Vướng mắc trong việc xác định thẩm quyền của tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án nhân dân đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (Trang 57 - 64)

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

3.1. THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

3.1.2. Một số vướng mắc trong thực tiễn xác định thẩm quyền của tòa án

3.1.2.2. Vướng mắc trong việc xác định thẩm quyền của tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam

Thẩm quyền theo vụ việc

Việc xác định thẩm quyền của tòa án theo vụ việc trong các vụ việc dân sự yếu tố nước ngoài hết sức khó khăn. Khó khăn về vấn đề thẩm quyền của tòa án theo vụ việc, cũng chính là khó khăn trong việc xác định vụ việc đó có phải là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự hay không? Theo như phân tích ở chương 1 thì vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài khi có ít nhất một bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tuy nhiên trên thực tế để xác định vai trò của các chủ thể trên không phải là chuyện dễ dàng, nhất là việc xác định người Việt Nam định cư ở nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài.

1 Điều này xuất phát từ những nguyên nhân như: Sai sót trong việc lập hồ sơ ủy thác tư pháp: ngôn ngữ sử dụng trong yêu cầu tương trợ tư pháp không đúng với ngôn ngữ của quốc gia được yêu cầu;

địa chỉ ở nước ngoài của các đương sự không chính xác; không rõ quốc tịch của đương sự; không rõ tên và địa chỉ của cơ quan được ủy thác;… nên các cơ quan đầu mối thực hiện ủy thác phải gửi trả lại cơ quan yêu cầu ủy thác để hoàn thiện dẫn đến mất nhiều thời gian, công sức. Đối với các hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài gửi, do tiếng Việt không có dấu nên nhiều trường hợp không rõ tên cụ thể, địa chỉ, hay nhiều đương sự sau khi nhập cảnh về Việt Nam không còn ở địa chỉ cũ đã khiến việc tống đạt gặp nhiều khó khăn, mất thời gian điều tra, xác minh.

49

Thứ nhất: cách xác định người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Thực tiễn xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cho thấy việc xác định người Việt Nam định cư ở nước ngoài không phải dễ dàng. Theo Luật quốc tịch thì “người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”1. Tuy nhiên, vấn đề xác định thời gian bao lâu để được xem là “lâu dài” có nhiều quan điểm khác nhau và chưa thống nhất.

Hơn nữa cư trú và làm ăn, sinh sống là các khía cạnh khác nhau, vì có thể nơi cư trú đôi khi không trùng với nơi làm ăn, hoặc nơi sinh sống. Vì vậy, trường hợp này có yêu cầu người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đáp ứng đầy đủ cả ba yếu tố ở trên hay không? Điều này cũng ảnh hưởng đến việc xác định thẩm quyền giải quyết của tòa án cấp tỉnh hay cấp huyện.

Thứ hai: vướng mắc trong việc xác định doanh nghiệp nước ngoài. Khi giải quyết việc một số công ty nước giải khát như Coca-Cola, Pepsi, A&B… kiện các đại lý ra TAND để đòi tiền nợ2, thì đã có vướng mắc trong việc xác định các công ty này có “yếu tố nước ngoài” hay không. Có quan điểm cho rằng những công ty nói trên, dù có vốn nước ngoài, nhưng được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, theo pháp luật Việt Nam (tức là có “quốc tịch” Việt Nam) nên phải là doanh nghiệp Việt Nam chứ không phải là doanh nghiệp “có yếu tố nước ngoài”. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, có vốn nước ngoài thì đương nhiên đó là doanh nghiệp “có yếu tố nước ngoài”. Theo ông Phạm Tuấn Anh, Chánh toà Kinh tế, TAND thành phố Hà Nội, việc xác định vụ án có “yếu tố nước ngoài” hay không, không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên. Bởi khi xét xử, tòa luôn phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, theo các chứng cứ được đưa ra tại phiên toà, bất kể các bên đương sự là

“trong nước” hay “có yếu tố nước ngoài”.3

Tuy nhiên, cùng một vụ kiện của Coca-Cola, nếu căn cứ theo tiêu chí “có vốn nước ngoài” thì đó rõ ràng là vụ việc “có yếu tố nước ngoài”, đương nhiên, vụ việc này là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Nhưng nếu căn cứ vào “quốc tịch”, thì dù có vốn góp nước ngoài nhưng Coca-Cola được thành lập tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam, nói cách khác là có “quốc tịch” Việt Nam thì tranh chấp này lại không có yếu tố đặc thù trên, do đó đây là vụ việc dân sự trong nước.

Theo tác giả nên theo hướng lấy tiêu chí là “quốc tịch” để phân định (nghĩa là doanh nghiệp có quốc tịch nước ngoài thì khi tranh chấp mới bị coi là vụ việc có yếu tố nước ngoài).

Thẩm quyền theo cấp tòa án

1 Khoản 2 Điều 4 Luật Quốc tịch.

2 Bản án số 1000/2007/DSST ngày 20/6/2007.

3 http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Toa-an-lung-tung-xac-dinh-yeu-to-nuoc-ngoai/75010127/218/

50

Những khó khăn khi xác định thẩm quyền của tòa án theo vụ việc cũng ảnh hưởng đến việc xác định thẩm quyền của tòa án theo cấp. Vì việc xác định vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài hay không cũng là một trong những căn cứ để xác định thẩm quyền của tòa án theo cấp xét xử. Ngoài ra còn có một số vướng mắc trên thực tiễn xét xử như sau:

Theo khoản 3 Điều 33 BLTTDS thì TAND cấp huyện không có thẩm quyền xét xử nếu: “Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện”. Việc xác định “đương sự ở nước ngoài” trên thực tiễn xét xử đã có nhiều cách hiểu. Điển hình là vụ kiện giữa ông Ly Sam và Công ty liên doanh Đại Dương1.

Sau khi vụ án được TAND Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh thụ lý và giải quyết thì dư luận đã có quan điểm cho rằng TAND Quận 1 xét xử là sai thẩm quyền. Sở dĩ có quan điểm như trên là vì quy định pháp luật về “đương sự ở nước ngoài” tại thời điểm xét xử vụ việc trên không rõ ràng.

Đương sự ở nước ngoài theo mục 4.1 Nghị quyết 01/2005 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn như sau: “Đương sự là cá nhân không phân biệt là người nước ngoài hay người Việt Nam mà không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm tòa án thụ lý vụ việc dân sự; đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài hoặc người nước ngoài không ở Việt Nam có mặt tại Việt Nam để nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự hoặc đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự tại tòa án”. Như vậy qua quy định trên sẽ có hai cách xác định “đương sự ở nước ngoài”.

Nếu theo vế thứ nhất của hướng dẫn thì chỉ cần xác định vào thời điểm tòa thụ lý vụ kiện mà đương sự (bất kể quốc tịch gì) không có mặt tại Việt Nam đều là

“đương sự ở nước ngoài”. Ông Ly Sam là người có 2 quốc tịch Việt Nam và Mỹ, ông được cơ quan công an cấp thẻ tạm trú dài hạn, được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép thành lập công ty VP, ông có mặt trực tiếp gửi đơn khởi kiện đến TAND Quận 1. Cho dù ông Ly Sam là người Việt Nam định

1 Vụ kiện được tóm tắt như sau: Ngày 25-10-2009, ông Ly Sam nạp 300 USD vào máy đánh bạc số 13 để tham gia trò chơi có thưởng của CLB Palazzo (nằm trong khách sạn Sheraton Sài Gòn). Sau nhiều lần chơi, máy thông báo trúng thưởng hơn 55,5 triệu USD. Tuy nhiên, phía Công ty liên doanh Đại Dương cho rằng máy bị sự cố nên không trả thưởng. Để chứng minh, công ty đã tháo gỡ bo mạch máy, nhờ một đơn vị nước ngoài giám định (kết quả là số tiền trúng thưởng tối đa trên máy chỉ có 46.000 USD). Không đồng ý, ông Ly Sam nộp đơn ra Tòa án nhân dân quận 1 đòi Công ty liên doanh Đại Dương trả hơn 55,5 triệu USD tiền thắng cược và 3,5 triệu USD tiền lãi vì chậm trả thưởng. Tòa án nhân dân quận 1 đã tuyên chấp nhận yêu cầu đòi 55,5 triệu USD tiền thắng cược nhưng bác yêu cầu đòi 3,5 triệu USD tiền lãi của ông Ly Sam.

51

cư ở nước ngoài, nhưng ông Ly Sam lại “đang ở” Việt Nam sinh sống, kinh doanh và có mặt tại Việt Nam tại thời điểm tòa án thụ lý vụ án. Vì vậy, ông Ly Sam không rơi vào trường hợp nào của tiểu mục 4.1 của Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP nêu trên. Như vậy chiếu theo khoản 3 Điều 33 BLTTDS thì vụ việc trên thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện.

Tuy nhiên, nếu theo vế thứ hai của hướng dẫn thì thẩm quyền giải quyết vụ kiện này phải thuộc về TAND thành phố Hồ Chí Minh. Bởi lẽ ông Ly Sam có hai quốc tịch (Việt Nam và Mỹ), định cư tại Mỹ, chỉ về Việt Nam kinh doanh. Mặt khác, ông có mặt tại Việt Nam để nộp đơn khởi kiện. Đứng về phía ý kiến này các chuyên gia cho rằng nên để cho TAND cấp tỉnh xét xử (tức TAND thành phố Hồ Chí Minh)1.

Trong nhiều hội nghị rút kinh nghiệm, nhiều tòa địa phương từng chỉ ra rằng hướng dẫn “đương sự ở nước ngoài” trong Nghị quyết 01/2005 chưa rõ. Cụ thể, nếu người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ đến Việt Nam du lịch, thăm thân nhân đúng thời điểm họ bị kiện thì có xem là “đương sự ở nước ngoài” hay không? Nếu cả hai bên đương sự đều định cư ở nước ngoài nhưng tranh chấp tài sản ở Việt Nam và cả hai đều có mặt ở Việt Nam chỉ để du lịch hoặc thăm thân nhân vào thời điểm tòa thụ lý thì có xem là “đương sự ở nước ngoài” hay không? Hiểu sao về từ “ở” trong hướng dẫn là tạm trú ngắn hạn hay dài hạn?2

Trước đây, TAND Tối cao từng đưa một vụ ra rút kinh nghiệm chung toàn ngành nhưng chưa được sự đồng thuận cao: Vụ án “chia tài sản khi ly hôn” giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Cả (Kevin Nguyễn) với Bị đơn là bà Nguyễn Thị Toàn Minh, do TAND huyện ĐB, tỉnh QN xét xử sơ thẩm; TAND tỉnh QN xét xử phúc thẩm (Bản án phúc thẩm số 17/2009/HNGĐ-PT ngày 20/8/2009). Ông Nguyễn Văn Cả (Kevin Nguyễn) và bà Nguyễn Thị Toàn Minh kết hôn năm 2006.

Ngày 16/6/2008, ông Cả nộp đơn khởi kiện tại TAND tỉnh QN, trong đơn khởi kiện ông đã ghi rõ ông có quốc tịch Việt Nam và Hoa Kỳ (trong hồ sơ có tài liệu thể hiện ông Cả mang hộ chiếu Hoa Kỳ). Theo xác nhận của Công an xã Điện Nam Đông, huyện ĐB thì ông Cả có đăng ký tạm trú tại địa phương từ ngày 28/02/2008 đến

1 Ví dụ: Theo kiểm sát viên cao cấp Võ Văn Thêm (Viện Phúc thẩm III VKSND Tối cao), vụ án có những nhân chứng người nước ngoài, thời gian lưu trú tại Việt Nam có hạn. Khi họ đã rời Việt Nam, liệu tòa có thể triệu tập họ lại được không? Đồng thời, với các chứng cứ để làm rõ về máy đánh bạc, TAND quận 1 không có thẩm quyền để ủy thác tư pháp, đề nghị nhà sản xuất máy đánh bạc hay tổ chức giám định ở nước ngoài giải thích. Như vậy, xét về mặt tố tụng, nếu để TAND quận 1 xét xử sơ thẩm sẽ vướng về thẩm quyền ủy thác tư pháp. Còn xét về nội dung, TAND quận 1 cũng không thể xác minh, thu thập được chứng cứ từ nước ngoài.

http://phapluattp.vn/20130114123335145p0c1063/vu-kien-555-trieu-usd-toa-xu-sai-tham-quyen.htm

2 http://phapluattp.vn/20130114123335145p0c1063/vu-kien-555-trieu-usd-toa-xu-sai-tham- quyen.htm

52

ngày 25/12/2008. Như vậy, tuy ông Cả có quốc tịch Việt Nam và thời điểm nộp đơn khởi kiện ông Cả cũng có mặt tại Việt Nam nhưng trường hợp này thì ông Cả vẫn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 34 BLTTDS 2004 thì vụ việc này thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh.

Nhưng sau khi nhận được đơn khởi của ông Cả, TAND tỉnh QN lại chuyển đơn cho TAND huyện ĐB thụ lý vì giải quyết là không đúng. Khi Chánh án TAND tối cao kháng nghị về phần tài sản đã phải hủy bản án phúc thẩm, sơ thẩm giao cho TAND tỉnh QN xét xử sơ thẩm lại1. Theo cấp giám đốc thẩm, ông Cả là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tức là trường hợp “đương sự ở nước ngoài” nên thẩm quyền giải quyết phải thuộc TAND tỉnh.

