Hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự quy định về người chưa thành niên phạm tội

Một phần của tài liệu Phòng ngừa các tội phạm cố ý xâm phạm tính mạng của con người do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh long an (Trang 90 - 97)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA CÁC TỘI PHẠM "CỐ Ý XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI"

3.4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm "cố ý xâm phạm tính mạng của con người" do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Long An

3.4.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự quy định về người chưa thành niên phạm tội

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế cả nước nói chung và Long An nói riêng, thể chất của NCTN phát triển sớm hơn so với các giai đoạn trước. Người chưa thành niên ngày nay ở giai đoạn 16-17 tuổi đã phát triển tương đối hoàn thiện về thể chất lẫn tinh thần. Ở góc độ nào đó các em có khả năng tiếp thu, tìm hiểu, nhận thức đúng sai, tiếp nhận khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm nghiên cứu nên các em dễ dàng thực hiện nhiều hành vi phạm tội. Nhiều tội do các em 15-18 tuổi gây ra rất tinh vi, xảo quyệt, khó phát hiện. Khi đối diện với các cơ quan chức năng, các bị can không còn tỏ ra lo sợ nữa mà trái lại họ vô cùng bình thản. Thái độ bình thản tự nhận là mình có họ hàng với sát thủ Lê Văn Luyện, kẻ gây thảm sát tại Bắc Giang khi được Điều tra viên hỏi về động cơ giết người của bị can Lê Tuấn Anh, 16 tuổi, trú tại xã Quảng Châu, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa là một ví dụ minh chứng cho điều này. Điều này cho thấy nếu giới hạn việc bắt, tạm giữ, tạm giam cho

NCTN phạm tội ở mức cao mang tính ưu ái thì sẽ gặp không ít khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Vì vậy, chúng tôi cho rằng tương ứng với việc sửa đổi điều luật về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong BLHS thì tại Điều 303 BLTTHS cũng cần sửa đổi theo hướng:

"1. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các Điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.

2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các Điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng".

Ngoài ra, tại Điều 307 BLTTHS quy định thành phần Hội đồng xét xử phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chúng tôi thiết nghĩ cần thiết phải sửa điều luật quy định về Hội thẩm nhân dân phải là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn, phải được đào tạo chuyên môn về pháp luật và tâm lý học, khoa học giáo dục. Có như vậy, khi tiến hành tố tụng, Hội thẩm nhân dân mới mạnh dạn tham gia thẩm vấn giúp Hội đồng xét xử tìm hiểu về nguyên nhân, động cơ, mục đích của tội phạm là NCTN và tâm tư nguyện vọng của họ, qua đó Hội thẩm sẽ có phương pháp giáo dục thuyết phục bị cáo để bị cáo trở thành người có ích cho xã hội sau này.

KẾT LUẬN

Người chưa thành niên là một lực lượng kế thừa quyền làm chủ đất nước trong tương lai, nhưng hiện nay tình hình NCTN phạm tội có nhiều diễn biến phức tạp cả về số lượng, quy mô và tính chất. Người chưa thành niên dễ dàng trở thành những kẻ sát thủ máu lạnh chỉ vì những va chạm nhỏ trong đời sống, hay những nhu cầu tiêu xài cá nhân. Hành vi của họ xâm phạm đến quyền được sống của con người – khách thể của nhóm tội phạm "xâm phạm tính mạng của con người". Đây là nhóm tội có tính chất đặc biệt nghiệm trọng nên chế tài xử lý đối với nhóm tội này hết sức nghiêm khắc. Hình phạt cao nhất cho một trong các tội thuộc nhóm này là tử hình.

Vì vậy mà công tác phòng, chống nhóm tội phạm "CYXPTM của con người" do NCTN thực hiện không còn là nhiệm vụ riêng của các cơ quan bảo vệ pháp luật mà là mối quan tâm của Đảng, Nhà nước ta và toàn xã hội. Để góp phần chung vào việc nâng cao hiệu quả giáo dục NCTN trở thành người hữu ích trong xã hội, ngăn ngừa và chống việc NCTN phạm các tội "CYXPTM của con người" do NCTN thực hiện, tác giả đã chọn đề tài "Phòng ngừa tội phạm cố ý xâm phạm tính mạng của con người" do NCTN thực hiện trên địa bàn tỉnh Long An để nghiên cứu, luận văn đã đạt được một số kết quả nhất định. Cụ thể,

Thứ nhất, luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận về người chưa thành niên và người chưa thành niên phạm tội, các chính sách hình sự Việt Nam dành cho NCTN trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Qua kết quả công tác thống kê tội phạm của Viện kiểm sát, tác giả luận văn đã nêu lên được thực trạng của THTP

"CYXPTM của con người" do NCTN thực hiện trên địa bàn tỉnh Long An từ năm 2007 đến năm 2011, phân tích cơ cấu, động thái, tính chất của THTP này. Nghiên cứu các đặc điểm tội phạm học về biểu hiện khách quan của nhóm tội phạm cũng như nhân thân NCTN phạm tội thông qua địa bàn, công cụ phạm tội, độ tuổi giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp của người phạm tội cũng như đặc điểm tội phạm học về nạn nhân...

