Đánh giá chung về hoạt động phòng chống và vấn đề bảo đảm quyền

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của nạn nhân các tội xâm phạm tình dục trẻ em dưới góc độ quyền con người (Trang 49 - 56)

CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NẠN NHÂN

3.3 Một số biện pháp đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm tình dục trẻ

3.3.1. Đánh giá chung về hoạt động phòng chống và vấn đề bảo đảm quyền

Có thể đánh giá khái quát chung rằng hoạt động đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong thời gian qua tại TP. Hồ Chí Minh cũng như các địa phương khác trong cả nước tập trung chủ yếu vào các hoạt động chống tội phạm, tức là liên quan đến hoạt động khởi tố, truy tố và xét xử tội phạm, trong khi đó hoạt động phòng ngừa trước không để tội phạm xảy ra còn rất nhiều hạn chế.

-Về hoạt động khởi tố, truy tố và xét xử sau khi tội phạm xảy ra.

Hoạt động phòng chống tội phạm của cơ quan Điều tra, truy tố chủ yếu là tiếp nhận tin báo, tin tố giác tội phạm từ các đoàn thể, quần chúng nhân dân, tiến

48

hành những biện pháp nghiệp vụ nhằm nhanh chóng khởi tố vụ án, khởi tố bị can, truy tố bị can. Nhìn chung trong thời gian qua các cơ quan này tại Thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng trong việc kịp thời xử lý sau khi tội phạm xảy ra, góp phần quan trọng trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên điểm hạn chế chủ yếu của hoạt động này là giai đoạn lấy lời khai của nạn nhân còn chưa thể hiện được sự quan tâm đúng mức về những tổn thương mà nạn nhân phải đang gánh chịu như cách thức lấy lời khai của nạn nhân đôi khi còn thiếu tế nhị, địa điểm lấy lời khai của nạn nhân chưa cho nạn nhân cảm giác thân thiện, an tâm…

Những vấn đề này hiện nay chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật có liên quan nhưng quan sát thực tiễn ở các nước phát triển chúng tôi thấy rằng trong quá trình tiếp cận nạn nhân để lấy lời khai, điều tra viên phải lựa chọn thời điểm, địa điểm phù hợp nhất để lấy lời khai của nạn nhân như chủ động trò chuyện với các em như những người bạn tại môi trường quen thuộc với các em (như tại nhà của các em) tránh cho các em cảm giác các em đang phải đối mặt với những tổn thương mà các em đã và đang phải gánh chịu. Những hoạt động này không chỉ mang lại hiệu quả cao trong hoạt động điều tra mà còn đảm quyền của trẻ em trong việc được hưởng sự phục hồi về thể chất, tâm lý và tái hòa nhập xã hội của trẻ em là nạn nhân của hình thức bỏ mặc, bóc lột hay lạm dụng tình dục (Điều 39 Hiến chương LHQ về quyền trẻ em).

Như đã thống kê trong phần thông số về thực trạng, mỗi năm Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử khoảng 80 vụ phạm tội với hơn 100 người phạm tội. Con số này mặc dù chưa phản ánh hết thực trạng các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng phần nào cho thấy sự nỗ lực của các cơ quan tố tụng trong việc kiên quyết đấu tranh với tội phạm. Hình phạt theo quy định tại Bộ Luật Hình sự dành cho người phạm vào nhóm tội này tương đối nghiêm khắc, nhất là các tội hiếp dâm trẻ em, tuy nhiên theo thống kê về mức hình phạt dành cho các tội phạm này từ năm 2006 cho đến nay có thể thấy rằng mức hình phạt chủ yếu là thuộc về tiêu chí đánh giá các tội ít nghiêm trọng (chiếm 55.6%), trong khi đó mức hình phạt tương xứng với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng chiếm tỉ lệ khá thấp (5,7%). Số liệu thống kê này chưa phù hợp với thực

