Đặc điểm tội phạm học về biểu hiện khách quan của nhóm tội "cố ý xâm phạm tính mạng của con người" do người chưa thành niên thực hiện

Một phần của tài liệu Phòng ngừa các tội phạm cố ý xâm phạm tính mạng của con người do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh long an (Trang 31 - 40)

CHƯƠNG 1. ĐẶC TRƯNG PHÁP LÝ CỦA NHÓM TỘI "CỐ Ý XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI" VÀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM NÀY DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

1.4. Đặc điểm tội phạm học của nhóm tội "cố ý xâm phạm tính mạng của con người" do người chưa thành niên thực hiện trong giai đoạn hiện

1.4.1. Đặc điểm tội phạm học về biểu hiện khách quan của nhóm tội "cố ý xâm phạm tính mạng của con người" do người chưa thành niên thực hiện

Đặc điểm tội phạm học về biểu hiện khách quan của nhóm tội phạm

"CYXPTM của con người" được thể hiện thông qua đặc điểm tội phạm học về địa bàn, về công cụ phạm tội và các hoàn cảnh điều kiện khác.

1.4.1.1. Đặc điểm tội phạm học về địa bàn

Trên cơ sở khảo sát nghiên cứu, phân tích, đánh giá 28 vụ án về nhóm tội

"CYXPTM của con người" do NCTN thực hiện đã được Tòa án Long An xét xử và theo số liệu diễn giải số vụ phạm tội theo địa giới hành chính cho thấy ba địa phương có số vụ NCTN phạm tội giết người vượt trội đó là huyện Bến Lức, TP Tân An và huyện Đức Hòa. Tuy ngẫu nhiên mà ba huyện có số vụ tội phạm NCTN giết người bằng nhau, 5 vụ, chiếm 17,86%. Song số bị cáo phạm tội bị Tòa án xét xử là khác nhau. Bến Lức và Đức Hòa là hai huyện trung tâm kinh tế của tỉnh, tập trung nhiều khu công nghiệp, dân cư đông, tập trung nhiều thành phần, người ở nhiều vùng miền khác nhau về sinh sống, hình thành nên nhiều phong tục, tập quán khác nhau dẫn đến đời sống sinh hoạt cũng phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Với vị trí là trung tâm hành chính, văn hóa của tỉnh, TP Tân An có nhiều khu vui chơi, giải trí nên cũng là nơi tụ tập nhiều thành phần dân cư. Mặc dù không sinh sống cố định, nhưng lưu lượng thanh niên từ các huyện lân cận tập trung về các tụ điểm sinh hoạt giải trí ở TP Tân An là khá cao, nguy cơ xảy ra những mâu thuẫn dẫn đến việc làm xấu hơn tình trạng trật tự, an toàn nơi thành phố.

Sau Bến Lức, Đức Hòa, Tân An thì Châu Thành, Cần Giuộc, Thủ Thừa cũng là ba huyện có số vụ phạm tội khá cao. Cần Giuộc là cửa ngõ nói liền thành phố Hồ Chí Minh với các huyện miền hạ của Long An, đây là huyện có sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế một cách mạnh mẽ, nhiều cụm công nghiệp đang hình thành và phát triển. Vì vậy, lưu lượng dân cư các nơi cũng bắt đầu theo về đây tìm việc và sinh sống và kéo theo nhiều hệ lụy khác, đối tượng phạm tội cũng có thể từ nơi khác đến thực hiện tội phạm tại đây. Nếu như Cần Giuộc là một trong những cửa ngõ lưu thông với thành phố Hồ Chí Minh thì Châu Thành và Thủ Thừa là hai huyện giáp ranh với TP Tân An – trung tâm hành chính văn hóa của tỉnh. Thủ Thừa và Châu Thành cách TP Tân An 10 km, là hai huyện thuần nông của tỉnh nhưng dân cư có thể từ nơi này về trung tâm tỉnh giao lưu, giải trí nên cũng chịu ảnh hưởng chung

của THTP. Cần Giuộc, Châu Thành, Thủ Thừa là ba huyện có số vụ phạm tội "giết người" do NCTN thực hiện đứng hàng thứ hai trong tỉnh, 3 vụ, chiếm 10,72% số vụ phạm tội trên toàn tỉnh.

