CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NẠN NHÂN
3.3 Một số biện pháp đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm tình dục trẻ
3.3.2 Một số biện pháp đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm tình dục trẻ
- Nhóm các biện pháp nhằm phòng ngừa trước không cho tội phạm xảy ra.
Các biện pháp có tác dụng phòng ngừa chung
Về nguyên tắc, tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, các doanh nghiệp, cá nhân công dân đều là chủ thể của hoạt động phòng ngừa tội phạm. Tuy nhiên tùy vào chức năng, nhiệm vụ được quy định trong pháp luật mà mỗi chủ thể này có vai trò khác nhau trong hoạt động phòng ngừa tội phạm. Nhóm các biện pháp phòng ngừa không cho tội phạm xảy ra chủ yếu là nhóm các biện pháp phòng ngừa mang tính xã hội, tức là các biện pháp nhằm nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần cho người dân, tạo nền tảng cơ bản cho việc tuân thủ pháp luật của mỗi người dân.
55
Các biện pháp mang tính kinh tế - xã hội.
Các biện pháp mang tính kinh tế - xã hội hiện nay nhằm phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em chủ yếu là các biện pháp từ phía các cơ quan nhà nước nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp, đảm bảo cho người dân có một cuộc sống vật chất ở mức tối thiểu. Mặc dù nhóm tội phạm này không liên quan trực tiếp đến tình trạng nghèo khó như các tội phạm về sở hữu nhưng phải thừa nhận rằng cuộc sống vật chất thiếu thốn trong xã hội hiện nay là nguồn gốc sâu xa của nhiều tội phạm, trong đó có các tội xâm phạm tình dục trẻ em. Như đã trình bày tại các nội dung trước, đa số người phạm tội là những người làm những công việc lao động chân tay, thường lâm vào cảnh thất nghiệp, đời sống kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, chính do cuộc sống nghèo khổ mà cha mẹ không có điều kiện chăm sóc, bảo vệ trẻ em, nhiều em phải lao động tự kiếm sống…là điều kiện thuận lợi cho tội phạm xảy ra. Như vậy các giải pháp kinh tế - xã hội nhằm phòng ngừa tội phạm nói chung và các tội xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian sắp tới là giảm bớt sự chênh lệch về mức sống người dân ở các quận, huyện nội và ngoại thành, tạo cơ chế thu hút các doanh nghiệp đầu tư tạo cơ hội có việc làm cho các quận huyện có nhiều khu dân cư lao động nghèo, khuyến khích các mô hình sản xuất nhỏ tại địa phương nhằm giải quyết lao động nhàn rỗi. Tuy nhiên ở đây cần có sự phối hợp trong toàn quốc gia trong các chính sách thu hút đầu tư để giảm thiểu tối đa lực lượng dân cư không có tay nghề di dân vào thành phố, tạo một áp lực rất lớn trong chính sách giải quyết việc làm của thành phố. Các nghề mang tính thủ công truyền thống trong dân cư cần có sự hỗ trợ về tài chính, các chính sách ưu đãi khác là một mô hình cần được quan tâm đúng mức nhằm góp phần ổn định đời sống người dân.
Hiện nay chế độ bảo hiểm thất nghiệp đã được thực hiện nhưng số tiền được nhận một lần này trên thực tế chưa thật sự giúp người lao động vượt qua những khó khăn trong thời gian thất nghiệp mà Thành phố - với tư cách là trung tâm kinh tế của cả nước cần tính đến chế độ trợ cấp thất nghiệp cho người lao động, giúp người lao động có thể sống lương thiện trong thời gian tìm việc. Đối với những khu vực có nhiều trẻ em bỏ học, lao động tự kiếm sống, Thành phố cần có những
56
biện pháp thiết thực nhằm bảo vệ các em khỏi tình trạng bị xâm phạm tình dục bởi người phạm tội là người nước ngoài đến Thành phố với tư cách là khách du lịch.
Các ngôi nhà mở, mái ấm cần được tăng cường cả về số lượng cũng như chất lượng nhằm đảm bảo cuộc sống cho các em mồ côi, trẻ cơ nhỡ cũng như bảo vệ các em khỏi các tội xâm phạm tình dục. Để thực hiện được tất cả các vấn đề nêu trên, vấn đề quan trọng nhất là nguồn tài chính để thực hiện. Một trong những vấn đề chúng tôi nhận thấy quan trọng nhất hiện nay là vấn đề thất thu thuế, trong đó đáng chú ý là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thuế thu nhập cá nhân. Nếu các loại thuế này được thu đúng như quy định của pháp luật thì mang lại nguồn thu rất lớn cho ngân sách nhà nước, là nguồn để có thể phát triển kinh tế của thành phố nhưng trên thực tế, khoản thu này bị thất thoát rất nhiều do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Các biện pháp văn hóa - xã hội, tâm lý - xã hội, giáo dục.
