Nguyên nhân và điều kiện dưới góc độ tội phạm cụ thể

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của nạn nhân các tội xâm phạm tình dục trẻ em dưới góc độ quyền con người (Trang 40 - 48)

CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NẠN NHÂN

3.1. Nguyên nhân và điều kiện của các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

3.1.2 Nguyên nhân và điều kiện dưới góc độ tội phạm cụ thể

- Nguyên nhân từ phía người phạm tội:

+ Các đặc điểm sinh học của người phạm tội:

Độ tuổi: như đã thống kê trong phần các đặc điểm tội phạm học của tội phạm, người phạm vào các tội xâm phạm tình dục trẻ em chủ yếu tập trung ở độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi. Đặc điểm này cũng tương tự như đặc điểm độ tuổi của người phạm tội trong thực trạng tình hình tội phạm nói chung ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Có nhiều yếu tố lý giải cho đặc điểm này nhưng ở nhóm tội xâm phạm tình dục trẻ em thì đặc nhu cầu sinh học đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành động cơ phạm tội. Trong độ tuổi này, nhu cầu tình dục mạnh mẽ của người phạm tội kết hợp với thế mạnh vể thể chất, sức khỏe (người phạm tội

39

trong thời gian qua chỉ là nam giới) kết hợp với những hạn chế trong việc thỏa mãn những nhu cầu này ở người phạm tội đã dẫn đến việc hình thành động cơ phạm tội.

Tuy nhiên các đặc điểm sinh học này chỉ chi phốiviệc hình thành động cơ nhưng nguyên nhân mang tính quyết định đến hành vi phạm tội là các đặc điểm thuộc về nhận thức, tâm lý của người phạm tội. Điều này cũng giúp chúng ta giải thích vì sao đa số người phạm tội trong nhóm tội phạm này là người có trình độ học vấn thấp. Bên cạnh đó cũng phải thừa nhận rằng trong độ tuổi này, xét về mặt tâm lý, tuy được xem là người đã thanh niên nhưng con người chưa thật sự “chín muồi” về nhận thức nên vẫn tồn tại tâm lý xốc nổi của tuổi trẻ và khả năng kiềm chế bản năng chưa cao.

Điểm đáng chú ý trong nội dung này là tỉ lệ phạm tội trong độ tuổi người chưa thành niên có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây và chiếm tỉ lệ không nhỏ trong tổng số người phạm tội. Thực trạng này cho thấy có sự biến chuyển lớn mang tính tiêu cực trong nhận thức của người phạm tội là người chưa thành niên.

Do nhiều yếu tố khác nhau, độ tuổi dậy thì, phát dục của con người bắt đầu xuất hiện sớm hơn so với thời gian trước đây. Điều đáng quan tâm là sự phát triển sớm về mặt sinh lý của người chưa thành niên không đi cùng sự phát triển về mặt nhận thức dẫn đến sự hạn chế trong khả năng kiểm soát hành vi nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục. Với sự tác động tiêu cực của xã hội, đặc biệt là những tác động từ văn hóa phẩm đồi trụy, người chưa thành niên là đối tượng dễ bị kích động nhất xuất phát từ nhu cầu sinh học không được đáp ứng, xuất phát từ tâm lý tò mò của tuổi mới lớn, tâm lý mong muốn nhanh chóng trở thành người lớn nhưng lại thiếu sự giáo dục, hướng dẫn từ người thân, xã hội.

Giới tính: Mặc dù khi quy định cấu thành của các tội phạm trong nhóm tội này, Bộ Luật hình sự 1999 xác định chủ thể của tội phạm là “người nào” nhưng thực tiễn từ trước tới nay các cơ quan chức năng chỉ xử lý các vụ phạm tội do nam giới thực hiện. Điều này xuất phát từ quan điểm của các nhà khoa học cho rằng chỉ có nam giới là chủ thể thực hành của các tội phạm này, phụ nữ chỉ có thể là chủ thể với vai trò đồng phạm như tổ chức, giúp sức và quan điểm này đã chi phối đến những người làm công tác thực tiễn. Xuất phát từ truyền thống giáo dục Á đông,

40

phụ nữ được xem là những người “bị động” trong các vấn đề liên quan đến tình dục nên thực tế trong thời gian cũng ít trường hợp phụ nữ thực hiện hành vi xâm phạm tình dục; tuy nhiên nếu nhìn nhận từ khía cạnh tội phạm ẩn thì hoàn toàn có điều kiện để kết luận rằng vẫn có trường hợp phụ nữ phạm tội nhưng chưa bị xử lý.