Bảng 1.9. Số vụ phạm tội "giết người" do NCTN thực hiện tại các địa bàn theo địa giới hành chính của tỉnh Long An từ năm 2007 đến năm 201117

Theo số liệu thống kê cho thấy có 5 huyện không có xảy ra tội phạm "giết người" do NCTN thực hiện, đó là: huyện Cần Đước, Mộc Hóa, Tân Hưng, Tân Thạnh, Tân Trụ. Đây là các huyện thuần nông của vùng miền hạ và miền Đồng Tháp Mười của tỉnh. Các huyện thuộc miền Đồng Tháp Mười tuy có nhiều dân nhập cư nhưng họ đã nhập cư từ thời khai hoang, dân di cư xây dựng vùng kinh tế mới. Cuộc sống có nhiều ổn định hơn. Tội phạm vẫn có, song tội phạm "giết người"

do NCTN thực hiện là không xảy ra.

1.4.1.2. Đặc điểm tội phạm học về công cụ phạm tội

Theo bảng số liệu cho thấy, công cụ mà NCTN thực hiện để phạm tội "giết người" phổ biến nhất là dao sắc, nhọn. Trong 28 vụ phạm tội, thì có 14 vụ NCTN đã sử dụng dao sắc, nhọn, chiếm tỷ lệ 50%, 06 trường hợp người phạm tội sử dụng

17 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An, tlđd số 2.

Địa bàn Số vụ Số

bị cáo

Tỷ lệ số vụ từng địa bàn/tổng số vụ trên toàn tỉnh

Huyện Bến Lức 5 17 17,86%

Huyện Cần Đước

Huyện Cần Giuộc 3 6 10,72%

HuyệnChâu Thành 3 6 10,72%

Huyện Đức Hòa 5 5 17,86%

Huyện Đức Huệ 1 1 3,57%

Huyện Mộc Hóa

TP Tân An 5 7 17,86%

Huyện Tân Hưng Huyện Tân Thạnh Huyện Tân Trụ

Huyện Thạnh Hóa 1 1 3,57%

Huyện Thủ Thừa 3 5 10,72%

Huyện Vĩnh Hưng 2 3 7,14%

Tổng số 28 51 100%

cây, đá cục, chiếm 21,43%, 04 trường hợp người phạm tội sử dụng công cụ tự chế như mã tấu, chiếm 14,29%, còn lại 14,29% người phạm tội sử dụng tay chân đấm đá vào vùng hiểm yếu của nạn nhân hoặc sử dụng các công cụ khác như xăng, thuốc chuột để phạm tội.

Bảng 1.10. Các công cụ phạm tội do các bị cáo là NCTN bị xét xử về tội "giết người" đã sử dụng từ năm 2007 đến năm 2011, trên địa bàn tỉnh Long An18.

Ngoài ra còn có yếu tố bên ngoài cũng được xem là có sự tác động nhiều nhất đến hành vi phạm tội, đó là thời gian xảy ra tội phạm. Theo số liệu thống kê cho thấy thời gian xảy ra tội phạm giết người đa phần vào ban đêm. Trong 28 vụ án giết người do NCTN thực hiện có 20 vụ án xảy ra vào ban đêm, 08 vụ xảy ra vào ban ngày. Thời gian xảy ra nhiều tội phạm nhất trong ngày là khoảng thời gian từ 18 giờ 01 phút đến 23 giờ 59 phút, 16 vụ, chiếm 57,14%, tiếp đến là thời gian từ 12 giờ 01 phút đến 18 giờ, 8 vụ, chiếm 28,57%. Đặc biệt loại tội phạm này không xảy ra vào ban ngày từ 06 giờ 01 phút đến 12 giờ trưa.