Song song với những biện pháp thuộc về kinh tế - xã hội, các biện pháp văn hóa xã hội, giáo dục có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em. Với những thay đổi mọi mặt về xã hội kể từ khi dất nước đổi mới, những vấn đề thuộc về văn hóa, giáo dục hiện nay là những vấn đề đáng báo động nhất. Dĩ nhiên cũng phải thừa nhận rằng trong những năm gần đây, người dân có nhiều cơ hội hưởng thụ các sản phẩm văn hóa từ các quốc gia khác nhau, được có điều kiện tham gia nhiều chương trình giáo dục ở nhiều cấp bậc, nhiều mô hình khác nhau nhưng những tác động tiêu cực từ các hoạt động này cũng đang phá hoại nhiều giá trị tốt đẹp của dân tộc. Có thể khẳng định rằng nhà nước giữa vai trò chủ đạo trong việc tạo lập môi trường văn hóa, giáo dục lành mạnh, hình thành những chuẩn mực, thói quen đúng đắn về các giá trị vật chất, tinh thần cho người dân, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, các vấn đề trên hiện chưa được quan tâm đúng mức. Đây cũng là tình hình chung của các quốc gia đang phát triển, khi mà bài toán giải quyết đời sống vật chất còn chi phối quá nhiều các cơ quan chức năng.
Liên quan đến các tội xâm phạm tình dục trẻ em, các biện pháp mang tính thiết thực nhất hiện nay là kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm văn hóa mang tính kích dục từ tranh ảnh, sách, tạp chí, bài hát, băng đĩa nhạc…, định hướng cho người dân
57
hưởng thụ các loại hình văn hóa lành mạnh. Muốn như vậy, nhà nước phải đầu tư xây dựng nhiều các công trình văn hóa, giải trí lành mạnh như nhà văn hóa, các câu lạc bộ thể thao đến tận từng khu phố, các khu nhà giữ trẻ, các trường mầm non, trường bán trú…mà tất cả người dân, đặc biệt là dân lao động nghèo đều có thể thụ hưởng. Bên cạnh đó nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ hơn về nội dung các chương trình giải trí trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là các chương trình dành cho trẻ em, người chưa thành niên, các chương trình có nội dung mang tính kích thích tính hưởng thụ các thú vui không lành mạnh. Cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn về nhân thân, hoạt động nghề nghiệp của một số người nước ngoài vào Thành phố làm công tác dạy học, gia sư. Giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật về quyền của trẻ em là kiến thức bắt buộc đối với chương trình tại các cấp học, tuy nhiên cần có sự chọn lọc nội dung giảng dạy cũng như phương pháp giảng dạy phù hợp với từng độ tuổi nhằm dần dần cho xã hội thấy rằng những vấn đề liên quan đến tình dục là những điều rất bình thường, từ đó hạn chế thấp nhất số người phạm tội do thiếu hiểu biết và giúp các em có những biện pháp tự bảo vệ bản thân,cũng như góp phần hình thành ý thức tôn trọng, bảo vệ trẻ em. Hoạt động tuyên truyền pháp luật cần tiến hành thường xuyên hơn, xem đây là hoạt động thường niên của các cơ quan chuyên môn như Sở Tư pháp, phòng tư pháp và Ban tư pháp phường xã kết hợp với các tổ chức như Hội phụ nữ, đoàn thanh niên... Biện pháp tuyên truyền hiệu quả nhưng ít tốn kém hiện nay là tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em ở những gia đình có trẻ em thông qua các kỳ họp của tổ dân phố, cử đoàn viên trong địa bàn đến phát tờ rơi, tư vấn đến từng hộ gia đình… Những việc làm này nếu được tiến hành thường xuyên sẽ nâng cao ý thức phòng chống tội phạm từ phía người dân, góp phần đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng ngừa tội phạm.
Các biện pháp từ quy định của pháp luật.
