CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA CÁC TỘI PHẠM "CỐ Ý XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI"
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội phạm "cố ý xâm phạm tính mạng của con người" do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Long An
3.3.3. Giải pháp về tổ chức quản lý
Đây là giải pháp nhằm hoàn thiện về mặt tổ chức giữa các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước với các cơ quan tiến hành tố tụng, các tổ chức xã hội với các cơ quan trên địa bàn tỉnh Long An, đặc biệt là hoàn thiện về cơ chế phối hợp với nhau trong hoạt động phòng, chống tội phạm nói chung, các tội phạm "CYXPTM của con người" do NCTN thực hiện nói riêng. Phối hợp và quản lý tốt vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội là sự cam kết của chính quyền về sự bình yên, ấm no, hạnh phúc trong nhân dân. Do đó, Ủy ban nhân dân tỉnh phải có sự chỉ đạo chặt chẽ trong công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Các ngành hữu quan tăng cường công tác quản lý an ninh trật tự bằng việc rà soát các đối tượng có biểu hiện nghi vấn trên địa bàn, phân công bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi những đối tượng này, kịp thời ngăn chặn, loại trừ những điều kiện thuận lợi các đối tượng gây ra án mạng. Hoạt động này đòi hỏi lực lượng chuyên trách có tinh thần trách nhiệm cao. Vì vậy, nhân tố con người phải được chú trọng hơn nữa về chuyên môn nghiệp vụ cũng như đạo đức nghề nghiệp.
Long An là tỉnh có nhiều khu công nghiệp, có vị trí tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh nên việc đi lại rất dễ dàng. Vì vậy, Long An đã thu hút đông đảo các thành phần lao động về đây làm ăn, sinh sống, kể cả họ dẫn theo con cháu là những NCTN về tham gia học tập, định cư trên địa bàn. Do đó, yêu cầu đặt ra là các ngành chức năng, đặc biệt là ngành công an, trong từng cấp phải có kế hoạch phối hợp với ban ngành, đoàn thể trong công tác bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương mình. Cơ quan chuyên môn trong phạm vi quyền hạn của mình phải quản lý chặt chẽ con, em của người lao động theo cha mẹ đến sinh sống tại khu vực này nhằm đảm bảo cho công tác giữ gìn an ninh trật tự tại khu vực.
Ngành công an phải có kế hoạch sưu tra các đối tượng là NCTN có dấu hiệu phạm tội, lập danh sách những đối tượng là NCTN thường xuyên gây rối, đánh nhau, uống rượu, cờ bạc bê tha có nguy cơ vi phạm pháp luật để theo dõi, tập hợp nhắc nhở thường xuyên, phối hợp với ban, ngành, đoàn thể và gia đình tăng cường giáo dục răn đe, và cho làm cam kết không vi phạm. Ngoài ra, để tăng cường công tác phòng ngừa trẻ em phạm tội, trong đó có tội giết người, ngay tại các đơn vị cơ sở như công an các xã, phường nên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, khu phố gặp gỡ giáo dục, giúp đỡ trẻ em có nguy cơ vi phạm pháp luật, đồng thời lập danh sách các đối tượng có hành vi vi phạm về xâm hại trẻ em, kịp thời ngăn chặn người có hành vi lôi kéo trẻ em vi phạm pháp luật.
Tăng cường công tác điều tra cơ bản và các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ.
Thời gian qua công tác này cũng được một số đơn vị tổ chức thực hiện, tuy nhiên nó cũng còn mang tính nhỏ lẻ, chưa nhân rộng điển hình. Thiết nghĩ, cơ quan cấp trên cần có kế hoạch chỉ đạo đồng bộ. Đánh giá đúng thực trạng, diễn biến tình hình NCTN phạm các tội "CYXPTM của con người" trên địa bàn tỉnh, xác định rõ nguyên nhân và điều kiện phạm tội cụ thể theo từng khu vực để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Mặc dù hiện tại phương tiện công cụ các tội phạm thực hiện là dao nhỏ, mã tấu nhưng ngày nay các loại vũ khí như súng hơi, vật liệu nổ, dao lê sắc nhọn được bày bán tràn lan, ở các nước lân cận. Long An lại là tỉnh có nhiều cửa khẩu quốc tế nên
tội phạm dễ dàng mua vũ khí, vật liệu nổ về cất giấu tại nhà, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì chắc chắn trong tương lai vũ khí, vật liệu nổ sẽ là công cụ phạm tội phổ biến. Bởi lẽ, khi có được vũ khí trong tay, đối tượng phạm tội thường rất dễ dàng sát thương người khác mà không cần do dự. Vì vậy, trong công tác này đòi hỏi ngành chức năng phải tăng cường, thường xuyên tuần tra các tuyến biên giới để kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng vận chuyển vũ khí trái phép vào địa phận của tỉnh, làm tốt công tác này là góp phần vào việc ngăn chặn tội phạm giết người nói chung, cũng như giết người do NCTN thực hiện trên địa bàn tỉnh.
