Các giải pháp về văn hóa, giáo dục

Một phần của tài liệu Phòng ngừa các tội phạm cố ý xâm phạm tính mạng của con người do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh long an (Trang 77 - 83)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA CÁC TỘI PHẠM "CỐ Ý XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI"

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội phạm "cố ý xâm phạm tính mạng của con người" do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Long An

3.3.1. Các giải pháp về văn hóa, giáo dục

Cũng là một trong những yếu tố dẫn đến nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tình hình NCTN phạm các tội "CYXPTM của con người" trên địa bàn tỉnh, nhưng trong công tác phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện thì văn hóa - giáo dục là yếu tố quan trọng nhất. Giáo dục là yếu tố quyết định trong việc hình thành và phát triển về nhân cách của các em. Giống như tờ giấy trắng, nếu được tô, vẽ bằng những màu mực tốt, bởi những nhà nghệ thuật thì chắc chắn tờ giấy đó trở thành bức tranh sinh động, đẹp tươi, đầy giá trị. Trẻ em cũng vậy, nếu được giáo dục ngay từ còn bé thơ và giáo dục đúng mức thì sẽ trở thành người hữu ích, ngược lại, đó là một gánh nặng vô cùng to lớn cho xã hội. Do đó, phòng ngừa tội phạm này đối với NCTN trước hết phải kể đến giải pháp về văn hóa – giáo dục. Để phòng ngừa các hành vi tiêu cực là nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm

"CYXPTM của con người" do NCTN thực hiện trên địa bàn tỉnh Long An trong lĩnh vực văn hóa – giáo dục, chúng tôi đề xuất các biện pháp sau:

3.3.1.1.Về văn hóa

- Loại trừ những yếu tố tiêu cực làm ảnh hưởng quá trình hình thành nhân cách của các em.

Trong phạm vi thẩm quyền luật định, các cơ quan chức năng tăng cường hơn nữa việc tổ chức, quản lý, kiểm soát chặt chẽ các khu vực kinh doanh băng hình, sách báo, các trò chơi điện tử, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm khắc các hành vi lưu hành văn hóa phẩm đồi trụy, kích động bạo lực, nhất là các khu vực xung quanh trường học; Loại bỏ ra khỏi thị trường Long An các loại sách báo, đồ chơi trẻ em mang tính bạo lực như kiếm, dao, súng…; Kiểm tra chặt chẽ các tụ điểm giải trí nhạy cảm như No one, MTV… Qua khảo sát thực tế, cũng như giải quyết án hình sự hàng năm cho thấy đây là hai nơi kinh doanh nhạy cảm, mang cảm giác mạnh, trong đó MTV là nơi đã từng xảy ra các vụ án về xâm phạm sức khỏe người khác, hủy hoại tài sản…, lại có đối tượng là thanh thiếu niên tập trung rất đông, nguy cơ xảy ra tội phạm giết người do các em thực hiện rất cao. Thiết nghĩ, cơ quan quản lý

cần quy định độ tuổi tham gia các dịch vụ này, trên cơ sở cấp thẻ để quản lý hoặc đối tượng tham gia phải xuất trình giấy chứng minh để loại trừ các em chưa đủ tuổi vào tham gia.

- Tăng cường các hoạt động giải trí lành mạnh thu hút các em tham gia

Trong cuộc sống con người không phải chỉ có lao động, ăn, ngủ mà chúng ta cần phải có các hoạt động giải trí như: xem phim, đọc sách, giao lưu văn nghệ, vui chơi thể thao, du lịch... Và đây chính là các biện pháp hết sức quan trọng để nâng cao đời sống tinh thần cho thế hệ các em. Nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội, đoàn thanh niên cần phối hợp với nhau triển khai việc tuyên truyền pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường, bạo lực gia đình bằng nhiều biện pháp như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật. Đoàn thanh niên tổ chức nhiều chương trình vui chơi thu hút các em tham gia như thi đua văn nghệ thông qua các tiểu phẩm hài nhưng mang ý nghĩa giáo dục hướng các em tới những trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn, nhằm chia sẽ giúp đỡ nhau, với thông điệp "tuổi nhỏ làm việc nhỏ". Thông qua các hoạt động đó giáo dục các em ý thức tôn trọng con người, nhất là những người xung quanh mình như cha, mẹ, thầy, cô, bạn bè..., hình thành cho các em lối ứng xử văn minh, phong cách sống tích cực, lành mạnh, hướng tới những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Ngoài ra, trong từng lĩnh vực cụ thể, từng nhóm đối tượng cụ thể chúng ta cần có những hoạt động ngoại khóa dành cho các em, các buổi giao lưu văn hóa nghệ thuật, những trò chơi thể dục thể thao mang lại sức khỏe cho các em.