Những biện pháp xã hội là những biện pháp được ưu tiên áp dụng nhưng trong điều kiện hiện nay cũng rất cần thiết có sự phối hợp từ các biện pháp mang tính cưỡng chế nhà nước, trong đó việc ban hành hệ thống pháp luật nghiêm khắc là yêu cầu cấp thiết. Nhìn chung các văn bản pháp luật hiện nay liên quan đến bảo
58
vệ trẻ em khỏi bị xâm hại là tương đối đầy đủ, tuy nhiên theo chúng tôi, trong lần sửa đổi Hiến pháp sắp tới cần quy định các quyền của trẻ em là một nội dung cơ bản của Hiến pháp, thể hiện sự quyết tâm của nhà nước đối với việc bảo vệ quyền trẻ em, thế hệ tương lai của đất nước. Mặt khác, nhà nước cần có sự thay đổi quan điểm về hành vi mua, bán dâm trong giai đoạn hiện nay. Một thực tế là chúng ta không thể phủ nhận vai trò của nhu cầu tình dục trong quá trình hình thành động cơ phạm tội của các tội xâm phạm tình dục trẻ em, một số người thực hiện hành vi phạm tội xuất phát từ nhu cầu tình dục không được thỏa mãn. Hiện nay chúng ta coi hành vi mại dâm nói chung là vấn đề tiêu cực, là tệ nạn xã hội và cũng đã áp dụng các biện pháp phòng chống nhưng không mang tính quyết liệt dẫn đến tình trạng vẫn tồn tại nửa che giấu, nửa công khai... Trong trường hợp thừa nhận mại dâm như một nghề, nhà nước sẽ quản lý được về độ tuổi, tình trạng sức khỏe của người bán dâm (tránh trường hợp người mua dâm nhầm lẫn về độ tuổi của người bán dâm) và hơn thế nữa góp phần giảm thiểu các trường hợp xâm phạm trẻ em do không được thỏa mãn nhu cầu tình dục.
Bên cạnh vai trò của các cơ quan nhà nước thì gia đình có vai trò rất quan trọng trong hoạt động phòng ngừa tội phạm nói chung và các tội xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng. Gia đình là nơi hình thành nhân cách, định hướng các chuẩn mực về hành vi, các giá trị đúng đắn ở mỗi con người cho nên nền tảng đạo đức gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành động cơ của người phạm tội.
Thay vì đầu tư dàn trãi các phong trào mang tính hình thức, nhà nước cần chú trọng hơn trong việc tạo điều kiện cho mỗi gia đình nâng cao trình độ học vấn, trình độ văn hóa, tạo môi trường gắn kết, khơi dậy tình yêu thương, sự quan tâm giữa các thành viên trong gia đình và đây chính là một trong những biện pháp ngăn ngừa tội phạm hiệu quả nhất. Mặt khác, gia đình cũng là nơi bảo vệ trẻ em khỏi các tội xâm phạm tình dục. Cha mẹ nên có thời gian quan tâm cần thiết nhằm bảo vệ trẻ em, kịp thời phát hiện những biểu hiện không bình thường trong cuộc sống hàng ngày của trẻ như những biến đổi về tâm sinh lý của trẻ, trong các mối quan hệ của trẻ với những người xung quanh nhằm ngăn chặn sớm nhất các hành vi phạm tội không xảy ra. Bên cạnh đó, cộng đồng dân cư cũng có vai trò quan trọng trong
59
việc kịp thời phát hiện những biểu hiện không bình thường từ những người có nguy cơ phạm tội, chính vì vậy nhà nước cũng cần phát động thường xuyên phong trào phòng chống tội phạm trong địa bàn các khu dân cư, triển khai các biện pháp nâng cao ý thức phòng chống tội phạm trong cộng đồng, đặc biệt là cho người dân thấy được các hoạt động phòng chống tội phạm gắn liền với các lợi ích thiết thân của họ.
Các biện pháp có tác dụng phòng ngừa tội phạm cụ thể: bao gồm các biện pháp tác động đến cá nhân người phạm tội và các biện pháp nhằm khắc phục tình huống, hoàn cảnh hỗ trợ cho hành vi phạm tội.