Bảng 1.11. Thời gian xảy ra vụ án trong ngày qua 28 vụ án về tội “giết người” do NCTN thực hiện đã được xét xử từ năm 2007 đến 201119

18 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An, tlđd số 2.

19 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An, tlđd số 2.

Công cụ phạm tội

Từ năm 2007

đến 2011

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Công cụ tự chế (mã tấu) 4 1 3

Dao sắc, nhọn 14 3 3 5 3

Cây chắc, đá… 6 2 1 1 2

Tay, chân 2 1 1

Công cụ khác 2 2

Tổng số 28 3 6 2 6 11

Thời gian Số vụ Tỷ lệ trên các vụ án đã xảy ra

Từ 0 giờ đến 06 giờ 00 phút 4 14,29%

Từ 06 giờ 01 phút đến 12 giờ 00 phút

Từ 12 giờ 01 phút đến 18 giờ 00 phút 8 28,57%

Từ 18 giờ 01 phút đến 23 giờ 59 phút 16 57,14%

Tội phạm xảy ra không chỉ đơn giản là để trả thù, hay giải quyết mâu thuẫn, đôi lúc còn vì mục đích giết người để thực hiện hành vi khác như cướp tài sản, hiếp dâm… Vì vậy, việc xác định thời gian xảy ra việc phạm tội có ý nghĩa cảnh báo, nhắc nhở những người đi đường phải cẩn thận, đề phòng tội phạm xảy ra làm thiệt hại đến bản thân, hạn chế đi đêm khuya, đường vắng… Đối với cơ quan quản lý trật tự thì chủ động sắp xếp, bố trí cán bộ tác nghiệp trong những giờ cao điểm để đảm bảo trật tự an toàn cho xã hội, phòng ngừa tội phạm xảy ra.

1.4.2. Đặc điểm tội phạm học về nhân thân người chưa thành niên phạm tội

"cố ý xâm phạm tính mạng của con người"

Theo khái niệm của tội phạm học, nhân thân người phạm tội là tổng hợp các đặc điểm, dấu hiệu riêng biệt của người phạm tội, chúng có ảnh hưởng nhất định đến quá trình thực hiện tội phạm. Xác định được nhân thân người phạm tội, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể phòng ngừa tội phạm.

Nghiên cứu đặc điểm tội phạm học về nhân thân NCTN phạm tội giết người là nghiên cứu hai nhóm dấu hiệu: gồm dấu hiệu xã hội - nhân khẩu và dấu hiệu đạo đức - tâm lý.

1.4.2.1. Nhóm dấu hiệu xã hội – nhân khẩu

Nhóm dấu hiệu xã hội - nhân khẩu trong nhân thân người phạm tội có ảnh hưởng mạnh đến tội giết người gồm: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp. Tập hợp những thông tin thu được qua thống kê hình sự là cơ sở để đưa ra những kết luận quan trọng khi nghiên cứu nhân thân người phạm tội để từ đó có biện pháp giáo dục thích hợp đối với người phạm tội, thực hiện mục đích phòng ngừa riêng và chung cho xã hội.

Về giới tính

Bảng 1.12. Phân tích giới tính, quốc tịch và dân tộc của 51 bị cáo là NCTN phạm tội giết người đã bị xét xử từ năm 2007 đến 2011 tại Long An20

20 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An, tlđd số 2.