Tất cả các hoạt động này phải được thực hiện thường xuyên và đảm bảo chất lượng thì công tác phòng ngừa tội phạm "CYXPTM của con người" do NCTN thực hiện mới mang lại hiệu quả cao.

3.3.1.2. Về giáo dục

Trong công tác giáo dục cần thực hiện các biện pháp sau đây:

Nâng cao chất lượng trong công tác giáo dục tri thức và đạo đức

Các em là NCTN nên vấn đề giáo dục được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh việc giáo dục về tri thức cho các em để các em trở thành những người chủ tương lai của đất nước thì giáo dục về đạo đức cũng là một yếu tố không thể thiếu. Bác Hồ đã dạy: "người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức là người vô dụng". Vì vậy, giáo dục tri thức và giáo dục đạo đức là hai yếu tố không thể tách rời nhau. Đó là điều kiện cần và đủ để các em trở thành người chủ của đất nước trong tương lai.

Trong giáo dục tri thức, bên cạnh việc đào tạo cho các em những kiến thức tự nhiên và xã hội, chúng ta nên chú trọng đến việc đào tạo cho các em những kiến thức cơ bản về kỹ năng làm người. Giáo dục tri thức và đạo đức được đào tạo ở cả gia đình, nhà trường và xã hội. Công tác giáo dục "đòi hỏi phải tổ chức, phối hợp chặt chẽ sự giáo dục NCTN trong gia đình, nhà trường và xã hội để hình thành một quá trình giáo dục thống nhất, liên tục, hướng vào việc phát triển nhân cách của NCTN"37.

Các em được sinh ra và lớn lên trong một gia đình, sau đó mới đến trường học tập và tiếp xúc xã hội. Lời nói đầu tiên các em học được chính là nhờ những người thân trong gia đình luyện tập. Trong mỗi cách cư xử của các thành viên trong gia đình với nhau dù tốt hay xấu đều để lại cho các em một sự bắt chước không có chọn lọc. Có thể nói gia đình chính là trường học đầu tiên của các em, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách cho các em. Vì vậy nâng cao trách nhiệm của gia đình trong bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm phòng ngừa NCTN phạm các tội "CYXPTM của con người" trên địa bàn tỉnh là một trong những giải pháp tối ưu. Làm tốt công tác giáo dục gia đình cũng có nghĩa là kéo giảm đáng kể tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật nói chung và phạm các tội "CYXPTM của con người" nói riêng.

Các sai phạm ở gia đình thường thấy là: thiếu sự tôn trọng nhau giữa các thành viên trong gia đình, thông qua việc nói năng thô lỗ, văn tục, thậm chí bạo lực với nhau. Mặt khác, ngày nay mỗi gia đình chỉ có một đến hai con, vì vậy cha mẹ thường nuông chiều con quá mức, nhất là những gia đình có cuộc sống sung túc, cha mẹ lại cũng không nên tạo cơ hội cho con em mình ỷ lại, hình thành lối sống vô giáo dục, ví dụ như có cha mẹ nghe lời con mà nhục mạ thầy cô, thậm chí hành hung thầy cô trước mặt các em. Chính cách cư xử này làm ảnh hưởng đến khả năng giáo dục các em. Cha mẹ cho tiền con tiêu xài vô tội vạ mà không quản lý kiểm soát là tạo điều kiện cho các em tiếp xúc với những thói hư tật xấu, các em trốn học để chơi game và nghiện game, đến thời gian nào đó muốn có tiền tiêu xài các em trở thành những sát thủ máu lạnh. Trường hợp của em Võ Văn Trường ở Đức Hòa là một ví dụ.

Nâng cao chất lượng quản lý của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội đối với các em chưa thành niên

37. Trần Quang Tiệp, (2005), "Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong đấu tranh phòng, chống người chưa thành niên phạm tội", Nhà nước và pháp luật, số 201, tr.62.

