. Chỉ duy nhất có năm 2010 tỷ trọng này giảm đi 9,10% so với năm liền kề trước đó, tuy nhiên sau đó tăng vọt lên đến 29,54%, tăng 14,45%. Điều này cho thấy THTP do NCTN thực hiện đối với nhóm tội "CYXPTM của con người" rất phức tạp, thể hiện tình trạng suy thoái về đạo đức trong NCTN ngày một xuống cấp trầm trọng.
Bảng 1.7. Sơ đồ biểu thị sự tăng, giảm về tỷ trọng giữa NCTN phạm tội theo Điều 93 BLHS so với NCTN phạm các tội khác đã xét xử từ năm 2007 đến 2011 tại Long
An15
6.15
16.18
24.19
15.09
29.54
0 5 10 15 20 25 30 35
2007 2008 2009 2010 2011
Tỷ trọng (%) của tội phạm là NCTN theo Điều 93 BLHS so với NCTN phạm các tội khác
Khi xác định được động thái về cơ cấu của nhóm tội phạm "CYXPTM của con người" do NCTN thực hiện có nghĩa là ta xác định được động thái về thực trạng của tội phạm này. Bởi vì, động thái về cơ cấu của THTP "CYXPTM của con người" do NCTN thực hiện không chỉ phụ thuộc vào sự tăng giảm của tội phạm này trong khoảng thời gian nhất định mà nó phụ thuộc vào THTP do NCTN thực hiện nói chung- cái mà chúng ta chọn để so sánh sự tương quan của tội phạm.
Từ động thái về cơ cấu của tội phạm "CYXPTM của con người" do NCTN thực hiện trong thời gian qua tại tại tỉnh Long An cho thấy tính phổ biến của tội
15 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An, tlđd số 2.
“giết người” trong mối tương quan với THTP do NCTN thực hiện. Những chỉ số về mức độ thiệt hại về vật chất cho xã hội thể hiện tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.