CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
3.1. THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
3.1.2. Một số vướng mắc trong thực tiễn xác định thẩm quyền của tòa án
3.1.2.1. Vướng mắc trong việc xác định thẩm quyền của Tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo các hiệp định tương trợ tư pháp
Thứ nhất: vướng mắc trong việc xác định thẩm quyền xét xử của tòa án Khi một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh thì tòa án của các bên liên quan đều có khả năng có thẩm quyền giải quyết. Để tránh trường hợp một vụ việc được giải quyết tại nhiều tòa án khác nhau, các nước thường ký kết với nhau các điều ước quốc tế đa phương và song phương. Hiện nay nước ta chủ yếu ký kết điều ước song phương (đa phần là các HĐTTTP) nhưng các hiệp định trên không nhiều. Đặc biệt là ở các nước có người Việt Nam định cư với số lượng lớn như Mỹ, Canada… thì nước ta chưa có HĐTTTP. Điều này dẫn đến thực tế có nhiều vụ án tranh chấp có liên quan đến công dân Việt Nam có liên quan đến các vấn đề pháp lý ở các nước này gặp vướng mắc trong việc xác định thẩm quyền giải quyết của tòa án.
Ví dụ điển hình cho việc xung đột thẩm quyền giữa Tòa án Việt Nam và Tòa án Mỹ là vụ việc giữa ca sĩ Lý Hương và ông Tony Lam đã được đề cập ở phần trước. Điều đặc biệt là trong chuyện ly hôn hy hữu giữa ca sĩ Lý Hương với người chồng Tony Lam có việc tuyên án về nuôi con, được tòa án Việt Nam và tòa án Mỹ xử gần như cùng lúc lại tuyên trái ngược nhau hoàn toàn về quyền nuôi cháu Princess Lam.. Trong phiên xử sơ thẩm vào tháng 4/2007, Lý Hương (nguyên đơn) cùng chồng đều yêu cầu được quyền nuôi con. Tuy nhiên, TAND thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên xử cho cô Hương ly hôn và giao cho cô Hương được nuôi con.
Trong khi đó tại Mỹ, ông Tony Lam đã có đơn kiện lên Tòa án gia đình tiểu bang New York (Mỹ) và tòa án này đã ra án lệnh tạm thời giao quyền giám hộ tạm thời cho ông Tony Lam. Án lệnh ra ngày 21/6/2006 (có thông tin nói rằng, ông Tony Lam nộp đơn lên Tòa án gia đình tiểu bang New York sau thời điểm Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thụ lý đơn xin ly hôn).
Thứ hai: vấn đề ủy thác tư pháp
Trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, thường xuất hiện khả năng cơ quan tư pháp của một nước phải thực hiện hành vi tố tụng ở một nước khác như lấy lời khai của đương sự hay của nhân chứng hiện ở nước ngoài, tống đạt giấy tờ… Về nguyên tắc, cơ quan tư pháp của một nước chỉ có quyền thực hiện các hành vi tố tụng theo thẩm quyền trong phạm vi lãnh thổ của
45
nước có cơ quan tư pháp nước đó. Vì vậy muốn thực hiện hành vi tố tụng này ở nước ngoài thì cơ quan nước này phải thực hiện việc ủy thác tư pháp. Tuy nhiên, trong hoạt động xét xử, giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đã gặp nhiều vướng mắc về hoạt động ủy thác tư pháp.
Theo thống kê của Bộ Tư pháp, trong thời gian từ 01 tháng 7 năm 2008 đến 30 tháng 6 năm 2012, Bộ Tư pháp đã thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự cụ thể như sau:
Đối với yêu cầu tương trợ tư pháp do các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam gửi đi nước ngoài:
Tổng số hồ sơ gửi đi qua đầu mối Bộ Tư pháp: 9.467 hồ sơ.
Tổng số hồ sơ có kết quả gửi về: 1.575 (chiếm 16,7%).