Nhìn nhận trên nhu cầu có thực của con người thì nam và nữ đều có nhu cầu tình dục, tuy nhiên với thế mạnh về thể chất đặc trưng của nam giới kết hợp với những yếu tố xã hội như đã phân tích thì trên thực tế tỉ lệ phạm tội của nam giới trong các tội xâm phạm tình dục cao hơn tỉ lệ phạm tội của nữ giới.

+ Các đặc điểm xã hội của người phạm tội:

Hoàn cảnh gia đình: hoàn cảnh gia đình của người phạm tội có vai trò quan trọng trước và sau khi hành vi phạm tội xảy ra nhưng trong nội dung này đề tài chỉ xin đề cập đến vai trò của gia đình trước khi hành vi phạm tội xảy ra. Như đã phân tích, điểm đặc trưng về nhu cầu của người phạm vào các tội xâm phạm tình dục là nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục và động cơ được hình thành có thể bất chợt không có dự định trước cho nên vai trò của gia đình thể hiện chủ yếu ở quá trình giáo dục đặt nền tảng cho việc hình thành nhân cách của người phạm tội. Như đã khảo sát, đa số người phạm tội xuất thân từ gia đình lao động nghèo và đây là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến nhu cầu được học tập, được giáo dục, lĩnh hội các quy định của pháp luật từ đó dẫn đến sự hạn chế trong việc nhận thức các quy định cùa pháp luật. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các tội xâm phạm tình dục trẻ em, đặc biệt là tội giao cấu với trẻ em, tội mua dâm người chưa thành niên - là trẻ em.

Bên cạnh đó số một người phạm vào các tội xâm phạm tình dục trẻ em còn xuất thân từ gia đình có lối sống đạo đức không chuẩn mực, những gia đình có quan niệm sống ích kỷ không có thói quen quan tâm lẫn nhau như che giấu, không tố giác tội phạm, thờ ơ khi hành vi phạm tội xảy ra tội phạm xảy ra, xem hành vi phạm tội là chuyện riêng mà gia đình có thể tự sắp xếp, thỏa thuận. Người phạm tội nếu xuất thân từ những gia đình có những đặc điểm này đa số là phạm tội nhiều lần vì tội phạm đã được che giấu. Ngoài ra sự lệ thuộc về tinh thần, vật chất giữa các thành viên trong gia đình cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi phạm tội, cụ thể là trường hợp người phạm tội là cha ruột, cha dượng thực hiện

41

hành vi phạm tội với con ruột, con riêng của vợ, ví dụ như tại bản án số 1145/HSST ngày 27 tháng 6 năm 2003 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Hồng H. nhiều lần giúp cho Dương Tuấn A. - chồng sau của H. thực hiện hành vi hiếp dâm 3 bé gái là con ruột của H. khi các em còn rất nhỏ tuổi.

Nghề nghiệp: Nghề nghiệp ở một khía cạnh nào đó là sự biểu hiện của trình độ học vấn của người phạm tội và có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống vật chất, tinh thần của người phạm tội. Người phạm tội trong thực trạng của tình hình tội phạm nói chung và trong nhóm các tội xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng có hai đặc điểm nghề nghiệp chủ yếu: người phạm tội thường lâm vào cảnh thất nghiệp, và nếu có việc làm thì người phạm tội chủ yếu làm những công việc lao động chân tay, lao động theo mùa vụ. Thất nghiệp thường là gây ra những hậu quả tiêu cực cho con người, cho xã hội, trong đó nguy hiểm nhất là gây ra sự thiếu thốn về vật chất - tinh thần cho con người - những yếu tố được xem là nguồn gốc của tội phạm.

Mặt khác, thất nghiệp còn mang lại khoảng thời gian nhàn rỗi, khoảng thời gian

“chết”dễ đưa con người tham gia các tệ nạn xã hội như rượu bia, mại dâm, thưởng thức các sản phẩm văn hóa mang tính kích dục và các yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn trong việc xuất hiện nhu cầu, động cơ phạm tội. Đối với trường hợp người phạm tội là người có nghề nghiệp là công việc lao động đơn giản, lao động chân tay thì nguyên nhân chủ yếu để lý giải thực trạng này là có mối quan hệ trực tiếp giữa nghề nghiệp và trình độ học vấn của người phạm tội. Ở đây chúng tôi không cho rằng nghề nghiệp là nguyên nhân của tội phạm nhưng những người làm những công việc đơn giản thường là những người có trình độ học vấn thấp cho nên họ rất bị hạn chế trong việc nhận thức pháp luật cũng như các giá trị đạo đức đúng đắn.

