Kiến nghị đối với các quy định của các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án nhân dân đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (Trang 64 - 71)

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

3.2.1. Kiến nghị đối với các quy định của các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước

Thứ nhất: hiện nay số nước mà Việt Nam có ký HĐTTTP về dân sự không nhiều, trong khi một số nước có công dân Việt Nam sinh sống đông thì chưa ký như Mỹ, Úc, Canada, Đài Loan…Vì thế, nước ta cần đẩy mạnh việc ký hiệp định tương trợ với nhiều nước nữa.

Thứ hai: còn với những nước mà chúng ta đã có hiệp định tương trợ, Bộ Tư pháp - đầu mối của việc quản lý ủy thác tư pháp quốc tế về dân sự nên tổ chức những thảo luận định kỳ với cơ quan có thẩm quyền của các nước bạn. Từ đó rút ra những vướng mắc thực tế vì sao việc ủy thác tư pháp giữa ta và bạn thực hiện chưa có kết quả để khắc phục.

Quan trọng nhất là khi thực hiện việc ký kết các HĐTTTP thì nên thống nhất các căn cứ xác định thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Ví dụ đối các vụ việc dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nuôi con nuôi… trong các HĐTTTP giữa Việt Nam và các nước (trừ HĐTTTP giữa Việt Nam và Trung Hoa) đều sử dụng căn cứ chủ yếu là quốc tịch của các bên. Vì vậy, sau này khi ký kết với các nước khác, cũng nên căn cứ vào yếu tố quốc tịch giữa các bên để xác định thẩm quyền của tòa án. Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định thẩm quyền.

Thứ ba: Trong thời gian tới, tăng cường hơn nữa hoạt động hợp tác trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, ngoài một số đề xuất về hoàn thiện về thể chế pháp luật trong nước trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, đẩy mạnh đàm phán ký kết các hiệp định song phương với một số nước cụ thể, việc tăng cường nghiên cứu, tham gia các thiết chế đa phương về tương trợ tư pháp là một ưu tiên hàng đầu hiện nay của Việt Nam.

Trong xu thế hiện nay, cơ chế hợp tác đa phương đang là sự lựa chọn ưu tiên của các quốc gia phát triển trên thế giới. Các điều ước quốc tế đa phương trong lĩnh vực tương trợ tư pháp sẽ tạo ra một cơ chế thực thi chung, có hiệu quả cho các quốc gia thành viên trong việc hợp tác, hỗ trợ nhau khi giải quyết các yêu cầu tương trợ tư pháp.

1 Đỗ Văn Đại, Mai Hồng Qùy, tư pháp quốc tế Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, tr 568

56

Đẩy mạnh việc nghiên cứu để đề xuất ký kết, gia nhập gia nhập các điều ước quốc tế đa phương trong lĩnh vực tương trợ tư pháp như: Công ước Lahay về tống đạt giấy tờ, Công ước Lahay về Miễn hợp pháp hóa lãnh sự, Công ước Lahay về thu thập chứng cứ trong lĩnh vực dân sự và thương mại.

3.2.2. Kiến nghị đối với các quy định của pháp luật Việt Nam

Thứ nhất: cần có văn bản thống nhất các quy định về thẩm quyền của Tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Trong Bộ luật dân sự 2005, Luật thương mại 2005, Luật Hôn nhân và gia đình 2000, Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi bổ sung 2011)… đều đã dành riêng một chương hoặc một phần điều chỉnh quan hệ có yếu tố nước ngoài tương ứng với từng văn bản luật. Như vậy có thể thấy các quy định về các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh bởi nhiều văn bản khác nhau. Vì vậy, nên có sự tập hợp các quy định trên thành một văn bản thống nhất, dành riêng cho việc điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Đồng thời có quy định về thẩm quyền của tòa án đối với các vụ việc trên.

Thứ hai: tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho TAND cấp huyện xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Hiện nay các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài mặc dù BLTTDS không quy định là do TAND cấp tỉnh giải quyết, nhưng trên thực tiễn xét xử như đã phân tích ở trên thì đa phần các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đều do TAND cấp tỉnh giải quyết mặc dù đó có thể thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện. Vì thế, việc tăng cường thẩm quyền cho TAND cấp huyện đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài bằng các biện pháp cụ thể như: có văn bản hướng dẫn cách giải quyết những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể, dễ hiểu; nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ trong ngành tư pháp. Việc tạo điều kiện cho TAND cấp huyện thụ lý, giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài sẽ giảm được áp lực cho TAND cấp tỉnh, tránh được trường hợp án tồn đọng nhiều.

