Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG VÀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI ĐI VAY
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người đi vay
Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và người đi vay trong quan hệ HĐTDTD nói riêng thuộc sự quản lý thống nhất của Chính phủ, và Bộ Công thương là cơ quan có trách nhiệm chính, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về vấn đề này. Trong đó, Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công thương, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, giúp Bộ trưởng Bộ Công thương thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng104. Do vậy, đối với vấn đề thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người đi vay trong quan hệ HĐTDTD, luận văn chỉ tập
104 Điều 1 Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương và khoản 1 Điều 34 của Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVQLNTD năm 2010.
trung phân tích thực trạng các hoạt động của Cục Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng nói chung, mà các hoạt động này cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc bảo vệ người vay tiêu dùng; và các hoạt động quản lý có tác động trực tiếp đến việc bảo vệ người vay tiêu dùng; thông qua đó đánh giá tình hình thực hiện công tác trên trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến nay, lấy mốc từ khi Luật BVQLNTD 2010 có hiệu lực thi hành. Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người vay tiêu dùng của Cục Quản lý cạnh tranh theo nhận định chung thì còn quá sơ sài, chưa được quan tâm như các lĩnh vực ảnh hưởng có trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của con người. Các hoạt động này bao gồm:
2.2.1. Công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi của người đi vay trong quan hệ hợp đồng tín dụng tiêu dùng
Liên quan đến pháp luật bảo vệ người đi vay trong HĐTDTD, đến nay vẫn chưa có một VBPL nào trực tiếp quy định về vấn đề trên, Cục Quản lý cạnh tranh chưa có sự phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn bảo vệ người đi vay trong lĩnh vực này. Công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ người vay tiêu dùng mới chỉ dừng lại ở việc Cục Quản lý cạnh tranh phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BVQLNTD năm 2010. Cụ thể là: Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVQLNTD năm 2010, Nghị định số 19/2012/NĐ-CP ngày 16/03/2012 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy các văn bản trên quy định về bảo vệ người tiêu dùng nói chung, chưa trực tiếp quy định bảo vệ người đi vay cụ thể, nhưng người vay tiêu dùng cũng chính là người tiêu dùng theo pháp luật quy định, nên hoạt động xây dựng các VBPL trên của Cục Quản lý cạnh tranh cũng có ý nghĩa nhất định trong việc bảo vệ người vay tiêu dùng.
Ngoài ra, liên quan trực tiếp đến việc kiểm soát mẫu HĐTDTD, thì vấn đề nghiên cứu bổ sung Quyết định số 02/2012/QĐ-Ttg ngày 13/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung đối với một số lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục … đã được đặt ra nhưng vẫn chưa thấy hành động triển khai xây dựng Đề án trên105.
2.2.2. Công tác thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người đi vay trong quan hệ hợp đồng tín dụng tiêu dùng
105 Cục Quản lý cạnh tranh (2013), Báo cáo hoạt động Cục Quản lý cạnh tranh 2013, tr.54.
Công tác này gồm 2 hoạt động:
- Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của người vay tiêu dùng
Từ năm 2011 đến 2013, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiếp nhận và hỗ trợ giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến nhiều loại sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng khác nhau106. Tuy nhiên, các khiếu nại phần lớn là trong các lĩnh vực sức khỏe, tiêu dùng như xe cộ, đồ ăn,…, lĩnh vực tín dụng tiêu dùng của các ngân hàng, TCTD chưa thấy vụ việc nổi bật nào được nhắc đến.
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người vay tiêu dùng
Cục Quản lý cạnh tranh thường xuyên chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bao gồm việc chỉ đạo, phối hợp với các Sở Công thương các tỉnh, thành phố tiến hành hoạt động kiểm tra hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, các hoạt động trên chỉ tác động đến các hoạt động kinh doanh chung chung, mà chưa trực tiếp tác động đến lĩnh vực cho vay tiêu dùng của các ngân hàng. Đến nay, Cục vẫn chưa tổ chức hay đề xuất một cuộc thanh tra kiểm tra nào trên toàn quốc hay địa phương về hoạt động cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng của ngân hàng có ảnh hưởng đến quyền lợi của người đi vay.
