CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM VÀ TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.2. Tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại TP.HCM trong những năm gần đây
2.2.1 Thực trạng của các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại TP.HCM trong những năm gần đây
Thông số về tội phạm rõ:
Theo báo cáo của Tòa án Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2001 đến 2010, số vụ phạm tội xâm phạm tình dục trẻ em được thể hiện qua bảng thống kê sau:
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2 008
2 009
2 010 Hiếp
dâm trẻ em
39 22 44 43 39 36 40 5
1
5 0
4 9
Cƣỡng 1 2 26 25 28 26 3 2 2
20 dâm
trẻ em
0 8 6
Giao cấu với trẻ em
11 20 29 20 15 14 18 1
5
1 5
1 7
Dâm ô với trẻ em
1 1 2 2 2 2 3 5 4 3
Mua dâm người chƣa thành niên
7 2 2 4 3 4 6 5 3 4
Tồng số
59 43 79 95 84 84 93 1
06
1 00
9 9
Bảng số 1: Các vụ xâm phạm tình dục trẻ em bị TAND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử từ năm 2001 đến 2010.
21 0
20 40 60 80 100 120
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Biểu đồ thể hiện tổng số vụ phạm tội xâm phạm tình dục trẻ em bị xét xử tại TAND Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2001 đến 2010.
Qua biểu đồ trên chúng ta có thể nhận thấy rằng từ năm 2003 trở lại đây, tổng số các tội xâm phạm tình dục trẻ em có xu hướng tăng hơn các năm trước, trong đó các tội hiếp dâm trẻ em luôn là những tội phạm bị đưa ra xét xử nhiều nhất, thấp nhất là tội dâm ô với trẻ em.
Tương ứng với số vụ phạm tội, số người phạm vào các tội xâm phạm tình dục trẻ em qua các năm cũng có xu hướng tăng, từ năm 2001 đến 2010, trung bình mỗi năm Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử khoảng 92 bị cáo phạm vào các tội xâm phạm tình dục trẻ em, cụ thể:7
Bảng số 2: Tổng số bị cáo bị TAND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử từ năm 2001 đến 2010:
7 Theo thống kê tại TAND Thành phố Hồ Chí Minh
22
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Số bị
cáo
67 53 81 104 95 96 101 115 106 107
Tương ứng với số tội phạm bị đưa ra xét xử, số các bị cáo bị đưa ra xét xử những năm gần đây cũng có xu hướng gia tăng so với những năm đầu thập niên, điều này thể hiện cụ thể hơn qua biểu đồ sau:
0 20 40 60 80 100 120
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Biểu đồ thể hiện tổng số bị cáo bị đƣa ra xét xử về các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại TAND Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2001 – 2010.
Thông số về tội phạm ẩn:
Việc đánh giá độ ẩn, mức độ ẩn của tình hình tội phạm nói chung và các tội xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng là một vấn đề rất khó. Phương pháp chủ yếu được sử dụng hiện nay là phương pháp chuyên gia, tức là phỏng đoán từ những người có chuyên môn, những người làm công tác trong các cơ quan đấu tranh phòng chống tội phạm. Số liệu thống kê trong phần tội phạm rõ trên thực tế chỉ phần nào thể hiện thực trạng của nhóm tội này chứ chưa thể hiện hết tổng số các tội phạm đã xảy ra, Điều này chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân sau:
23
- Sự nhận thức chưa đầy đủ về tính nguy hiểm của tội phạm từ phía các cơ quan chức năng, từ phía nạn nhân, gia đình nạn nhân nên còn nhiều trường hợp tội phạm được giải quyết bằng con đường hòa giải, bồi thường.
- Tâm lý e ngại, lo sợ dư luận biết về hành vi bị tội phạm xâm hại ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường, ảnh hưởng đến tương lai của nạn nhân, gia đình nạn nhân dẫn đến tình trạng không tố giác tội phạm.
- Tâm lý bàng quang, “đèn nhà ai nấy sáng”, không muốn tố giác tội phạm từ những người biết hành vi tội phạm xảy ra.
- Các cơ quan chức năng, đặc biệt là các cơ quan, đoàn thể tại cơ sở địa phương chưa chủ động trong việc phòng ngừa cũng như phát hiện tội phạm, còn lệ thuộc vào tin tố giác tội phạm.
Đánh giá về hiệu quả của hoạt động đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh, báo cáo kết quả thực hiện đề án ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục đã thừa nhận: “Việc chủ động và phát hiện sớm trẻ em bị lạm dụng tình dục còn chậm, chưa kịp thời, tiếp cận trẻ em bị lạm dụng còn đơn giản thiếu kín đáo, tế nhị dẫn đến nhiều trẻ em né tránh, ngại tiếp xúc với cán bộ, có vụ chưa được xác định do bị khai báo muộn, có vụ chưa được phát hiện do gia đình có tâm lý e ngại không tố cáo tội phạm”.
Báo cáo này đã cho thấy số liệu thống kê tội phạm rõ chỉ thể hiện phần nào thực trạng của nhóm tội này, trên thực tế vẫn còn một bộ phận tội phạm đang tồn tại ở trạng thái ẩn.