Giới tính Số lượng

Tỷ lệ/

tổng số bị cáo

Quốc tịch Dân tộc

Việt Nam

Nước

ngoài Kinh khác

Nam 50 98,04% 50 00 50

Nữ 01 01,96% 01 00 01

Tổng số 51 100% 51 00 51

"Giết người" là một loại tội đặc biệt nghiêm trọng, khung hình phạt cao nhất đến mức tử hình. Hành vi giết người nói lên độ nguy hiểm rất cao. Người phạm tội đa phần là những đối tượng có máu côn đồ, thuộc thành phần cá biệt, những người mạnh mẽ hay bạo lực, đồng thời qua nghiên cứu cho thấy người phạm tội thường có sử dụng nồng độ cồn trong máu trước khi thực hiện hành vi giết người…Do đó, đối với loại tội phạm này người phạm tội đa phần là nam giới. Điều này cho thấy nam giới dễ bị tác động ảnh hưởng bởi những khuynh hướng tiêu cực và môi trường sống trong xã hội. Vì nữ giới thường đại diện cho phái yếu đuối, nếu có mâu thuẫn xảy ra đa phần chỉ ở mức độ đánh nhau bằng tay, ít sử dụng đến hung khí. Bảng thống kê số liệu 1.12 minh chứng cho điều này. Theo thống kê, trong thời gian 5 năm 2007 đến năm 2011 trên địa bàn tỉnh Long An có đến 50 trường hợp người phạm tội là nam giới, chiếm 98,04%, chỉ duy nhất có 01 trường hợp là nữ giới thực hiện, chiếm 01,96%. Nghiên cứu về giới tính cho chúng ta có cái nhìn bao quát về chủ thể của tội phạm này, từ đó có những biện pháp cụ thể, thiết thực tập trung vào nhóm các đối tượng đó, để nhằm ngăn ngừa họ phạm tội.

Về độ tuổi

Các thông tin về độ tuổi của người phạm tội phản ánh tính chất, mức độ, đặc điểm tội phạm của từng lứa tuổi cũng như ảnh hưởng của lứa tuổi đến việc thực hiện tội phạm.

Bảng 1.13. Phân tích độ tuổi của 51 bị cáo là NCTN phạm tội "giết người" đã bị xét xử từ năm 2007 đến 2011 tại tỉnh Long An21.

Theo số liệu thống kê cho thấy NCTN ở độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội "giết người" chiếm tỷ lệ cao hơn NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Trong 51 bị cáo là NCTN phạm tội "giết người" thì có đến 34 bị cáo là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, chiếm tỷ lệ 66,67% trên tổng số bị cáo là NCTN phạm tội

"giết người". Ở lứa tuổi này, có thể nói đây là sự giao thoa giữa người trưởng thành và người chưa trưởng thành được gọi là NCTN. Mặc dù con người chưa hoàn toàn

21 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An, tlđd số 2.

Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ / tổng số bị

cáo Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi 17 33,33%

Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi 34 66,67%

trưởng thành trong nhận thức, nhưng đây là giai đoạn mà NCTN bắt đầu có sự chuyển đổi về nhân cách, lối suy nghĩ. Trong giai đoạn này, mặc dù cuộc sống của họ còn bó hẹp trong những mối quan hệ giản đơn, nhưng NCTN bắt đầu học cách suy nghĩ của người lớn, họ muốn thể hiện, khẳng định mình. Những yếu tố đó kéo theo những hệ lụy NCTN lúc này chỉ muốn sống theo ý mình, không chịu sự gò bó, muốn được tôn trọng như người lớn, họ luôn muốn thoát ra khỏi những khuôn khổ chuẩn mực của xã hội, những ràng buộc của pháp luật hình thành nên những tâm lý bốc đồng trong họ, mang lối sống tự kỷ nên họ dễ bị kích động nếu ai đó xem họ là trẻ nít. Từ đó, NCTN dễ dàng bị lôi kéo, nhiễm những thói hư tật xấu và dẫn đến phạm tội.

Về trình độ học vấn

Một trong những tiêu chí đánh giá mức độ nhận thức thế giới xung quanh và sự phát triển trí tuệ của con người không thể không kể đến yếu tố trình độ học vấn.

Nó có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã hội nói chung và hành vi phạm tội nói riêng. Nghiên cứu trình độ học vấn của người phạm tội không những giúp chúng ta có cơ sở tìm hiểu về quá trình hình thành nhân cách sai lệch của họ mà còn cho chúng ta thông tin về đặc điểm, tính chất, mức độ của tình hình phạm tội do những người có trình độ học vấn khác nhau gây ra. Nghiên cứu về NCTN phạm tội "giết người" cho thấy, một trong những đặc điểm nổi bật của NCTN phạm tội này là trình độ học vấn của các em rất thấp.

Bảng 1.14. Phân tích trình độ học vấn của 51 bị cáo là NCTN phạm tội "giết người" đã bị xét xử từ năm 2007 đến năm 2011 tại Long An22.

Nghiên cứu nhân thân các bị cáo từ bảng 1.14, chúng ta nhận thấy rằng NCTN phạm tội "giết người" có trình độ học vấn ở bậc Trung học cơ sở chiếm tỷ lệ vượt trội: 35 người, (68,63% trên tổng số bị cáo), tiếp đến là NCTN phạm tội có trình độ

22 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An, tlđd số 2.

Tổng số bị cáo

Trình độ học vấn của các bị cáo Số bị cáo

không biết chữ

Số bị cáo có trình độ Tiểu

học và chưa hết bậc Tiểu

học

Số bị cáo có trình độ Trung học cơ sở và chưa hết bậc

Trung học cơ sở

Số bị cáo có trình độ Trung học phổ thông

và chưa hết bậc Trung học phổ thông

51 2 8 35 6

học vấn ở bậc tiểu học, chiếm 15,69%, NCTN phạm tội "giết người" không biết chữ chỉ chiếm 3,92%.

Trình độ học vấn thấp đã tác động không nhỏ đến cách ứng xử, đến việc giải quyết các mâu thuẫn xảy ra trong đời sống hàng ngày của các bị cáo là NCTN. Do trình độ học vấn không đạt đến mức cần thiết nên các bị cáo đã chọn cách xử sự trái với chuẩn mực xã hội. Qua nghiên cứu hồ sơ các bị cáo phạm là NCTN phạm tội giết người tại Long An cho thấy đa số các bị cáo chỉ muốn gây thương tích nhưng quá tay hoặc không kiểm soát được hành vi của mình dẫn đến hậu quả chết người.

Ví dụ: chỉ vì tức giận người Campuchia thường thả trâu, giăng lưới, giăng câu ở Việt Nam, phá mùa màng, bắt cá và đòi đánh em Nguyễn Hùng Anh, khoảng 14 giờ ngày 07/10/2007, sau khi uống rượu Nguyễn Hùng Anh rủ Nguyễn Văn Tha, Nguyễn Văn Tính dùng hung khí là dao, cây và ống tuýp sắt đến kênh Bào Môn biên giới Campuchia tìm những người Campuchia để đánh, nên cả ba đều thống nhất. Quá trình điều tra cho thấy hai bị cáo Tính và Tha không trực tiếp đánh chết người Campuchia, hai bị cáo phạm tội là do nghe theo lời rủ rê của người lớn, thống nhất ý chí, có vai trò giúp sức rượt đuổi, nhưng khi gặp người Campuchia đang lưới cá, bị cáo đứng lại xem, mà không có động thái gì, đến khi bị cáo Hùng Anh lên gặp và đánh chết người Campuchia. Tại bản án hình sự sơ thẩm số 12/2008/HSST ngày 19/3/2008 của TAND tỉnh Long An đã xác định hai bị cáo không là người trực tiếp đánh người Campuchia, nhưng có vai trò giúp sức tích cực cùng rượt đuổi người Campuchia và xem xét đến yếu tố hai bị cáo Tính và Tha chỉ mới học xong lớp 5, lại sống ở vùng nông thôn biên giới, nhận thức pháp luật hạn chế để quyết định hình phạt cho hai bị cáo.