Mặt khác, về địa giới hành chính, Long An là cửa ngõ giao thương kinh tế giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh khu vực Miền Tây nam bộ, vì vậy trong công tác phối hợp tăng cường quản lý an ninh trật tự, Long An cần có sự kết hợp chặt chẽ với các khu vực lân cận bằng những quy chế phối hợp cụ thể, đồng thời phải có sơ kết đánh giá hiệu quả phối hợp nhằm phát huy những kết quả đạt được cũng như khắc phục những khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ để công tác quản lý an ninh trật tự đạt hiệu quả hơn.
Trong phạm vi hoạt động của mình, ngành chức năng tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động của các điểm giải trí như dịch vụ internet, quán bar, vũ trường trên địa bàn thường để xảy ra các vụ gây rối, đánh nhau, gây mất trật tự nhằm phát hiện kịp thời và xử lý triệt để, nghiêm minh những hành vi vi phạm xảy ra trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể, chấm dứt tình trạng tiêu cực trong xử lý vi phạm như bảo kê, bao che, tiếp tay cùng chủ thể kinh doanh lẫn tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng.
Để làm được những nội dung trên, trước tiên công tác tổ chức – quản lý cần trang bị cho lực lượng chức năng những trang thiết bị hiện đại đảm bảo bảo vệ được tính mạng của người làm công tác phòng, chống trước, để họ an tâm mà dốc hết sức mình phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân, tạo lòng tin để nhân dân cùng tham gia vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mang lại hiệu quả cao.
3.3.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hiệu quả xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Long An
Xử lý người chưa thành niên phạm các tội "CYXPTM của con người" là giải pháp cuối cùng trong việc thể hiện đường lối xét xử đối với NCTN phạm tội. Biện pháp này chỉ xuất hiện khi công tác phòng ngừa không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Nếu như hoạt động phòng ngừa tội phạm "CYXPTM của con người" do NCTN thực hiện là hoạt động của chính quyền các cấp, của các ban, ngành, đoàn thể và là hoạt động của toàn xã hội, thì hoạt động xử lý NCTN phạm các tội
"CYXPTM của con người" là hoạt động đặc thù của riêng ngành tư pháp. Trong đó, những người tiến hành tố tụng đóng vai trò quan trọng, họ thực hiện quyền lực Nhà nước tiến hành các biện pháp cưỡng chế mang tính bắt buộc chung nhằm giáo dục và trừng trị người phạm tội. Vì vậy, trong công tác này cần thực hiện các biện pháp sau:
Nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của những người tiến hành tố tụng.
Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ để đảm bảo việc xử lý NCTN phạm các tội "CYXPTM của con người" đúng theo trình tự thủ tục luật định. Những người tiến hành tố tụng đối với các vụ án "CYXPTM của con người" do NCTN thực hiện phải là những người được đào tạo về tâm lý học, có hiểu biết nhất định về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm của NCTN.
Thực tế trong công tác đến nay chưa có một khóa học nào đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về tâm lý học. Thiết nghĩ, Nhà nước nên có chủ trương mở các lớp đào tạo chuyên nghiệp cho các cán bộ tiến hành tố tụng đối với NCTN phạm các tội
"CYXPTM của con người" nhằm đảm bảo thực hiện đúng đường lối xét xử người chưa thành niên phạm tội là nhằm mục đích giáo dục răn đe chứ không phải chỉ để trừng trị. Một khi đội ngũ người tiến hành tố tụng được đào tạo nghiệp vụ cũng như đào tạo kiến thức tâm lý đúng mức thì việc phòng chống tội phạm "CYXPTM của con người" do NCTN thực hiện mới mang lại hiệu quả thiết thực.
