Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG VÀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI ĐI VAY
2.1. Thực trạng các sai phạm của ngân hàng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người đi vay trong quan hệ hợp đồng tín dụng tiêu dùng
2.1.2. Các vi phạm chung về nội dung hợp đồng tín dụng tiêu dùng
2.1.2.1. Quy định không rõ ràng, thiếu minh bạch các điều khoản trong hợp đồng Xem xét về nội dung của hợp đồng mẫu do ngân hàng phát hành có thể thấy rất nhiều điều khoản không rõ ràng, minh bạch. Điều này cũng không đảm bảo tiêu chí rõ ràng, cụ thể đã được pháp luật bảo vệ người tiêu dùng quy định76. Cách thể hiện nội dung không cụ thể trong các điều khoản làm cho người đi vay có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, hoặc hiểu một cách không rõ ràng. Ngoài ra, câu chữ được các ngân hàng sử dụng trong HĐTDTD cũng rất rườm rà gây rối rắm cho
75 Xem Phụ lục số 03 ở cuối luận văn.
76 Khoản 2 điều 14 Luật BVQLNTD năm 2010, khoản 1 Điều 7 NĐ số 99/2011/NĐ-CP.
người đi vay, nên họ ít khi đủ kiên nhẫn đọc hết hợp đồng để hiểu chi tiết các nội dung. Ví dụ như Điều 3.3 quy định về tiền lãi và các chi phí khác trong Đơn yêu cầu cấp tín dụng kiêm hợp đồng tín dụng của ngân hàng HD Bank77 có ghi: “Lãi suất phạt bằng 150% của lãi suất đang áp dụng sẽ được tính trên số tiền trả góp và tiền lãi quá hạn và được tính từ ngày khoản thanh toán đến hạn phải thanh toán cho đến ngày Bên vay thanh toán đầy đủ cho ngân hàng”. Cách viết dài dòng và liên tục các nội dung cùng một lúc làm cho người đọc khó tiếp cận và dễ hiểu, hơn nữa quy định “lãi suất phạt” ở đây cũng nên nói rõ là phạt do trả nợ quá hạn. Cách sử dụng câu chữ dài dòng phức tạp như trên thường được các ngân hàng có vốn nước ngoài sử dụng hơn các NHTM trong nước. Quan sát Phụ lục các điều kiện và điều khoản vay tiêu dùng của ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered Việt Nam78 sẽ thấy có những điều khoản rất dài, nhiều vấn đề được diễn giải nối tiếp mà hiếm khi sử dụng dấu chấm câu, làm cho người đọc phải theo dõi mạch viết của hợp đồng rất khó khăn, ví dụ như Điều 13 của Phụ lục này, đoạn đầu viết khá dài và không hề dễ hiểu, chỉ sử dụng dấu chấm câu ở cuối đoạn.
2.1.2.2. Sử dụng các điều kiện, điều khoản không tương xứng về quyền và nghĩa vụ của các bên gây bất lợi, ép buộc người đi vay
Một trong những kiểu quy định có bản chất không bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các bên đó là: ngân hàng tự cho mình quyền được phép thực hiện các hành vi mà không cần sự đồng ý của người đi vay, hoặc là thực hiện hành vi mà không cần sự giải thích cho bên vay. Ví dụ: Trong Phụ lục các điều khoản và điều kiện khoản vay tiêu dùng cá nhân của ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered Việt Nam, ngân hàng quy định một số trường hợp ngân hàng được quyền hành xử theo ý chí tuyệt đối mà không cần biết người đi vay vi phạm nghĩa vụ do lỗi vô ý hay cố ý, có phải do bất khả kháng ngoài ý muốn hay không, như mục 4.4, mục 5.11, mục 9.1(h)79. Các quy định về chấm dứt khoản vay tiêu dùng cá nhân ở mục 14.2 và vấn đề miễn trách nhiệm của ngân hàng ở mục 15.2 cũng được quy định hết sức vô lý. Vì ngân hàng tự cho mình “quyền xác định tuyệt đối khi hủy bỏ khoản vay mà không cần đưa ra bất kỳ lý do gì, và cũng không cần thông báo trước cho bên vay, trong phạm vi không trái luật áp dụng”. Hoặc “ngân hàng sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất nào trong bất kỳ trường hợp nào mà bên vay phải chịu liên quan đến việc thay đổi số tiền vay, tạm ngừng hoặc chấm dứt khoản vay, thay đổi bất kỳ điều khoản nào hoặc bất kỳ việc thực hiện nào khác các quyền của