Như vậy, nghiên cứu đặc điểm về trình độ học vấn của NCTN chúng ta thấy nó có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển trí tuệ, sự nhận thức xã hội, đánh giá được khả năng nhận thức của tội phạm và mức độ phạm tội xảy ra. Theo số liệu thống kê cho thấy NCTN phạm tội giết người đa số có trình độ rất thấp so với mặt bằng dân trí hiện nay nên nhận thức xã hội không đầy đủ và sự am hiểu pháp luật còn nhiều hạn chế, làm biến dạng nhận thức, biến dạng các quy tắc đạo đức nói chung cũng như làm biến dạng các trạng thái tâm lý, từ đó dễ dàng phát sinh tội phạm. Do đó, nghiên cứu tìm ra phương pháp giáo dục, phòng ngừa tội phạm này trong NCTN là một yêu cầu cấp thiết, cần phải có sự đầu tư, chắc lọc.

Về nghề nghiệp

Khảo sát 51 bị cáo đã bị xét xử về tội “giết người”, chúng ta thấy rằng về cơ cấu ngành nghề của những người phạm tội này rất đa dạng. Đa phần những NCTN

phạm tội giết người là những người không có việc làm, chiếm tỷ lệ khá cao, bởi lẽ họ chưa đến tuổi lao động nên thường họ chỉ phụ việc nhà, lao động phổ thông, làm thuê, nghề nghiệp không ổn định, trình độ học vấn thì thấp, họ chưa trải nghiệm cuộc sống nên khả năng nhận thức của họ về nhiều khía cạnh còn rất đơn giản, ý thức tuân thủ luật pháp rất hạn chế. Do không có nghề nghiệp nên thường ăn chơi lêu lỏng, thường gây cãi với người khác dễ dẫn đến phát sinh tội phạm.

Bảng 1.15. Tình trạng nghề nghiệp của 51 bị cáo là NCTN đã bị xét xử về tội

"giết người" tại Long An23

Về hoàn cảnh gia đình.

Đa số các bị cáo phạm tội “giết người” thuộc thành phần lao động, cuộc sống ổn định, nhưng thiếu sự giáo dục của gia đình chiếm 7/51 bị cáo, gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thuộc diện hộ nghèo chiếm 5/51 bị cáo, có 6/51 bị cáo thuộc diện gia đình chính sách.

1.4.2.2. Nhóm dấu hiệu đạo đức, tâm lý

Đây là nhóm tập hợp những thông tin phản ánh các yếu tố bên trong của nhân thân người phạm tội, mà biểu hiện là nhân cách của họ, được xác định bởi đặc điểm phẩm chất đạo đức và đặc điểm tâm lý của người phạm tội.

Đặc điểm phẩm chất đạo đức của người phạm tội.

Đa số những người thực hiện hành vi phạm tội “giết người” là những người có sự biến dạng về nhân cách ở mức độ nghiêm trọng, bởi họ thực hiện tội phạm với lỗi cố ý, hành vi phạm tội mang tính côn đồ. Một trong những biểu hiện về đặc điểm phẩm chất đạo đức của người phạm tội nói chung, NCTN phạm tội “giết người” nói riêng không chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt mà còn có ý

23 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An, tlđd số 2.

Tình trạng nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ %

Nông dân 1 1,96%

Sinh viên, học sinh, người đang học nghề 06 11,76%

Làm thuê 10 19,61%

Buôn bán 2 3,92%

Thợ thủ công, thợ sơn, thợ in, rửa xe… 4 7,84%

Nghề khác (phụ giúp gia đình…) 2 3,92%

Không nghề nghiệp/ chưa ổn định 26 50,98%

Tổng số 51 100%

Một phần của tài liệu Phòng ngừa các tội phạm cố ý xâm phạm tính mạng của con người do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh long an (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)