Những người tiến hành tố tụng cần được đào tạo vững chắc về chuyên môn nghiệp vụ, để có nhận thức và đánh giá chính xác tính nguy hiểm đối với loại tội phạm "CYXPTM của con người" do NCTN thực hiện. Từ đó, công tác điều tra, truy tố, xét xử NCTN phạm tội giết người được thực hiện nghiêm minh, đảm bảo công bằng, khách quan trong phán quyết. Mọi bị cáo không phân biệt thành phần xã hội, phải chịu mức hình phạt tương ứng với hành vi phạm tội của mình. Vì vậy, các hiện tượng tiêu cực trong quá trình tố tụng cần được loại trừ nghiêm chỉnh.
Cần nâng cao hiệu quả làm việc của Hội thẩm nhân dân trong quá trình xét xử các tội phạm "cố ý xâm phạm tính mạng của con người" do người chưa thành niên thực hiện.
Chúng ta hãy nhìn vào vụ án Lê Văn Luyện giết người gây xôn xao xã hội ở Bắc Giang, cũng như vụ án Võ Văn Trường giết người ở Đức Hòa, Long An, đây là hai vụ án mà người phạm tội là các em tuy có xuất thân khác nhau nhưng xuất phát từ sự thiếu giáo dục của gia đình và xã hội mà trở thành những hung thủ nổi tiếng, mang dòng máu lạnh khi thực hiện hành vi giết người. Khác với Luyện xuất thân trong một gia đình chuyên làm nghề giết mổ lợn, Trường là đứa con ngoan, học sinh giỏi, chăm chỉ, chỉ vì thiếu quản lý giáo dục ngay từ đầu nên em đã lao vào đường nghiện game để rồi đi đến con đường phạm tội chỉ với mục đích duy nhất là kiếm tiền chơi game. Câu chuyện của Luyện và Trường cũng như nhiều NCTN phạm tội khác là bài học đắt giá, buộc xã hội phải nhìn lại vấn đề giáo dục giới trẻ.
Hội thẩm nhân dân đóng vai trò rất quan trọng khi tham gia công tác xét xử bị cáo là NCTN. Hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử NCTN phạm tội được pháp luật quy định phải là giáo viên hoặc cán bộ làm công tác đoàn, bởi đây là những người có hiểu biết về tâm lý, có sự gần gũi với các em nhằm có phương pháp giáo dục để các em hiểu được đâu là sai, đâu là hành vi phạm tội để cảm hóa các em. Hội thẩm nhân dân cần phải nêu cao vai trò của mình trong công tác giáo dục để các em thấy được sai phạm mà sau khi chấp hành án xong lại trở thành những người hoàn lương thật sự. Hội thẩm nhân dân phải là người có kiến thức tâm lý như quy định và phải có kiến thức chuyên sâu về luật để khi xét xử bị cáo là NCTN họ phải tham gia thẩm vấn bằng những nguyên tắc thân thiện với các em nhằm giáo dục cảm hóa các em. Hơn ai hết những người tiến hành tố tụng với vai trò Hội thẩm nhân dân phải là những người có tâm huyết, yêu nghề và có trách nhiệm trong công tác giáo dục các em chưa thành niên thì công tác xét xử mới đạt hiệu quả như mong muốn.
Cần nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp của Luật sư chỉ định đối với vụ án do người chưa thành niên phạm tội "cố ý xâm phạm tính mạng của con người"
Luật sư không phải là người tiến hành tố tụng, nhưng trong các vụ án
"CYXPTM của con người" do NCTN thực hiện, pháp luật buộc phải cử Luật sư tham gia phiên tòa bào chữa cho bị cáo thể hiện đường lối xét xử cũng như chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với NCTN phạm tội. Luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo theo chỉ định của cơ quan tiến hành tố tụng cần phải đặt đạo đức nghề nghiệp lên trên hết. Sử dụng những kiến thức pháp luật của mình để bào chữa cho bị cáo là NCTN phạm các tội "CYXPTM của con người". Phải tham gia tranh tụng bào chữa cho bị cáo một cách thật sự không qua loa, sơ xài, không đơn thuần là những lời xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trước phiên tòa, phải làm cho các em