49

trạng của tội phạm, khi mà các tội hiếp dâm trẻ em chiếm đa số trong cơ cấu của nhóm tội phạm. Đành rằng hình phạt nghiêm khắc không là tiêu chí duy nhất để phòng chống tội phạm nhưng so với mức hình phạt mà Bộ Luật Hình sự quy định cho nhóm tội phạm này nói chung và tội hiếp dâm trẻ em nói riêng thì việc quyết định hình phạt như trên chưa thể hiện được quyết tâm phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng từ các cơ quan bảo vệ pháp luật, từ đó chưa góp phần kéo giảm tội phạm và chưa hạn chế thấp nhất số trẻ em bị tội phạm xâm hại. Một vấn đề khác cũng liên quan đến hoạt động xét xử các tội xâm phạm tình dục trẻ em là hình thức xét xử. Theo quy định tại Điều 131 Hiến pháp 1992 quy định: “Tòa án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định” và để cụ thể hóa quy định này của Hiến pháp, Điều 7 luật Tổ chức Tòa án nhân dân đã cụ thể hơn: “Tòa án xét xử công khai, trừ trường hợp cần xét xử kín để giữ gìn bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, hoặc để giữ bí mật của các đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ” và Điều 18 Bộ luật Tố tụng hình sự cũng quy định tương tự: “Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai”. Đối chiếu tất cả các quy định trên thì chúng ta thấy rằng hiện nay chưa có quy định chính thức nào liên quan đến hình thức xét xử của Tòa án, việc lựa chọn hình thức xét xử còn phụ thuộc vào quyết định chủ quan của tòa án. Điều này đã dẫn đến thực tế là cùng các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em nhưng có thể tòa án địa phương này xét xử kín nhưng tòa án ở địa phương khác xét xử công khai, thậm chí xét xử lưu động tại địa phương của bị cáo, nạn nhân của tội phạm. Ví dụ: Ngày 22.9.2009 tại trung tâm văn hóa Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh, TAND Thành phố Hồ Chí Minh xét xử lưu động vụ hiếp dâm trẻ em đối với bị cáo Nguyễn Văn Bình (40 tuổi, ngụ tại Q.4 Thành phố Hồ Chí Minh) mức án 13 năm tù về tội hiếp dâm trẻ em đối với cháu L.NG.A. (13 tuổi)8. Dưới góc độ phòng ngừa tội phạm, hình thức xét xử công khai, đặc biệt là xét xử lưu động có hiệu quả rất lớn, có ý nghĩa tác động giáo dục, răn đe các cá nhân khác trong xã hội. Tuy nhiên, về khía cạnh bảo vệ quyền con người đối với nạn

8 WWW.CAND.com

50

nhân thì cần được xem xét lại. Đa số trong các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em thì nạn nhân thường vắng mặt, điều này có thể gây khó khăn trong hoạt động xét xử nhưng ở khía cạnh khác, sự vắng mặt của nạn nhân đã cho thấy nạn nhân sợ phải đối diện với việc xét xử tội phạm. Cho dù trong trường hợp nạn nhân vắng mặt tại phiên tòa nhưng các thông tin cơ bản về nhân thân nạn nhân được công bố công khai, hơn thế nữa, trong nội dung phần xét hỏi, tranh luận, các tình tiết diễn biến của vụ phạm tội được bị cáo, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử nhắc lại nhiều lần, thậm chí ở những nội dung mang tính nhạy cảm nhất. Nạn nhân, người đã bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, họ một lần nữa bị tổn thương, phải đối diện với những dư luận xã hội mà họ không hề mong muốn. Trong trường hợp có mặt tại phiên tòa, nạn nhân buộc phải chứng kiến lại những tình tiết mà họ đã từng rất sợ hãi, đau đớn và quan trọng hơn, với sự chứng kiến của rất nhiều người, nạn nhân luôn cảm thấy mặc cảm, xấu hổ. Tâm lý này không chỉ tồn tại tại phiên tòa mà sẽ đeo đuổi theo nạn nhân trong suốt cuộc đời. Họ khó có thể có cuộc sống bình thường khi luôn bị ám ảnh vể tội phạm, sợ hãi khi suy nghĩ rằng quá nhiều người biết về vụ phạm tội. Như vậy vì mục đích phòng ngừa tội phạm, Tòa án lựa chọn hình thức xét xử công khai, lưu động nhưng vô tình Tòa án lại khiến nạn nhân của tội phạm cảm thấy tổn thương nhiều hơn, hay nói cách khác, tòa án đã đặt mục tiêu phòng ngừa tội phạm lên trên lợi ích của nạn nhân, vi phạm quyền được hưởng sự phục hồi về thể chất, tâm lý và tái hòa nhập xã hội của trẻ em là nạn nhân của hình thức bỏ mặc, bóc lột hay lạm dụng tình dục (Điều 39 công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em).