77 Xem Phụ lục số 01 ở cuối luận văn.
78 Xem Phụ lục số 03 ở cuối luận văn.
79 Xem Phụ lục số 03 ở cuối luận văn.
ngân hàng”. Đặc trưng các quy định dạng này là ngân hàng rất hay sử dụng các từ ngữ đậm tính quyền lực, như “ngân hàng, theo quyền xác định tuyệt đối của mình”,
“không cần đưa ra bất kỳ lý do gì”, “ngay lập tức”, “không cần thông báo trước”,
“không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất, thiệt hại nào”, “tại bất kỳ thời điểm nào”, “là chung thẩm, cuối cùng”, … trong hợp đồng. Các từ trên được ngân hàng sử dụng chủ yếu khi đề cập đến quyền của mình, và hầu như không được sử dụng khi nói về quyền của người đi vay.
Ngoài ra, để thuận lợi cho việc thu hồi nợ, các ngân hàng thường đặt ra cho người đi vay một số nghĩa vụ. Chẳng hạn, hợp đồng quy định rằng: “Bên vay cam kết cho tổ chức nơi Bên vay làm việc trích lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp và các khoản thu nhập khác của Bên vay để thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm nợ gốc, lãi trong hạn, lãi quá hạn, phí, các khoản khác) theo yêu cầu của ACB phù hợp với hợp đồng này. Nội dung cụ thể do ACB quyết định, không cần có ý kiến của Bên vay80”.
Trong quy định này, mặc dù mục đích là để ngân hàng dễ dàng hơn trong việc thu hồi nợ từ khách hàng, nhưng lại bỏ qua ý kiến của người đi vay, theo tác giả, ngân hàng đã thể hiện sự áp đặt và không tôn trọng quyền được góp ý của khách hàng.
Không những thế, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng đã quy định về Điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực nếu điều khoản đó “Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho bên thứ ba mà không được người tiêu dùng đồng ý81”. Nhưng thực tế, trong HĐTDTD, các điều khoản mang nội dung này vẫn xuất hiện, ví dụ “Ngân hàng ACB có quyền chuyển nhượng hoặc ủy thác các quyền theo Hợp đồng tín dụng và văn bản này cho bên thứ ba mà không cần có sự chấp thuận của Bên vay82”, “Ngân Hàng có thể chuyển giao bất kỳ hoặc toàn bộ các quyền của Ngân Hàng theo đây mà không cần đồng ý của Bên Vay. Bên Vay không thể chuyển giao bất kỳ quyền nào của Bên Vay theo đây mà không có đồng ý trước bằng văn bản của Ngân Hàng83”.
2.1.2.3. Ngân hàng có quyền đơn phương thay đổi các điều khoản chủ yếu trong hợp đồng
Trong quá trình thực hiện HĐTDTD, các ngân hàng thường hay thay đổi một số nội dung đã thỏa thuận với người đi vay. Sự thay đổi này đã được các ngân hàng
80 Điều 9.2 Các điều kiện về việc cấp tín dụng và áp dụng các biện pháp bảo đảm tại ngân hàng TMCP Á Châu, xem Phụ lục số 01 ở cuối luận văn.