Chính quyền các cấp cũng như các ban, ngành, đoàn thể trong từng chức năng, nhiệm vụ của mình phải lập kế hoạch rà soát số lượng gia đình có con em nhỏ trong độ tuổi là NCTN, sàng lọc, phân loại từng đối tượng để vận động gia đình tham gia xây dựng gia đình văn hóa, buộc cha mẹ các em phải cam kết không để các em vi phạm pháp luật cũng như thực hiện tội phạm. Cần theo sát các em có nguy cơ phạm tội để kịp thời giáo dục các em, lôi kéo các em tham gia các hoạt động vui chơi có ý nghĩa thiết thực. Đối với gia đình mà cha mẹ có nhân thân không tốt thì các cơ quan chức năng cũng cần cử người có khả năng cảm hóa để theo dõi, nhắc nhở, uốn nắn giúp gia đình họ hoàn thiện hơn để cùng chăm sóc dạy dỗ các em nên người, không để xảy ra trường hợp bạo hành gia đình. Việc giáo dục các em thể hiện qua văn hóa cư xử của mỗi thành viên trong gia đình với nhau, trong gia đình với xã hội nhất là môi trường xung quanh.

Gia đình muốn thực hiện tốt việc giáo dục con cái, đặc biệt là NCTN là phải gắn kết với nhà trường và xã hội. Nhà trường và xã hội là hai yếu tố không thể tách rời gia đình trong việc giáo dục con cái. Gia đình thường xuyên liên lạc với nhà trường để nắm giờ giấc sinh hoạt học tập của các em, theo dõi kết quả học tập, cũng như kịp thời giúp đỡ các em tháo gỡ những khó khăn. Gia đình thường xuyên phối hợp tốt với các tổ chức Đoàn, Đội để các em có điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trên địa bàn mình cư trú vào những ngày các em không đến trường, hoặc đối với những em có hoàn cảnh khó khăn phải nghỉ học sớm.

Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã ký kết xác định một trong những quyền cơ bản của trẻ em là quyền được học tập. Có thể nói trường học là cái nôi thứ hai giúp các em hình thành và phát triển nhân cách. Ở nước ta, trong các trường học đều in khẩu hiệu "tiên học lễ, hậu học văn", xem đây là một yêu cầu buộc các em phải học và thực hành. Như vậy, vấn đề đạo đức vẫn luôn đặt lên hàng đầu. Khi đến trường các thầy cô giáo chính là bậc cha, mẹ của các em. Vì vậy, không chỉ có nghĩa vụ dạy chữ cho các em, các thầy cô giáo phải là tấm gương cho các em về đạo đức. Phải làm sao cho các em thấm nhuần khẩu hiệu "tiên học lễ, hậu học văn". Ngày nay, vấn đề đạo đức trong một số thầy cô cũng bị xuống cấp, không thiếu thầy cô có sự đối xử phân biệt với các em, làm cho các em không tin vào sự công bằng dẫn tới hiềm khích với nhau, đó cũng là mầm móng của tội phạm

"CYXPTM của con người" trong các em.

Thực hiện các biện pháp nâng cao dân trí đối với các em chưa thành niên Ngành giáo dục của tỉnh cần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, giảm mạnh tình trạng học sinh bỏ học. Trong công tác giáo dục cần khắc phục bệnh thành

tích, phải giáo dục các em đến nơi đến chốn, chỉ ra cho các em những lỗi sai không được phạm phải. Không phải không có trường hợp có em kết quả học tập thấp hoặc hạnh kiểm quá kém, nhưng mỗi năm vẫn được lên lớp, vì một là thành tích thi đua, hai là, giáo viên không muốn phải tiếp tục để lại các em đó làm gánh nặng cho mình. Vì vậy, cần có sự kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập, hạnh kiểm các em một cách chính xác để kịp thời uốn nắn giúp các em thoát khỏi những hố sâu mà các em đã rơi vào. Với các em này cần có sự ôn tồn, ngọt ngào khuyên răn các em, không nên nhục mạ hay sử dụng bạo lực với các em làm cho các em càng chán nản và quay lưng lại với sự giáo dục, như thế sẽ càng biến các em thành những đứa trẻ khó trị, các em càng hung hãng hơn và có nguy cơ trở thành những kẻ giết người không nhát tay.

Trong công tác giảng dạy cũng nên đổi mới phương pháp để thu hút các em.

Giáo viên cần thực hiện những biện pháp so sánh, đối chiếu cụ thể cho các em thấy giá trị của việc học tập. Trong giáo dục tri thức, nhất là đối với những môn học khô khan, khó tiếp thu như lịch sử, giáo dục công dân, pháp luật, nhà trường không nên dạy các em theo phương pháp độc thoại mà tạo thành sân chơi cho các em dưới các hình thức thi đua tìm hiểu về pháp luật, tổ chức những buổi ngoại khóa để tìm hiểu về cội nguồn dân tộc. Nhà trường phải là nơi tạo cho các em sự thoải mái trong học tập, có cảm giác học mà chơi, chơi mà học. Việt Nam là một nước có bề dày về truyền thống đấu tranh dựng và giữ nước. Vì vậy phải để cho các em thấm nhuần truyền thống yêu nước ấy, những gian khó hy sinh của các anh hùng liệt sĩ để cho các em có được cuộc sống hôm nay, giáo dục cho các em lòng yêu nước, yêu ông bà cha mẹ, thầy cô - những người đã sinh ra, nuôi dưỡng, dạy dỗ các em thành người.