Mặt khác, hơn thế nữa, vấn đề này rõ ràng chưa phù hợp với nguyên tắc nhân đạo trong hoạt động phòng chống tội phạm, phòng ngừa nhưng chưa đảm bảo được quyền lợi của con người, chưa xuất phát từ tình yêu thương đối với con người. Đành rằng phòng ngừa tội phạm là cần thiết nhưng Tòa án có thể lựa chọn những hình thức khác, ví dụ như xét xử kín nhưng tuyên án công khai (tuy nhiên phải giữ bí mật các thông tin về nạn nhân), hoặc kết hợp với các cơ quan, đoàn thể khác tiến hành một số biện pháp phòng ngừa khác như giúp đỡ cho các phiên tòa giả định, tư vấn cho các phương tiện truyền thông cách thức đưa thông tin về các

51

vụ xâm phạm tình dục trẻ em, lồng ghép phòng ngừa tội phạm thông qua các hình thức sân khấu, phim ảnh… Những hình thức phòng ngừa mang tính xã hội này mang tính giáo dục cao nhưng lại không gây tổn thương cho nạn nhân của tội phạm, vừa có ý nghĩa tôn trọng quyền con người của nạn nhân.

Như vậy, hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong thời gian qua chủ yếu gắn liền với hoạt động xử lý sau khi tội phạm xảy ra. Điểm hạn chế chung của các cơ quan này là bị động trong việc tiếp nhận tin tố giác tội phạm, chưa chủ động trong việc phát hiện tội phạm. Bên cạnh đó, hoạt động phòng chống tội phạm của cơ quan tố tụng chủ yếu là hoạt động chuyên môn, chưa gắn liền với việc chủ động xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch nhằm phòng ngừa trước không cho tội phạm xảy ra. Mặc dù hoạt động tố tụng có tiến hành kịp thời, xử lý nhanh chóng nghiêm khắc nhưng trên thực tế tội phạm đã xảy ra, nạn nhân đã phải gánh chịu những thiệt hại, bị xâm hại không những về thể chất, sức khỏe, tinh thần mà còn bị xâm phạm nghiêm trọng các quyền của trẻ em mà Công ước Liên hiệp quốc cũng như Luật chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em đã ghi nhận.

-Về hoạt động của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, cá nhân trong việc phòng và chống tội phạm.

Nhìn chung các cơ quan, tổ chức có được một số chương trình, kế họach phòng chống tội phạm, tiêu biểu như chương trình mục tiêu ba giảm của UBND Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở chỉ thị 03 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh triển khai từ năm 2001, thực hiện Quyết định số 19/2004/QĐ- TTg về việc phê chuẩn chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại nguy hiểm giai đoạn 2004 - 2010, UBND Thành phố đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình phối hợp liên ngành phòng chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2006 - 2010. Kế hoạch này trên thực tế đã nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong việc quản lý các cơ sở kinh doanh, dịch vụ bar, karaoke, massage, quản lý chặt chẽ nhân khẩu, xử lý các trường hợp vi phạm; tạo điều kiện cho việc tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em bị xâm hại tình dục, tuyên truyền pháp luật nhằm ngăn ngừa đối tượng người chưa thành niên phạm tội. Bên cạnh đó, ngày 2/7/2004

52

UBND Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định số 3334/QĐ–UB phê duyệt dự án tư vấn giúp đỡ phụ nữ trẻ em, phòng chống các tội xâm phạm tình dục. Đây là dự án được thực hiện có sự phối hợp giữa Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh với tổ chức phi chính phủ AFESIP; quyết định số 06/2006 QĐ- UBND về phổ biến giáo dục pháp luật năm 2006 trên địa bàn thành phố. Triển khai chương trình thiết lập đường dây nóng tố giác tội phạm xâm hại đến trẻ em của Bộ Lao động thương binh và Xã hội, trong thời gian qua, số điện thoại 18001567 đã đi vào hoạt động, là nơi tiếp nhận các cuộc điện thoại cần được giúp đỡ khi các em bị ngược đãi, xâm hại, tuy nhiên hạn chế lớn nhất của hình thức này là số điện thoại này còn quá dài, không dễ nhớ và chỉ hoạt động 24 giờ trong ngày vào cuối năm 2010. Với thực tế này số trường hợp nạn nhân, gia đình nạn nhân dùng hình thức giúp đỡ này khi hành vi xâm hại xảy ra là chưa nhiều cho nên đường dây nóng hiện nay chưa thật sự trở thành công cụ hỗ trợ hiệu quả và phần nào mang tính hình thức.