Các biện pháp tác động đến cá nhân người có nguy cơ phạm tội: Những cá nhân có nguy cơ phạm tội là những người có những đặc điểm nhân thân có tác động đến cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội cụ thể như các đặc điểm sinh học, xã hội, tâm lý nhận thức như đã trình bày trong phần 2.1.2. Trên thực tế, việc nhận biết các đặc điểm thuộc về nhận thức, tâm lý tiêu cực có nguy cơ dẫn đến việc hình thành động cơ phạm tội của một cá nhân là vấn đề không đơn giản. Dựa trên kết quả nghiên cứu các đặc điểm tội phạm học của những người phạm vào các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua, chúng ta có thể áp dụng những biện pháp phòng ngừa trước như sau:
Người phạm tội là trong thời gian qua chủ yếu là nam giới, tập trung ở độ tuổi từ 18- 30, trong đó đáng lưu ý là nhóm người chưa thành niên phạm tội đang có xu hướng gia tăng. Ở độ tuổi này, nhu cầu tình dục, đặc biệt là nam giới là một dạng nhu cầu bình thường, như “ cơm ăn, nước uống” nhưng vì nhiều lý do khác nhau, nhu cầu này của họ chưa được đáp ứng. Đành rằng con người khác với các loài động vật khác là khả năng lựa chọn cách thức đáp ứng nhu cầu, khả năng kiềm chế nhu cầu, tuy nhiên, như đã phân tích trong phần nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể, người phạm vào các tội phạm này là những người có trình độ học vấn thấp, nghề nghiệp không ổn định, đời sống vật chất thiếu thốn thì tất nhiên sự hưởng thụ văn hóa của họ bị hạn chế rất nhiều cho nên rất khó đòi hỏi họ phải có sự xử sự văn hóa, hợp pháp khi họ bị thôi thúc bởi việc thõa mãn nhu cầu tình dục.
Đời sống vật chất thiếu thốn, nhiều người không có điều kiện để có bạn gái, cưới
60
vợ hay phải xa vợ đi làm ăn xa nên lúc này nhu cầu tình dục của họ không được đáp ứng nhưng họ lại không có tiền để mua dâm, vả lại hành vi này bị xã hội lên án cho nên họ sẽ rơi vào tình trạng quẫn bách là dễ hiểu. Như vậy để phòng ngừa hành vi phạm tội ở các đối tượng này cần có sự đồng bộ trong các biện pháp về xã hội, trong đó quan trọng là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con người và quan trọng và thay đổi quan niệm của xã hội về vấn đề tình dục, xem việc nam, nữ đến tuổi trưởng thành có quan hệ tình dục là điều bình thường, điều này sẽ giúp con người giải tỏa nhu cầu tình dục một cách hợp đạo đức và hợp pháp. Bên cạnh đó như đã đề xuất trong phần các quy định của pháp luật, pháp luật không nên coi các hành vi mại dâm là tệ nạn, là bất hợp pháp vì xét ở khía cạnh nào đó, mại dâm sẽ giúp người có nhu cầu tình dục được lựa chọn cách thức thõa mãn không vi phạm pháp luật.
Đối với các cá nhân là người chưa thành niên thì việc giáo dục lối sống lành mạnh cũng như cung cấp những vấn đề về giáo dục giới tính rất cần thiết. Để thực hiện được các biện pháp này cần có sự tập trung sức lực, vật chất của toàn xã hội, trong đó sự đầu tư về tài chính,chính sách của nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất. Cần có sự thay đổi, cải cách toàn diện trong nội dung giáo dục trong trường học, chấn chỉnh lại các loại hình giải trí cho mọi cá nhân trong xã hội, đặc biệt là các hình thức giải trí dành cho người chưa thành niên. Giáo dục pháp luật, đặc biệt là các tội xâm phạm tình dục trẻ em phải đưa vào chương trình giáo dục của các từ lớp 6 và phải có sự đầu tư về nguồn giáo viên để đảm bảo về chất lượng giảng dạy.
Thực tế cho thấy lực lượng phụ trách việc giảng dạy pháp luật hiện nay trong trường phổ thông chủ yếu là giáo viên dạy môn đạo đức, không có bằng cấp, chuyên môn nên hiệu quả giảng dạy chưa cao. Các trường cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm nên đào tạo những cử nhân chuyên dạy môn pháp luật nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho các trường trong thời gian sắp tới. Trong giai đoạn hiện nay, có thể sử dụng nguồn giáo viên đã tốt nghiệp trường đại học luật đang giảng dạy môn pháp luật từ các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố hoặc có thể điều động các cán bộ làm công tác tuyên truyền pháp luật từ các phòng tư pháp hay sở tư pháp. Đây nên được xem là chính sách mang