Trong giáo dục về đạo đức, chúng ta cần giáo dục cho các em tình yêu thương nhân loại bằng các hoạt động thiết thực như: đền ơn đáp nghĩa thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn thông qua các đợt về nguồn, chương trình từ thiện, hoạt động giúp trẻ em nghèo hiếu học... Trong đó phải ưu tiên tạo điều kiện cho các em tham gia công bằng, không phân biệt, nhất là phải tạo cơ hội cho các em cá biệt để các em thấy được giá trị đạo đức trong con người Việt Nam chúng ta mà noi theo.

Thông thường các trường học thường cử các em có thành tích học tập giỏi, chăm ngoan là đại diện học sinh tiêu biểu để tham gia các hoạt động này... Mặt khác các em sẽ thấy được nhà trường vẫn quan tâm đến các em, sự cảm hóa đó làm cho các em mỗi ngày khắc phục dần những sai phạm của mình để trở thành những học sinh tốt hơn, các em sẽ được hòa nhập với cộng đồng.

Nhà trường phải tuyệt đối là nơi không để xảy ra bạo lực học đường. Vì vậy phải luôn theo dõi biểu hiện của các em hàng ngày. Cũng như gia đình, nhà trường trong công tác giáo dục cũng cần thường xuyên liên lạc gắn kết với gia đình, kịp thời thông tin về những vấn đề các em gặp phải để cùng nhau theo dõi giáo dục các em không để các em có cơ hội tiếp xúc với các phần tử xấu. Hướng các em tham gia các tổ chức Đoàn, Đội, để các em có cơ hội được giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức và lối sống lành mạnh.

Thực hiện tốt chương trình phổ cập giáo dục, đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo nghề phù hợp với các em chưa thành niên

Đối với các em có hoàn cảnh khó khăn phải nghỉ học sớm, tham gia lao động, hoặc những trẻ em lang thang, bị lôi kéo tham gia uống rượu, cờ bạc…, đây là những em có nguy cơ phạm pháp cao hơn các em là học sinh, cũng cần có những biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho các em hướng thiện. Thời gian qua, Đảng và chính quyền Long An có chủ trương phổ cập giáo dục cho các em, song việc phổ cập này cũng chưa mang lại chất lượng như mong muốn. Bởi lẽ, đa số các em bỏ học hay rơi vào những em có hoàn cảnh khó khăn, các em phải phụ giúp gia đình tham gia lao động kiếm sống, nên việc tiếp tục tham gia học tập sẽ làm cho các em mất thời gian và cơ hội kiếm tiền, nên các em ít nhiều không chọn việc học tập. Vì vậy trong trường hợp này Nhà nước cần có chính sách kinh tế thu hút các em tham gia học tập như trao học bổng cho các em có thành tích học tập tốt, tạo cơ hội cho các em có thu nhập bằng các hoạt động thi đua tìm hiểu pháp luật.

Nâng cao vai trò của các cơ quan chuyên môn trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho người chưa thành niên

Bên cạnh sự giáo dục gia đình, nhà trường thì giáo dục từ xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của các em chưa thành niên.

Các tổ chức xã hội cần nâng cao khả năng tuyên truyền nếp sống lành mạnh tiến bộ trong nhân dân nhằm giúp họ ý thức về việc phạm tội và ngăn ngừa NCTN phạm các tội "CYXPTM của con người", xem việc phòng, chống tội phạm giết người nói chung "CYXPTM của con người" do NCTN thực hiện nói riêng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội chứ không phải là nhiệm vụ của riêng cơ quan bảo vệ pháp luật. Các cơ quan chức năng và tổ chức xã hội trong phạm vi quyền hạn của mình phối hợp giúp gia đình, nhà trường trong công tác phổ biến tuyên truyền pháp luật giúp, các bậc cha mẹ có kiến thức hiểu biết về tâm sinh lý của các em để chăm sóc giáo dục các em. Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho các em để các em chủ

Một phần của tài liệu Phòng ngừa các tội phạm cố ý xâm phạm tính mạng của con người do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh long an (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)