Liên quan đến công tác giáo dục, tuyên truyền, trong thời gian qua trên địa bàn thành phố đã triển khai nhiều kế hoạch chương trình nhằm mục tiêu phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em như phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”, “tháng hành động vì trẻ em”. Trung tâm công tác xã hội thanh thiếu niên Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều chương trình hoạt động khác nhau như “Phòng chống lạmdụng tình dục trẻ em, nuôi dưỡng chăm sóc và hướng nghiệp cho trẻ”, đề án “Đoàn tham gia chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn” của Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, công an các quận huyện trên địa bàn thành phố đã tham mưu cho cấp ủy, Ủy ban nhân dân chỉ đạo các ngành, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể tổ chức nhều cuộc sinh hoạt tổ dân phố nhằm tuyên truyền phòng chống tội phạm, trong đó có các tội xâm phạm tình dục trẻ em. Trong thời gian gần đây, chương trình thử nghiệm giáo dục giới tính tại 12 trường THPT tại 12 quận huyện cũng đã được triển khai góp phần nâng cao kiến thức giáo dục giới tính cho các em cũng như giúp các em nhận thức rõ hơn vấn đề tự bảo vệ bản thân.

53

Điểm hạn chế trong các họat động phòng, chống tội phạm của các cơ quan, tổ chức như trên là các hoạt động trên chưa được tiến hành một cách thường xuyên mà chủ yếu phát động theo phong trào, sau đó không duy trì các hình thức phòng ngừa đều đặn, thường xuyên nên hiệu quả hoạt động chưa cao, một số cơ quan tổ chức chưa chủ động xây dựng chương trình phòng ngừa tội phạm tại địa phương, hoạt động của các cơ quan này chủ yếu là triển khai các chương trình từ cấp trên hoặc tham gia phòng chống tội phạm chủ yếu là giám sát, tham dự các cuộc họp để nghe báo cáo… Đối với các cá nhân công dân, như đã phân tích trong phần nguyên nhân và Điều kiện của tội phạm cụ thể, hiện nay đang có một bộ phận người dân tồn tại tâm lý lo sợ bị trả thù, sợ phiền phức khi tố giác tội phạm, tâm lý sống an phận ích kỷ “đèn nhà ai nấy sáng”.., đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến phong trào toàn dân tich cực đấu tranh phòng chống tội phạm, góp phần gia tăng tỉ lệ ẩn tự nhiên của tội phạm.

Với những kết quả hoạt động cũng như những hạn chế trên, trên thực tế các tội xâm phạm tình dục trẻ em trân địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chưa có động thái giảm mà ngược lại đang có xu hướng gia tăng. Nhóm tội phạm này không chỉ gây ra những thiệt hại to lớn về thể chất, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của các em mà nhìn từ khía cạnh khác, nó còn xâm phạm nghiêm trọng các quyền con người của trẻ em được quy định tại Hiến chương của Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 của nước ta, trong đó trực tiếp nhất là quyền được bảo vệ khỏi các hình thức bạo lực về thể chất hoặc tinh thần, bị tổn thương hay lạm dụng, bị bỏ mặc hoặc sao nhãng việc chăm sóc, bị ngược đãi hoặc bóc lột gồm cả xâm hại tình dục (Điều 19 Hiến chương LHQ về quyền trẻ em), quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự (Điều 14 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004), quyền được hưởng sự phục hồi về thể chất, tâm lý và tái hòa nhập xã hội của trẻ em là nạn nhân của hình thức bỏ mặc, bóc lột hay lạm dụng tình dục (Điều 39 Hiến chương Liên hiệp quốc về quyền trẻ em) - trong trường hợp hoạt động của các chủ thể phòng ngừa tội phạm gây tổn thương cho nạn nhân như đã phân tích ở nội dung phía trên. Bên cạnh đó, chính do hoạt động phòng ngừa tội phạm của các chủ thể chưa đạt hiệu quả, các

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của nạn nhân các tội xâm phạm tình dục trẻ em dưới góc độ quyền con người (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)