Thứ hai, trên cơ sở số liệu thống kê tác giả cũng phân tích được các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn ở khía cạnh: văn hóa-giáo dục, kinh tế-xã hội, quản lý Nhà nước, tâm lý xã hội; nguyên nhân và điều kiện từ bản thân người chưa thành niên phạm tội và từ phía nạn nhân. Đồng thời, tác giả nghiên cứu thực tiễn phòng, chống tội phạm là NCTN phạm các tội

"CYXPTM của con người" trên địa bàn tỉnh Long An thời gian qua, đánh giá được những thành công cũng như hạn chế trong công tác phòng, chống NCTN phạm tội

này, dự báo được THTP "CYXPTM của con người" do NCTN thực hiện trong thời gian tiếp theo. Từ đó, tác giả mạnh dạn đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội "CYXPTM của con người" do NCTN thực hiện trên địa bàn tỉnh Long An.

Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ trí tuệ vào việc phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm "CYXPTM của con người" do NCTN thực hiện trên địa bàn tỉnh Long An nói riêng, tác giả đã cố gắng nghiên cứu đề tài theo một tổng thể chung, toàn diện. Tuy nhiên do điều kiện khách quan trong công tác, cũng như khả năng nghiên cứu còn hạn chế nhất định, chắc chắn đề tài cũng còn những thiếu sót nhất định, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp quý báu từ quý thầy cô, hội đồng khoa học để đề tài được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản pháp luật

1. Bộ Nội Vụ(2011), Quyết định số 1039/QĐ-BNV ngày 16/5/2011 về việc ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định số 282/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng chính phủ, Hà Nội.

2. Chính phủ(1997), Nghị định số 142/2003/NĐ-CP ngày 24/11/2003 của Chính phủ ban hành Quy chế về trường giáo dưỡng, Hà Nội.

3. Chính phủ(2000), Nghị định số 59/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ quy định việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, Hà Nội.

4. Chính phủ(2012), Kế hoạch số 271/KH-BCĐ 138/CP ngày 20/11/2012 thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012 – 2015, Hà Nội.

5. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao(2007), Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Hà Nội.

6. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001), NXB Chính trị quốc gia.

7. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Bộ luật Tố tụng hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003, NXB Chính trị quốc gia

8. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Bộ luật Hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009), NXB Chính trị quốc gia.

9. Thủ tướng Chính phủ(2011), Quyết định số 282/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 về việc ban hành kế hoạch thực hiện chỉ thị số 48 của Bộ chính trị, Hà Nội.

10. Viện kiểm sát nhân dân tối cao-Tòa án nhân dân tối cao-Bộ Công an-Bộ tư pháp-Bộ lao động thương binh và xã hội(2011), Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH, ngày 12/7/2011 hướng dẫn

thi hành một số qui định của Bộ Luật tố tụng hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên, Hà Nội.

B. Tài liệu tham khảo

* Đảng văn

11. Bộ chính trị, Chỉ thị số 48 CT/TW ngày 22/10/2010 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Hà Nội.

* Các văn bản của tỉnh Long An

12. Hội đồng nhân dân tỉnh Long An(2011), Kế hoạch phát triển đồng bộ nguồn nhân lực – giải quyết việc làm giảm nghèo giai đoạn 2011-2015, Long An.

13. Hội đồng nhân dân tỉnh Long An(2012), Kết quả giám sát về công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy; phòng chống vi phạm pháp luật của NCTN; công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Long An.

14. Sở Tư pháp(2010), Báo cáo tổng kết thực hiện đề án 4-212/CP của Thủ tướng Chính phủ "phát huy vai trò của cơ quan và cán bộ tư pháp trong phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Long An, Long An.

15. Ủy ban nhân dân tỉnh Long An(2011), Chỉ thị về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Long An, Long An.

16. Ủy ban nhân dân tỉnh Long An(2011), kế hoạch thực hiện đề án thứ ba của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục trong nhà trường thuộc chương trình phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ từ năm 2008 đến 2012, Long An.

17. Ủy ban nhân dân tỉnh Long An(2011), Quyết định về việc ban hành kế hoạch thực hiện đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Long An, Long An.

18. Viện kiểm sát nhân dân tối cao(2007-2011), Báo cáo công tác ngành kiểm sát các năm từ 2007 đến năm 2011 , Hà Nội.

19. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An(2007-2011), Báo cáo công tác kiểm sát các năm từ năm 2007 đến năm 2011, Long An.

20. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An(2007-2011), Thống kê tội phạm các năm từ năm 2007đến năm 2011, Long An.

* Các tài liệu khác

21. Đại học Huế (1999), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Giáo dục.

22. Dương Tuyết Miên (2007), "Bàn về THTP", Tạp chí Tòa án nhân dân, (24), tr.6.

23. Lê Nguyên Thanh (2007), "Vấn đề đánh giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm", Tạp chí khoa học pháp luật, (38)/2007.

24. Lê Thế Tiệm (2002), Thực hiện chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.

25. Phạm Văn Lợi, (2008), "Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng và chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay", Tạp chí dân chủ và pháp luật, (số 193), tr44.

26. Phạm Đình Đạt, 2009), "Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay – những vấn đề đặt ra", Tạp chí khoa học chính trị, (số 3), tr. 30.

27. Trần Quang Tiệp(2005), "Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong đấu tranh phòng, chống người chưa thành niên phạm tội", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 201, tr.62.

28. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tội phạm học, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

29. Trường Đại học luật TP Hồ Chí Minh(2008-2009), Tập bài giảng tội phạm học

30. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập I, Nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2005

31. Tư pháp Việt Nam, Thuật ngữ tư pháp người chưa thành niên, Hà Nội, 2009.

32. Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, (1999), Tài liệu tham khảo về công tác với trẻ em làm trái pháp luật, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa các tội phạm cố ý xâm phạm tính mạng của con người do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh long an (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)