81 Khoản 1.i Điều 16 Luật BVQLNTD năm 2010.
82 Xem Điều 7.1 Phụ lục số 02 ở cuối luận văn.
83 Xem Điều 26.1 Phụ lục số 03 ở cuối luận văn.
dự đoán trước, nên nội dung hợp đồng có chứa các điều khoản quy định về quyền được thay đổi một số nội dung trong hợp đồng của ngân hàng, chủ yếu là điều khoản xung quanh vấn đề lãi suất cho vay. Hầu hết các ngân hàng đều tự cho mình quyền được thay đổi lãi suất tại bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn của hợp đồng, việc thay đổi này không cần có sự đồng ý của bên vay mà chỉ được thông báo tới người đi vay để đề nghị áp dụng nó cho những lần trả nợ tiếp theo. Lý do của việc thay đổi có thể được nhắc đến hoặc không được nhắc đến, từ sự thay đổi của thị trường, quy định của Nhà nước, hoặc từ chính sách và chiến lược của ngân hàng, … Chẳng hạn, tại Các điều khoản, điều kiện cho vay tiêu dùng cá nhân của ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered Việt Nam84, các Điều 6.5 hay Điều 3.2, Điều 7.2 cho thấy rõ điều này. Trong thực tế, nhiều trường hợp khi ký kết hợp đồng, người đi vay được nhân viên ngân hàng tư vấn thỏa thuận với mức lãi suất khá thấp (do tính cạnh tranh nên các ngân hàng đưa ra chương trình vay ưu đãi với lãi suất hấp dẫn, nhưng chỉ áp dụng trong thời gian đầu, tuy nhiên các nhân viên tín dụng có thể sẽ cố tình lờ đi), nhưng sau khi thực hiện hợp đồng một khoảng thời gian ngắn, đến kỳ điều chỉnh lãi suất, thì các ngân hàng đẩy lãi suất lên khá cao khiến cho người đi vay có cảm giác bị lừa trong những trường hợp này85. Một số ngân hàng không đề cập trong hợp đồng quyền được đơn phương thay đổi lãi suất, số tiền vay, nhưng thực tế khi thực hiện hợp đồng thì ngân hàng vẫn thay đổi theo chủ ý của mình.
2.1.2.4. Vi phạm về nghĩa vụ bảo mật thông tin của người đi vay
Nghĩa vụ bảo mật thông tin của người vay tiêu dùng không được quy định chi tiết trong pháp luật tín dụng ngân hàng, mà được quy định như một nghĩa vụ bảo vệ thông tin của khách hàng nói chung khi sử dụng các giao dịch với ngân hàng, được quy định tại Điều 14 Luật Các tổ chức tín dụng năm 201086. Theo quy định của điều luật này thì tất cả các thông tin liên quan đến người đi vay và liên quan đến khoản vay tiêu dùng đều phải được ngân hàng bảo mật. Ngoài ra, Điều 6 Luật BVQLNTD năm 2010 cũng quy định nghĩa vụ bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, nếu không sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1.đ Điều 5 Nghị định 19/2012/NĐ-CP. Trong thực tế, một số mẫu HĐTDTD của các ngân hàng
84 Xem Phụ lục số 03 ở cuối luận văn.
85 Xem http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/183989/vay-tieu-dung--can-than--ca-nam-tren-thot-.html, (truy cập ngày 08/07/2014)
86 Khoản 3 Điều 14 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010: “TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.”
cũng có quy định về nghĩa vụ bảo mật thông tin của người đi vay87. Tuy nhiên, các thông tin về nhân thân, về nơi ở, số điện thoại, cơ quan công ty làm việc, mức lương, tài sản hiện có của người vay tiêu dùng vẫn bị phát tán ra ngoài. Hơn nữa việc lộ thông tin cũng rất khó để khẳng định lỗi thuộc về phía ngân hàng, vì các thông tin của người đi vay không chỉ do duy nhất ngân hàng cho vay nắm giữ mà có thể còn có rất nhiều chủ thể khác. Hầu hết các nhân viên ngân hàng để lộ thông tin của người vay tiêu dùng không vì mục đích thương mại, có thể chỉ là do vô tình, hoặc có thể do việc gửi thư chào sản phẩm dịch vụ mới hay thông báo công khai giải thưởng trong các đợt khuyến mại, … Như vậy, mặc dù chỉ gây phiền toái và rắc rối cho người đi vay, chưa để lại hậu quả nghiêm trọng, nhưng đây vẫn là hành vi vi phạm quyền được bảo vệ thông tin của người vay tiêu dùng. Về nguyên tắc, nếu không thực sự cần thiết, thì ngân hàng cũng không được công bố những thông tin mà khách hàng đã cung cấp và những thông tin mà ngân hàng tìm kiếm được nhờ nghiệp vụ của mình cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào nếu chưa được sự đồng ý của người đi vay vốn tiêu dùng.