Địa bàn, nơi cư trú: các quận ngoại thành, các khu lao động nghèo tập trung dân nhập cư là địa điểm tập trung nhiều vụ phạm tội xuất phát từ hai nguyên nhân cơ bản: thứ nhất, đây là nơi người dân có trình độ học vấn thấp, nghề nghiệp không ổn định, công việc chủ yếu là lao động chân tay phổ thông, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, sự phổ biến của các tệ nạn xã hội trong khi các hình thức hưởng thụ văn hóa lành mạnh rất hạn chế... Tất cả các yếu tố này như đã phân tích là những yếu tố có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người phạm tội

42

nói chung và động cơ phạm tội nói riêng; thứ hai, do hoàn cảnh sống của những khu vực này còn nhiều khó khăn, sự quan tâm của gia đình đối với người phạm tội cũng như nạn nhân là trẻ em cũng rất hạn chế, thông thường gia đình chỉ phát hiện sau khi hành vi phạm tội xảy ra, thậm chí sau khi hành vi phạm tội xảy ra nhiều lần.

Địa vị xã hội: người phạm vào các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian quan đa số là người có địa vị xã hội thấp. Đặc điểm này có mối quan hệ chặt chẽ với các đặc điểm xã hội như đã phân tích phần trên như nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, địa bàn cư trú… Bên cạnh đó cũng phải thừa nhận rằng những người có địa vi xã hội thấp thường khả năng che giấu tội phạm không tinh vi bằng người phạm tội có địa vị xã hội cao nên trên thực tế tỉ lệ phạm tội của người có địa vi xã hội thấp bao giờ cũng cao hơn tỉ lệ phạm tội của người có địa vị xã hội cao.

+ Các đặc điểm thuộc về nhận thức, tâm lý của người phạm tội:

Đặc điểm về trình độ học vấn: trình độ học vấn tuy không đồng nhất với trình độ văn hóa nhưng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến văn hóa, nhận thức của người phạm tội. Ở nhóm tội xâm phạm tình dục trẻ em, trình độ học vấn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành động cơ thể hiện ở hai cấp độ: thứ nhất trình độ học vấn ảnh hưởng đến cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội, thứ hai trong một số trường hợp trình độ học vấn cũng mang tính quyết định đến việc hình thành cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội. Trong trường hợp thứ nhất, trình độ học vấn của người phạm tội có mối liên quan đến nghề nghiệp, địa vị xã hội và thu nhập, mức sống của người phạm tội - như đã phân tích ở nội dung trên - đây là các yếu tố giữ vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến việc hình thành động cơ phạm tội. Ở nội dung thứ hai, tính quyết định của trình độ học vấn đối với việc hình thành cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội thể hiện ở việc chính do trình độ học vấn thấp, do lạc hậu mà người phạm tội không biết hành vi của mình bị pháp luật hình sự quy định là tội phạm. Tình trạng này phổ biến ở các tội giao cấu với trẻ em và mua dâm người chưa thành niên mà đối tượng là trẻ em. Như vậy có thể nhận thấy vai trò của nhà nước, cụ thể là các cơ quan có chức năng tuyên

43

truyền pháp luật giữ vai trò quan trọng trong hoạt động nâng cao nhận thức của người dân về các quy định của pháp luật có liên quan, trong đó có pháp luật hình sự.

Nhu cầu của người phạm tội: Điểm đặc trưng trong nhu cầu của người phạm tội xâm phạm tình dục trẻ em đều xuất phát từ việc thỏa mãn nhu cầu tình dục. Đây là một nhu cầu bình thường tồn tại hầu hết ở mỗi cá nhân con người nhưng cách để thỏa mãn nhu cầu thì lại tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện sống của mỗi cá nhân. Trong các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh, đa số người phạm tội là người có trình độ học vấn thấp, địa vị xã hội không cao, đang trong độ tuổi có nhu cầu tình dục mạnh mẽ nhưng lại bị hạn chế trong việc thoả mãn nhu cầu (đang trong tình trạng độc thân, xa vợ đi làm ăn xa) nhưng lại hạn chế trong nhận thức đã không đủ khả năng kìm chế dục vọng thực hiện hành vi phạm tội, hoặc không biết hành vi của mình là phạm tội (trường hợp giao cấu với trẻ em, mua dâm người chưa thành niên đối tượng là trẻ em). Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, người phạm tội tồn tại những nhu cầu lệch lạc như thích quan hệ tình dục với trẻ em hay muốn quan hệ tình dục với trẻ em còn trinh trắng để tìm may mắn cũng đang tồn tại tạo nên động cơ phạm tội, chủ yếu là ở tội mua dâm người chưa thành niên là trẻ em. Nhìn chung xuất phát từ việc thỏa mãn nhu cầu mang tính bản năng cho nên quá trình hình thành động cơ của người phạm tội thường xảy ra trong thời gian ngắn, khi có sự bất chợt bắt gặp điều kiện thuận lợi từ hoàn cảnh hỗ trợ cho hành vi phạm tội xảy ra.