Các hồ sơ gửi ra nước ngoài yêu cầu ủy thác tư pháp chủ yếu là tống đạt giấy tờ, tài liệu, bản án, thu thập chứng cứ lấy lời khai của đương sự. Năm Toà án có yêu cầu ủy thác ra nước ngoài nhiều nhất: TAND thành phố Hồ Chí Minh, TAND thành phố Hà Nội, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, TAND tỉnh Vĩnh Long, TAND tỉnh Tây Ninh. Năm nước/vùng lãnh thổ Việt Nam gửi yêu cầu ủy thác nhiều nhất là:
Hoa Kỳ, Đài Loan, Úc, Ca-na-da, Đại hàn dân quốc.
Đối với yêu cầu tương trợ tư pháp của nước ngoài gửi tới Việt Nam Tổng số hồ sơ Bộ Tư pháp nhận được: 1102 hồ sơ.
Kết quả đã thực hiện: 403 yêu cầu (chiếm 36,6%).1
Các hồ sơ của nước ngoài yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp phần lớn là tống đạt hồ sơ, tài liệu, thu thập chứng cứ lấy lời khai, cung cấp thông tin về hộ tịch. Số lượng 5 nước có yêu cầu ủy thác lớn nhất: Đại hàn dân quốc, Pháp, Đức, Séc, Ba Lan. Số lượng 5 địa phương thực hiện ủy thác của nước ngoài nhiều nhất: Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hà Nội.
Bảng số liệu tình hình thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự trong thời gian gần đây (theo quốc tịch của đương sự):
1 Các số liệu được trích từ Theo báo cáo của Chính phủ gởi Quốc hội về hoạt động tương trợ tư pháp kể từ khi Luật TTTP có hiệu lực (từ ngày 01 tháng 7 năm 2008 đến ngày 30 tháng 9 năm 2012)
46 Năm Tổng
số
Trả lại hồ sơ
Quốc tịch
Việt Nam Quốc tịch nước có hiệp định
Số lượng
Tỷ lệ
% Số lượng
Tỷ lệ
%
Pháp Tỷ lệ
%
Trung Quốc
Tỷ lệ %
Khác (Nga, Belarus, Lào…)
Tỷ lệ
%
2008 837 59 7.0 393 47.0 21 2.5 8 1.0 5 0.6
2009 2567 115 4.5 740 28.8 93 3.6 19 0.7 7 0.3
2010 648 4 0.6 80 12.3 18 2.8 4 0.6 3 0.5
(nguồn: Báo cáo công tác tương trợ tư pháp giai đoạn 2007-2010, Bộ Tư pháp) Qua số liệu trên có thể thấy, số vụ án cần ủy thác tư pháp là khá nhiều nhưng kết quả trả lời rất ít. Điều này đã gây ra không ít khó khăn cho ngành tòa án và cho cả đương sự.
Trên thực tế hiện nay việc ủy thác tư pháp trong các vụ án hôn nhân gia đình, bị đơn thường là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, công dân nước ngoài, hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đang định cư ở nước ngoài. Với các vụ án dân sự yếu tố nước ngoài thường là những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đang ở nước ngoài. Các vụ kinh doanh thương mại thì công ty chính ở nước ngoài.
Các vụ lao động thì chủ doanh nghiệp là người nước ngoài đã trở về nước mà không thanh toán các khoản tiền cho người lao động. Việc ủy thác tư pháp để ghi lời khai của người đang ở những nước mà Việt Nam chưa ký HĐTTTP thì hầu như không có kết quả.
