CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
2.1. XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN THEO CÁC HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC
2.2.4. Thẩm quyền của tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
2.2.4.3. Nội dung thẩm quyền của Tòa án Việt Nam theo lãnh thổ đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Ở Việt Nam, thẩm quyền của Tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được thể hiện ở hai cấp độ: thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt.
Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Thẩm quyền chung là thẩm quyền đối với những vụ việc mà tòa án nước đó có thẩm quyền xét xử nhưng tòa án nước khác cũng có thể xét xử. Khi mà tòa án của nhiều nước đều có thẩm quyền giải quyết đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thì quyền xét xử thuộc về tòa án nước nào phụ thuộc vào việc nộp đơn của các bên chủ thể.
Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 410 BLTTDS. Quy định này áp dụng hai phương pháp: phương pháp liệt kê những trường hợp Tòa án Việt Nam có thẩm quyền đối với những vụ việc dân sự có yêú tố nước ngoài; và phương pháp quy dẫn.
Trong phần này tác giả chỉ tiếp cận với phương pháp liệt kê, bao gồm các trường hợp sau đây:
Trường hợp thứ nhất: Bị đơn là cơ quan tổ chức, nước ngoài. Điểm a Khoản 2 Điều 410 quy định Tòa án Việt Nam có thẩm quyền trong trường hợp:
1 Nguyễn Trung Tín: cải cách tư pháp trong lĩnh vực quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
28
“Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc bị đơn có cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam”
Như vậy, theo quy định này có hai căn cứ để xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Thứ nhất: vụ việc dân sự mà bị đơn là cơ quan tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam. Quy định trên là cần thiết trong điều kiện hiện nay khi có nhiều cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và trong một số trường hợp phát sinh tranh chấp với doanh nghiệp Việt Nam. Theo Luật Doanh nghiệp 2005, doanh nghiệp có quốc tịch Việt Nam khi đăng kí kinh doanh tại Việt Nam. Như vậy, khi doanh nghiệp trong nước là đối tác của các doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam phát sinh tranh chấp, thì doanh nghiệp Việt Nam có quyền khởi kiện doanh nghiệp nước ngoài đó tại Việt Nam. Nếu không có quy định này thì doanh nghiệp Việt Nam phải khởi kiện ra tòa án nước ngoài.
Tuy nhiên theo cách quy định ở trên cũng có vướng mắc trong thực tế. Vấn đề đặt ra là Tòa án Việt Nam có thẩm quyền nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam, nhưng Bộ luật Dân sự Việt Nam chỉ quy định về trụ sở của pháp nhân1. Khoản 1 Điều 35 Luật doanh nghiệp quy định trụ sở chính của doanh nghiệp Việt Nam2. Như vậy liệu có áp dụng quy định này cho doanh nghiệp nước ngoài, hay những cơ quan tổ chức nước ngoài không phải là doanh nghiệp có áp dụng được hay không. Vấn đề này còn bị bỏ ngỏ.
Thứ hai: vụ việc dân sự mà bị đơn là cơ quan tổ chức nước ngoài có cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam. Đây là căn cứ được áp dụng tại các nước thành viên EU3. Tuy nhiên pháp luật hiện hành chỉ quy định chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân4, chứ không quy định chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức không có tư cách pháp nhân. Đối với doanh nghiệp, luật doanh nghiệp cũng quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp5. Không những thế luật thương mại cũng quy định vấn đề này tại khoản 6 Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: “Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép” và khoản 7 Điều 3
1 Điều 90 Bộ luật dân sự.
2 Khoản 1 Điều 35 Khoản 1 Điều 35 Luật doanh nghiệp quy định trụ sở chính của doanh nghiệp Việt Nam “là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có điạ chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax, thư điện tử”.
3 Điều 5 khoản 5 Brussel Regulation 2001.
4 Điều 92 Bộ luật dân sự 2005.
5 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2005.
29
cũng quy định: “Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. Như vậy tuy doanh nghiệp nước ngoài được thành lập theo pháp luật nước ngoài, nhưng chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
Trong trường hợp này luật cũng không quy định cụ thể Tòa án Việt Nam có thẩm quyền khi nào, có thể hiểu Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết đối với tất cả vụ việc mà bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam. Nhưng quy định trên không được hợp lý và không khả thi trong thực tế. Bởi nhiều trường hợp không có mối liên hệ nào giữa cơ quan tổ chức nước ngoài trong tranh chấp với chi nhánh văn phòng đại diện cơ quan tổ chức đó tại Việt Nam.
Ví dụ: công ty Nhật Bản có chi nhánh tại Việt Nam, trong quá trình hoạt động, công ty đã thuê mặt bằng sản xuất của công dân Nhật tại Nhật, hai bên xảy ra tranh chấp. Công dân Nhật khởi kiện công ty. Trong trường hợp này Tòa án Việt Nam không thể có thẩm quyền giải quyết mặc dù công ty này có chi nhánh tại Việt Nam.
Có thể thấy trường hợp thứ nhất và trường hợp thứ hai không căn cứ vào các yếu tố liên quan đến nguyên đơn mà chỉ căn cứ vào yếu tố bị đơn. Dấu hiệu nơi cư trú của bị đơn là căn cứ cơ bản được hầu hết các nước thừa nhận. Đối với các vụ việc dân sự trong nước căn cứ dấu hiệu nơi cư trú của bị đơn cũng được áp dụng:
“Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này”1.
Như vậy, Tòa án Việt Nam chỉ có thẩm quyền giải quyết trong hai căn cứ trên khi phía kiện là bên Việt Nam. Nếu cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện ở Việt Nam của cơ quan tổ chức nước ngoài khởi kiện, Tòa án Việt Nam sẽ không có thẩm quyền.
Trường hợp thứ hai: bị đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam (điểm b khoản 2 Điều 410 BLTTDS)
1 Điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2004
30
Trong trường hợp thứ nhất, luật quy định căn cứ vào dấu hiệu nơi cư trú của cơ quan, tổ chức nước ngoài, thì tại điểm b khoản 2 Điều 410 lại quy định dấu hiệu nơi cư trú của bị đơn là cá nhân nước ngoài, người không quốc tịch. Theo quy định trên cũng có hai căn cứ mà Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết.
Thứ nhất: vụ việc dân sự có bị đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam. Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 68/2002/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hôn nhân gia đình về quan hệ hôn nhân gia đình quy định: “người nước ngoài thường trú tại Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài tại Việt Nam”. Theo quy định trên thì công dân nước ngoài, người không quốc tịch làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam. Nếu như vậy thì người nước ngoài nếu chỉ có nơi tạm trú tại Việt Nam mà không có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam thì tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết.
Tuy nhiên theo Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 lại quy định người nước ngoài cư trú tại Việt Nam là công dân nước ngoài người không có quốc tịch thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam, nhưng Luật quốc tịch lại không quy định như thế nào là cư trú hoặc thường trú. Vậy, vấn đề đặt ra cần phải dựa vào quy định nào để xác định khái niệm thường trú của người nước ngoài? Hơn nữa như đã phân tích về thuật ngữ “làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam” ở chương 1 thì việc xác định yếu tố “lâu dài” hết sức khó khăn và chưa có hướng dẫn cụ thể.
Thứ hai: vụ việc dân sự có “bị đơn là công dân nước ngoài, người không có quốc tịch có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam”. “Tại một số nước trên thế giới, ví dụ như LB Đức, một số nước thuộc hệ thống Common Law, một trong những căn cứ cơ bản để xác định thẩm quyền của tòa án là dựa vào nơi có tài sản của bị đơn. Đây là quy tắc cho phép nguyên đơn có quyền yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc nếu bị đơn có tài sản ở nước đó, cho dù tài sản không phải là đối tượng của tranh chấp”1. Theo quy định của nước ta khi người nước ngoài là bị đơn trong tranh chấp mà có tài sản tại Việt Nam thì Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết. Nếu bị đơn là người nước ngoài mà tài sản không có tại Việt Nam và cũng không có nơi thường trú ở Việt Nam, Tòa án Việt Nam không có cở sở và cũng không thực hiện được quyền tài phán của mình.
Trường hợp thứ ba: nguyên đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn sinh sống, làm ăn sinh sống tại Việt Nam đối với các vụ
1 Lê Thị Nam Giang: tư pháp quốc tế, Nxb Đại học quốc gia TP.HCM, Tr187.
31
việc dân sự về yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng, xác định cha mẹ (điểm c khoản 2 Điều 410 BLTTDS)
Quy định trên chỉ áp dụng trong vụ việc cụ thể đó là việc yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng và xác định cha mẹ.
Cấp dưỡng là nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con: “Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con”.
Tiền cấp dưỡng nuôi con được quy định tại mục 11 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP như sau: "Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tùy vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý...".
Việc xác định cha mẹ cho con có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của tòa án Việt Nam không những được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 410 BLTTDS mà còn được quy định tại khoản 3 Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình 2000: “Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương huỷ việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ có yếu tố nước ngoài, xem xét việc công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của công dân Việt Nam huỷ việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam”.
Tuy nhiên, Tòa án Việt Nam chỉ có thẩm quyền trong trường hợp này khi có nguyên đơn là bên nước ngoài. Quy định này hợp lý vì vụ việc dân sự về yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng, xác định cha mẹ là những vụ việc liên quan đến quyền nhân thân của các bên đương sự và các bên liên quan. Việc quy định Tòa án Việt Nam có thẩm quyền sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bên nước ngoài bảo vệ quyền lợi của mình, Tòa án Việt Nam có thể xác minh vụ việc, thu thập chứng cứ cũng như các biện pháp ngăn chặn cần thiết trong quá trình giải quyết vụ việc.
32
Qua phân tích điểm a, b, c khoản 2 Điều 410 BLTTDS, Tòa án Việt Nam chỉ có thẩm quyền giải quyết các vụ việc tranh chấp khi có bị đơn là công dân nước ngoài hoặc nguyên đơn là công dân nước ngoài. Luật không quy định hay giải thích trong các vụ việc tương tự như vậy mà bị đơn hoặc nguyên đơn là công dân Việt Nam thì phải giải quyết như thế nào? “Cách quy định như vậy chưa rõ cần có sự giải thích cần thiết. Do vậy trong trong văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS cần quy định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cả trong các trường hợp bị đơn là cơ quan, tổ chức Việt Nam”1.
Trường hợp thứ tư: trường hợp vụ việc dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi chấm dứt quan hệ theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam nhưng ít nhất một trong các bên đương sự là cá nhân cơ quan tổ chức nước ngoài (điểm đ khoản 2 Điều 410 BLTTDS)
Theo quy định trên thì Tòa án Việt Nam thẩm quyền giải quyết trong hai trường hợp đó là: (i) vụ việc dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi chấm dứt quan hệ theo pháp luật Việt Nam; (ii) vụ việc dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi chấm dứt quan hệ xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam. Cả hai trường hợp trên phải đáp ứng điều kiện có ít nhất một trong các bên đương sự là cá nhân cơ quan, tổ chức nước ngoài.
Thứ nhất: quan hệ theo pháp luật Việt Nam. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền nếu cơ quan, tổ chức hoặc người nước ngoài không đáp ứng đươc các điều kiện tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 410 BLTTDS ở trên mà có căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam. Cụ thể áp dụng trong trường hơp cơ quan, tổ chức nước ngoài không có trụ sở chính, cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam hoặc người nước ngoài không có nơi thường trú tại Việt Nam.
Trong trường hợp này trước khi xác định thẩm quyền xét xử, Tòa án Việt Nam cần xác định pháp luật áp dụng cho quan hệ này có theo pháp luật Việt Nam hay không, bởi nếu quan hệ này không có căn cứ theo pháp luật Việt Nam thì tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết. “Một số quan điểm cho rằng, khi áp dụng quy định trên dường như chúng ta đã đi ngược lại với nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật và giải quyết xung đột thẩm quyền xét xử”2.
Ví dụ, theo Nguyễn Văn Cương (Viện NCKH Pháp lý - Bộ Tư pháp) cho rằng: “Khi có một vụ kiện được đưa ra trước tòa án Việt Nam thì câu hỏi đầu tiên
1 Nguyễn Trung Tín: về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, tạp chí nhà nước và pháp luật số 2/2006.
2 Bành Quốc Tuấn: từ một quy định về thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của tòa án, tạp chí nghiên cứu lập pháp 12/2009.