Thứ ba: xác định phạm vi thẩm quyền của Tòa án đối với các vụ việc dân sự liên quan đến chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. Điểm a khoản 2 Điều 410 BLTTDS Tòa án Việt Nam có thẩm quyền khi “Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc bị đơn có cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam”. Chỉ nên quy định Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết những vụ việc dân sự có liên quan đến hoạt động ở Việt Nam của các chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức nước ngoài. Bởi vì, chỉ trong quá trình hoạt động các quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức mới phát sinh và chỉ khi tiến hành hoạt động tại Việt Nam hoặc có liên quan

57

đến Việt Nam mới có cơ sở và điều kiện để Tòa án Việt Nam giải quyết tranh chấp.

Hướng quy định như trên sẽ có tính khả thi trên thực tế hơn.

Thứ tư: cần thống nhất lại một số khái niệm được đề cập trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau có liên quan đến thẩm quyền của tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Khái niệm “Cư trú”, “Người nước ngoài”,

“pháp nhân nước ngoài” được quy định trong Nghị định 138/2006/NĐ-CP và “nhà đầu tư nước ngoài” được quy định trong Luật đầu tư, “thương nhân nước ngoài”

được quy định trong Luật thương mại.

Cần bổ sung điều kiện, tiêu chí cụ thể hơn để xác định một người có phải là

“người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay không”? Ví dụ: tối thiểu 5 năm sinh sống hoặc lao động ở nước ngoài mới được coi là “lâu dài”.

Thứ năm: theo điểm đ khoản 2 Điều 410 BLTTDS quy định Tòa án có thẩm quyền khi: “Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài, nhưng các đương sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam”. Vì thuật ngữ cư trú chỉ áp dụng đối với cá nhân chứ không áp dụng cho tổ chức nên để quy định trên không được hiểu chính xác và có thể áp dụng vào thực tiễn điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, cần sửa đổi quy định trên theo hướng: Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài, nhưng các đương sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức Việt Nam có trụ sở chính tại Việt Nam, công dân Việt Nam có nơi cư trú tại Việt Nam.

Thứ sáu: quy định cụ thể nơi thực hiện hợp đồng theo điểm e khoản 2 Điều 410 BLTTDS. Điểm e khoản 2 Điều 410 BLTTDS quy định về thẩm quyền của tòa án đối với nơi thực hiện hơp đồng. Cách quy định như trên tưởng chừng đơn giản nhưng việc xác định trên thực tế rất khó, gặp nhiều vướng mắc. Vì vậy, cần có quy định cụ thể về nơi thực hiện hợp đồng theo hướng: nơi thực hiện hợp đồng là nơi thực hiện nghĩa vụ đặc thù, điển hình của hợp đồng và đưa ra một danh sách nghĩa vụ đặc thù đối với các hợp đồng thông dụng. Ví dụ đối với hợp đồng mua bán là nơi giao hàng, đối với hợp đồng thuê tài sản là nơi giao tài sản cho thuê…

Thứ bảy: mở rộng thẩm quyền của Tòa án trong các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài. Điểm g khoản 2 Điều 410 BLTTDS quy định: Tòa án Việt Nam có thẩm quyền đối với vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam. Tuy nhiên với cách quy định của điểm g khoản 2 Điều 410 BLTTDS thì trường hợp cả hai bên là công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nhưng

58

họ đều cư trú tại Việt Nam thì Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết. Vì vậy, nên mở rộng thẩm quyền của Tòa án Việt Nam trong trường hợp trên.

Thứ tám: đối với hợp đồng vận chuyển mà người vận chuyển có trụ sở chính hoặc chi nhánh tại Việt Nam, không nên quy định trường hợp này thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam vì không đảm bảo được lợi ích giữa các bên.

Trong chương ba tác giả đã phân tích khái quát những vấn đề về thực tiễn xét xử của tòa án đối với những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Những vướng mắc về pháp luật đã ảnh hướng đến thực tế xét xử, và xác định thẩm quyền của tòa án. Không chỉ các quy định trong nước mà các điều ước quốc tế giữa Việt Nam và các nước cũng tác động rất lớn đến hiệu quả của việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Qua đó, cũng có môt số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của tòa án đối với các vấn đề trên.

KẾT LUẬN

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 là một bước đánh dấu quan trọng cho quá trình phát triển của Luật tố tụng dân sự Việt Nam. Từ việc chỉ quy định dưới hình thức pháp lệnh, Luật tố tụng dân sự đã pháp điển hóa bằng hình thức Bộ luật đã tạo ra một cơ chế giải quyết nhanh chóng, chính xác. Với số lượng các điều luật tương đối lớn, có thể nói Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam đã phát triển lên một tầm cao mới. So sánh với thủ tục tố tụng trước khi có Bộ luật, chế định thẩm quyền của tòa án nhân dân đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định cụ thể, phù hợp với thông lệ chung của các nước trên thế giới. Qua chế định này, đã tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, bảo vệ các quan hệ dân sư có yếu tố nước ngoài phát triển tại Việt Nam, nhất là thu hút đầu tư nước ngoài. Mặt khác, chế định này còn bảo vệ công dân Việt Nam đang ở nước ngoài trong một số trường hợp nhất định.

Qua nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn có thể thấy bên cạnh những ưu điểm đạt được của quy định về thẩm quyền của tòa án nhân dân đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, việc áp dụng quy định này trong thực tế gặp nhiều vướng mắc, khó khăn cần có sự hướng dẫn, thay đổi, bổ sung để tạo nên cơ chế thống nhất. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả áp dụng pháp luật về thẩm quyền của tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, bên cạnh việc phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về chế định này, tác giả cũng nêu lên một số nhận xét, đề xuất những kiến nghị của mình. Phần nghiên cứu của tác giả chưa phải là một hệ thống hoàn chỉnh, nhưng rất mong đề tài sẽ đóng góp một phần nào đó vào việc hoàn thiện các quy định pháp luật về thẩm quyền của tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

2. Nghị định 138/2006/NĐ-CP quy định chi tiết các quy định của pháp luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

3. Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân gia đinh về quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài.

4. Bộ luật tố tụng dân sự 2004 5. Bộ luật dân sự 2005.

6. Luật Doanh nghiệp 2005.

7. Luật Quốc tịch Việt Nam 2008.

8. Nghị quyết 01/2005/HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự.

9. Nghị quyết 03/2012/HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự.

SÁCH, TẠP CHÍ, BÀI VIẾT

1. Trường Đại học Luật TP.HCM, giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam.

2. Đỗ Văn Đại, Mai Hồng Qùy, Tư pháp quốc tế Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia.

3. Lê Thị Nam Giang, Tư pháp quốc tế, nxb đại học quốc gia TPHCM

4. Lê Vĩnh Châu và Lê Thị Mận: tuyển tập các bản án quyết định cuả Tòa án Việt Nam về hôn nhân gia đình

5. Thái Công Khanh, “bàn về thuật ngữ người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Bộ luật dân sự”, tạp chí tòa án nhân dân số 8 năm 1996.

6. Phạm Công Bảy: về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài, tạp chí tòa án số 7 năm 1998.

7. Lexique des terms juridiques, Nxb. Dalloz, năm 2001.

8. Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, năm 2003.

9. Nguyễn Ngọc Khánh: tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài trong việc xây dựng BLTTDS, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 10 năm 2003.

10. Nguyễn Trung Tín: về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, tạp chí nhà nước và pháp luật số 2/2006.

11. Đồng Thị Kim Thoa: “một số vấn đề xác định thẩm quyền cùa tòa án trong tư pháp quốc tế. tạp chí nhà nước pháp luật số 6 năm 2006.

12. Bài viết của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm cho Tạp chí Thông tin Đối ngoại số tháng 5/2007.

13. Bành Quốc Tuấn: từ một quy định về thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của tòa án, tạp chí nghiên cứu lập pháp 12/2009.

14. Nguyễn Trung Tín: cải cách tư pháp trong lĩnh vực quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.

15. Ngô Thị Minh Ngọc, “một số đặc thù trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài”.

16. http://liendoanluatsu.org.vn/index.php/vi/van-ban/sua-doi-bo-sung-bo-luat- dan-su/1309-gop-y-sua-doi-mot-so-quy-dinh-phap-luat-ve-quan-he-dan-su- co-yeu-to-nuoc-ngoai.html.

17 .http://www.bc.edu/bc_org/avp/law/lwsch/journals/bciclr/25_1/02_TXT.htm 18. http://vietbao.vn/Trang-ban-doc/Khong-nen-dat-quy-pham-xu-ly-xung-dot-

phap-luat-vao-Luat-Canh-tranh/10825042/478/

19.http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p _cateid=1751909&article_details=1&item_id=20652086

20. http://www.phapluatvn.vn/tuphap/201010/an-ton-vi-uy-thac-tu-phap- 2007813/

21. http://phapluattp.vn/20110113114936290p0c1063/co-nen-cho-toa-huyen-xu- an-co-yeu-to-nuoc-ngoai.htm

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án nhân dân đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)