Định hướng giá trị của người phạm tội: xuất phát từ đặc điểm nhu cầu, động cơ phạm tội như trên, định hướng giá trị của người phạm tội thể hiện sự thiên lệch, đề cao các giá trị nhục dục bản thân, vì thỏa mãn những nhu cầu của cá nhân sẵn sàng xâm phạm thân thể trẻ em, thậm chí trẻ em có cùng huyết thống hay quan hệ gia đình với người phạm tội. Đặc điểm định hướng giá trị của người phạm tội được hình thành là kết quả của cả quá trình xã hội hóa như nền tảng giáo dục từ gia đình, trình độ học vấn, hoàn cảnh môi trường hiện tại đang sống… Như trên đã phân tích, đa số người phạm vào nhóm tội này có trình độ học vấn thấp, hoàn cảnh

44

kinh tế gia đình khó khăn đã dẫn đến sự hạn chế trong việc nhận thức các giá trị đúng đắn.

Ý thức đạo đức của người phạm tội: nạn nhân của các tội trong nhóm tội này là trẻ em - một đối tượng cần có sự quan tâm, bảo vệ đặc biệt của mọi người trong xã hội nhưng người phạm tội đã lợi dụng sự non nớt, hạn chế trong nhận thức cũng như sự yếu ớt về thể chất trong việc tự bảo vệ bản thân của các em để thực hiện hành vi phạm tội nhằm thỏa mãn những nhu cầu ích kỷ của bản thân cho nên có thể khẳng định rằng người phạm vào các tội xâm phạm tình dục trẻ em là người có ý thức đạo đức kém, người xâm phạm vào các quan điểm đạo đức đúng đắn của xã hội.

Ý thức pháp luật của người phạm tội: ý thức pháp luật của người phạm tội là sự biểu hiện cao nhất của các đặc điểm nhận thức, tâm lý của người phạm tội. Ý thức pháp luật của người xâm phạm tình dục trẻ em được hình thành từ tổng hợp các yếu tố thuộc về sinh học, xã hội và nhận thức, tâm lý. Đặc điểm này được hình thành trong cả một quá trình lâu dài với sự tương tác giữa các đặcc điểm nhân thân nói trên và thể hiện thái độ, nhận thức của người phạm tội với các quy định của pháp luật hiện hành - cụ thể là các pháp luật về bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về tình dục của trẻ em. Ý thức pháp luật kém là biểu hiện có thể nhận thấy ở người phạm vào các tội xâm phạm tình dục trẻ em. Ý thức pháp luật kém của người phạm tội có thể thấy ở việc người phạm tội mặc dù biết hành vi của mình bị pháp luật cấm, bị trừng phạt nhưng vẫn quyết tâm thực hiện hành vi đến cùng vì cho rằng hành vi của họ sẽ không bị cơ quan chức năng phát hiện. Đây là trường hợp thể hiện sự không tôn trọng các quy định của pháp luật, sự coi thường các cơ quan bảo vệ pháp luật. Bên cạnh đó, như đã phân tích trong phần trình độ học vấn, trình độ học vấn thấp đã ảnh hưởng quan trọng đến việc khả năng hiểu biết, nhận thức các quy định của pháp luật. Trường hợp này ý thức pháp luật của người phạm tội không thể hiện ý chí chống đối mà thể hiện sự hạn chế trong việc nắm bắt các quy định của pháp luật, không biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật.

Nhìn chung các đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội như đã phân tích như trên giữ vai trò quan trọng, là nguyên nhân của các tội xâm phạm tình dục

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của nạn nhân các tội xâm phạm tình dục trẻ em dưới góc độ quyền con người (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)