Các vụ án này thường thời hạn xét xử không đảm bảo, việc kéo dài và bế tắc khi không có kết quả ủy thác sẽ làm người trong nước thiệt thòi. Nếu họ đi bước
47
nữa thì cuộc sống hôn nhân tự nhiên trái pháp luật, do đó các quyền lợi về vợ chồng không được đảm bảo… Đối với án xử xong, nếu có đương sự trong nước kháng cáo thì hồ sơ không thể chuyển ngay để Tòa phúc thẩm giải quyết mà phải chờ kết quả ủy thác bản án đối với người đang ở nước ngoài, kéo dài thời gian thêm thời gian giải quyết vụ án…
Ví dụ: Ngày 26/6/2009, TAND Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án “Tranh chấp quyền sở hữu nhà” giữa nguyên đơn là ông Chuang Yu Sheng và bị đơn là bà Nguyễn Thị Thúy Hương và ông Huang Wen Yuan. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án là ông Chang Mang Tang và ông Lin FuLin (người Đài Loan, Trung Quốc).
Do những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không có mặt tại phiên tòa ngày 26/6/2009 nên TAND thành phố Hồ Chí Minh đã có Công văn đề nghị Bộ Tư pháp thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp Tòa án có thẩm quyền của Đài Loan để niêm yết bản án số 1542/2009/DSST. Kể từ đó, công văn “đi lại” liên tục giữa TAND thành phố Hồ Chí Minh và Bộ Tư pháp, giữa Bộ Tư pháp với Tòa án có thẩm quyền của Đài Loan nhưng không có kết quả. Do đó, ngày 7/7/2009, bà Hương có đơn kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm số 1542/2009/DSST, nhưng TAND thành phố Hồ Chí Minh không thể chuyển bản án lên Tòa án cấp phúc thẩm để giải quyết vì một lý do: “Không nhận được kết quả ủy thác tư pháp”.1
Xét về tổng thể, tỉ lệ các yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam ra nước ngoài vẫn không đạt hiệu quả như mong muốn. Trong khi đó yêu cầu ủy thác xử lý hàng năm ngày càng tăng về số lượng, phức tạp và đa dạng hơn về nội dung, đối tượng, quốc gia thực hiện và yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp.
Việc thực hiện ủy thác tư pháp được thực hiện trên cơ sở điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết với các nước. “Trong trường hợp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài chưa ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế có quy định về tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự thì việc tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự có thể được Toà án Việt Nam chấp nhận trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không được trái pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế”2. Tuy nhiên thực tế cho thấy, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tiếp nhận và thực hiện các yêu cầu ủy thác tư pháp của nước ngoài đạt kết quả khá tốt (trong lĩnh vực ủy thác tư pháp về dân sự đạt 36.6%). Trong khi đó, kết quả thực
1 http://www.phapluatvn.vn/tuphap/201010/an-ton-vi-uy-thac-tu-phap-2007813/
2 Khoản 2 Điều 414 BLTTDS 2004.
48
hiện ủy thác tư pháp của cơ quan nước ngoài đối với yêu cầu của Việt Nam ra hạn chế1.
Đối với các điều ước quốc tế đa phương. Có thể nhận thấy, trong 5 năm trở lại đây, Việt Nam đã rất tích cực hoạt động nhằm nâng cao vị thế của mình trong cộng đồng ASEAN, trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương và cả trên bình diện toàn cầu bằng cách chủ động tổ chức hoặc tham gia các diễn đàn, hội nghị và chủ động đưa ra những đề xuất, sáng kiến trong việc nâng cao hiệu quả hợp tác về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại, đặc biệt là đưa ra những đề xuất đối với các thành viên ASEAN.
Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện nay, Việt Nam và các nước trong khu vực vẫn chưa coi trọng đúng mức cơ chế hợp tác về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại. Hợp tác về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại hiện nay giữa Việt Nam và hầu hết các nước trong khối ASEAN cũng như giữa các nước trong khối với nhau vẫn chỉ tiến hành trên cơ sở của nguyên tắc có đi có lại đối với từng vấn đề cụ thể. Việt Nam vẫn chưa ký kết hoặc tham gia một công ước quốc tế nào về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự.