Thẩm quyền của tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án nhân dân đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

2.1. XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN THEO CÁC HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC

2.2.3. Thẩm quyền của tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

2.2.3.1. Khái niệm, ý nghĩa Khái niệm

Thẩm quyền theo cấp tòa án xác định cấp tòa án được tiến hành thụ lý giải quyết các vụ việc dân sự theo thủ tục sơ thẩm, là giới hạn do pháp luật quy định để tòa án các cấp thực hiện chức năng giải quyết các vụ việc dân sự.

Thẩm quyền theo cấp tòa án có thể được phân chia theo các tiêu chí như: giá trị tranh chấp, tính chất vụ việc, hoặc dựa trên bản chất tài sản.

Ví dụ: theo pháp luật tố tụng của Nhật Bản xác định thẩm quyền của tòa án theo cấp dựa vào giá trị tranh chấp. Tòa án địa phận là tòa án thấp nhất trong hệ thống tòa án. Tòa án địa phận có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án dân sự có giá ngạch không quá 900.000 yên. Hay ở Mỹ, Tòa án Liên Bang thụ lý giải quyết những vụ việc có giá trị từ 75.000 đô la trở lên. Hoặc theo quy định BLTTDS của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa xác định thẩm quyền của tòa án theo cấp dựa vào tính chất của vụ việc. TAND cơ sở có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án thuộc thẩm quyền theo vụ việc trừ những vụ án thuộc thẩm quyền của các cấp tòa

1 Khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2004.

23

án khác. TAND trung cấp có thẩm quyền xét xử những vụ án quan trọng liên quan đến người nước ngoài. Tòa án cấp cao có thẩm quyền xét xử những vụ án dân sự có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền của mình1.

Ở nước ta thẩm quyền của TAND theo cấp được phân định theo tính chất vụ việc, vì vậy xác định thẩm quyền theo cấp đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là xác định TAND cấp huyện hay TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết những vụ việc này theo thủ tục sơ thẩm.

Ý nghĩa

Thứ nhất: thẩm quyền theo cấp tòa án là cơ sở pháp lý xác định nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án mỗi cấp trong việc thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ việc dân sự. Căn cứ quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử, mỗi cấp tòa án chỉ có quyền hạn giải quyết một số vụ việc dân sự nhất định. Mức độ thẩm quyền của mỗi cấp tòa án tùy thuộc vào khả năng giải quyết của cấp Tòa án và được quy định trong pháp luật tố tụng. Quy định này nhằm xác định quyền hạn của từng cấp, tránh tình trạng mâu thuẩn trong việc giải quyết các vụ việc dân sự theo trình tự sơ thẩm.

Thứ hai: thẩm quyền theo cấp tòa án tạo ra sự chủ động và nâng cao vai trò của các cấp tòa án trong việc giải quyết các vụ việc dân sự. Mỗi cấp tòa án có phạm vi xét xử sơ thẩm nhất định. Cơ sở để cơ quan ban hành pháp luật quy định thẩm quyền cho từng cấp tòa án là dựa vào năng lực và hiệu quả áp dụng pháp luật của từng cấp tòa án. Sự phù hợp giữa quy định của pháp luật và năng lực của tòa án là điều kiện quan trong thúc đẩy hoạt động thực thi pháp luật ngày càng tốt hơn.

2.2.3.2. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo cấp đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Theo BLTTDS 2004, đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tùy từng trường hợp cụ thể mà vụ việc có thể thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh hoặc TAND cấp huyện

Khoản 3 Điều 33 BLTTDS quy định thẩm quyền của TAND cấp huyện:

“Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.”. Như vậy, TAND cấp huyện xét xử những vụ việc tại khoản 1 và khoản 2 Điều 33 BLTTDS có yếu tố nước ngoài khi không có một trong các yếu tố sau:

1 Trường Đại học Luật TP.HCM: giáo trình TTDS Việt Nam, Nxb Hồng Đức, tr.150.

24

Thứ nhất: không có đương sự ở nước ngoài. Đương sự ở nước ngoài bao gồm1:

a) Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

b) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

c) Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

d) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

đ) Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự”.

Tuy nhiên theo đoạn 2 khoản 3 Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình quy định:

Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam”. Như vậy đối với tranh chấp về ly hôn, tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới theo quy định của khoản 3 Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình vẫn được khởi kiện tại TAND cấp huyện nếu có đương sự ở nước ngoài.

Thứ hai: không có tài sản ở nước ngoài. “Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 ở ngoài biên giới lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự”2. Trường hợp này được hiểu là vào thời điểm tòa án thụ lý, không có tài sản liên

1 Điều 7.1 Nghị quyết 03/2012/HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất

“Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đồi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự .

2 Điều 7.3 Nghị quyết 03/2012/HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất

“Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đồi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự.

25

quan đến quyền lợi, nghĩa vụ giữa các đương sự trong vụ tranh chấp đang ở ngoài biên giới lãnh thổ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thứ ba: vụ việc không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài hoặc cho tòa án nước ngoài. “Cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài là trường hợp trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự cần phải tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự ở nước ngoài mà Tòa án Việt Nam không thể thực hiện được, cần phải yêu cầu cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hoặc đề nghị Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại”1.

Theo Điều 34 BLTTDS thì thẩm quyền của TAND cấp tỉnh gồm: những vụ việc dân sự không thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện; những vụ việc tại khoản 3 Điều 33 (là những vụ việc có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài); ngoài ra TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện quy định tại Điều 33 BLTTDS mà TAND cấp tỉnh lấy lên để giải quyết2.

Căn cứ vào Điều 33 và Điều 34 BLTTDS có thể thấy vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài về cơ bản sẽ thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh, trừ một số trường hợp như: khoản 3 Điều 102 Luật hôn nhân gia đình; hoặc những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài mà không có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài sẽ thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án nhân dân đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)