Tuy nhiên, mới đây Nghị quyết 03/2012/HĐTP đã được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thông qua ngày 03-12-2012 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013 quy định về đương sự ở nước ngoài cụ thể hơn: “Đương sự ở nước ngoài bao gồm:

a) Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

b) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

c) Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

d) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

đ) Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự”.

Như vậy, nếu căn cứ theo Nghị quyết 03/2012/HĐTP thì trường hợp của ông Ly Sam, và ông Cả thuộc điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 03/2012/HĐTP tức là thuộc trường hợp đương sự ở nước ngoài nên thuộc thẩm quyền cấp tỉnh.

Có thể thấy hiện nay, trong thực tiễn áp dụng, dù pháp luật tố tụng không quy định, nhưng ngành tòa án quan niệm rằng án có yếu tố nước ngoài thường phức tạp, rắc rối, lại nhiều khả năng phải ủy thác tư pháp ở nước ngoài nên tòa cấp tỉnh giải quyết thì sẽ đảm bảo hơn. Vì vậy, cứ gặp án có yếu tố nước ngoài, dù tính chất

1 Chuyên đề 4b: Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm trong xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình.

http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&artic le_details=1&item_id=20652086

53

có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình đi chăng nữa thì các tòa cấp huyện cũng chuyển lên cho cấp trên.

Theo TS Nguyễn Văn Tiến, giảng viên Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, việc giao thẩm quyền cho tòa cấp quận, huyện xử án có yếu tố nước ngoài là rất cần thiết bởi đã đến lúc chúng ta phải chuyên môn hóa công tác xét xử ở các cấp tòa bằng cách chỉ để tòa cấp tỉnh xử phúc thẩm. Mặt khác, hiện các tòa cấp huyện đều đã được tăng thẩm quyền xét xử cả về hình sự lẫn dân sự, thương mại nên giải quyết án có yếu tố nước ngoài là phù hợp pháp luật và tiến trình cải cách tư pháp.

Cũng theo TS Nguyễn Văn Tiến: “Nhiều người đặt câu hỏi: liệu tòa cấp huyện có đủ sức hay không? Theo tôi chuyện này không khó, chỉ phụ thuộc vào chủ trương của ngành tòa án. Khi được giao thêm việc, tự thân các tòa cấp huyện sẽ lớn mạnh lên, cộng với việc tăng cường những thẩm phán có chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm. Thật ra cái khó nhất trong những vụ án có yếu tố nước ngoài hiện nay là việc ủy thác tư pháp thường không có kết quả. Nhưng khó khăn này là do điều kiện ngoại giao, tương trợ tư pháp chứ không phải từ phía tòa án Việt Nam. Vì thế,

“đẳng cấp” tòa cấp huyện hay cấp tỉnh không quan trọng bởi nếu nước ngoài có thiện chí hợp tác thì tòa nào cũng làm xong cả”1.

Thẩm quyền theo lãnh thổ

Thứ nhất: xác định các căn cứ có yếu tố nước ngoài trong các vụ việc dân sự còn chung chung không có sự giải thích cụ thể. Để xác định thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ của tòa án trong các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thường dựa vào các dấu hiệu như: nơi cư trú, thường trú của các đương sự, quốc tịch…là rất quan trọng. Tuy nhiên, thông thường trong công tác xét xử hiện nay việc xác định những yếu tố trên rất chung chung chỉ mang tính thông tin đơn giản mà không là căn cứ để xác định yếu tố nước ngoài trong các vụ việc dân sự.

Ví dụ: trong bản án số 1306/2006/HN-ST, ngày 11/12/2006, về việc “ly hôn”

giữa nguyên đơn: bà Lâm Tuyết Mai, sinh năm 1982, địa chỉ: 103 đường 100 Bình Thới, phường 14, quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh; và bị đơn là ông Tonny Phan (còn gọi là Phan Xuân Cao Thắng), sinh năm 1972, địa chỉ 28260 Saiga CT, GiglanD, CA 92 346 USA. Với phần xác định thẩm quyền của tòa án như sau: “cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự”.

1 http://phapluattp.vn/20110113114936290p0c1063/co-nen-cho-toa-huyen-xu-an-co-yeu-to-nuoc- ngoai.htm

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án nhân dân đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)