2.2.3. Hoạt động kiểm soát các mẫu hợp đồng tín dụng tiêu dùng của ngân hàng, tổ chức tín dụng
Hợp đồng tín dụng tiêu dùng của ngân hàng, TCTD là hợp đồng theo mẫu không thuộc phạm vi đăng ký theo Quyết định số 02/2012/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, trách nhiệm của Cục Quản lý cạnh tranh đối với vấn đề này chỉ dừng lại ở việc kiểm tra các hợp đồng trên có thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hợp đồng mẫu hay không. Tuy nhiên, thực tế cho đến thời điểm này, Cục vẫn chưa có hoạt động cụ thể nào tiến hành rà soát một cách có hệ thống hoặc riêng lẻ các mẫu hợp đồng trên nhằm phát hiện các vi phạm của ngân hàng, TCTD trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng ảnh hưởng đến người đi vay.
2.2.4. Các hoạt động hỗ trợ thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi của người đi vay trong quan hệ hợp đồng tín dụng tiêu dùng
- Phát triển mạng lưới các cơ quan, tổ chức có liên quan về bảo vệ quyền lợi của người vay tiêu dùng.
106 Cục Quản lý cạnh tranh (2013), Báo cáo hoạt động Cục Quản lý cạnh tranh 2013, tr.24.
Ngoài cơ quan quản lý nhà nước, trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng của các tổ chức xã hội bảo vệ người tiêu dùng cũng được đánh giá cao và đã được pháp luật quy định cụ thể. Tuy nhiên, các tổ chức xã hội còn thiếu và yếu các hoạt động bảo vệ người vay tiêu dùng, phần lớn là tập trung bảo vệ người tiêu dùng nói chung.
Hiện nay, cả nước đã có 48 Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh và 1 hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trung ương (Vinatas)107.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ quyền lợi của người vay tiêu dùng.
Công tác tuyên truyền pháp luật bảo vệ người tiêu dùng rất đa dạng, phong phú trong những năm qua, bằng nhiều hình thức như như tổ chức các hội thảo tuyên truyền trong cả nước và phạm vi địa phương dành cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp, tổ chức các sự kiện như hưởng ứng ngày quyền của người tiêu dùng thế giới 15/3, các lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý nhà nước cho cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ... Nhưng đối với việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật bảo vệ người vay tiêu dùng vẫn còn nhiều hạn chế. Việc phổ biến pháp luật không tập trung hẳn vào bảo vệ người đi vay trong HĐTDTD mà bao quát luôn cả lĩnh vực ngân hàng. Trong năm 2012 và 2013 Cục Quản lý cạnh tranh đã phối hợp với các cơ quan chuyên ngành và các tổ chức xã hội tổ chức các lớp tập huấn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng về kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung108; Cục còn phối hợp với một số ngân hàng tổ chức các hội thảo chuyên đề về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, tài chính109. Thông qua các hội thảo chuyên về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực ngân hàng và kiểm soát hợp đồng mẫu, vấn đề bảo vệ quyền lợi của người vay tiêu dùng cũng được cải thiện.
- Tổng đài hỗ trợ và website bảo vệ người tiêu dùng.
Đây là 2 công cụ mà Cục Quản lý cạnh tranh đã xây dựng và vận hành có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ bảo vệ người tiêu dùng. Hai kênh này không chỉ cung cấp thông tin, hỗ trợ người tiêu dùng mà còn là kênh thông tin hữu ích cho cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình hoạt động. Với tổng đài hỗ trợ người tiêu dùng (Call center) đã giúp ích người tiêu dùng, trong đó có người vay tiêu dùng tra cứu, tư vấn các thông tin, kiến thức về hoạt động bảo vệ người tiêu dùng, qua đó, tổng đài đã tiếp nhận và hỗ trợ
107 Cục Quản lý cạnh tranh (2013), Báo cáo hoạt động Cục Quản lý cạnh tranh 2013, tr.27.
108 Cục Quản lý cạnh tranh (2012), Báo cáo hoạt động Cục Quản lý cạnh tranh 2012, tr.32.
Cục Quản lý cạnh tranh (2013), Báo cáo hoạt động Cục Quản lý cạnh tranh 2013, tr.30.
109 Xem http://gafin.vn/20140319012533501p0c34/nguoi-dung-dang-lep-ve-trong-hop-dong-voi-ngan- hang.htm, (truy cập vào 20/05/2014).
rất nhiều cuộc gọi từ người tiêu dùng110. Tuy các yêu cầu giải đáp, khiếu nại của người vay tiêu dùng không chiếm đa số, nhưng đây vẫn là công cụ rất hữu ích trong hoạt động bảo vệ người vay tiêu dùng. Ngoài ra, website bảo vệ người tiêu dùng http://bvntd.vca.gov.vn cũng là một kênh cung cấp thông tin chính thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay, nhưng vấn đề bảo vệ người vay tiêu dùng vẫn chưa được đề cập nhiều và thường xuyên trong trang web này.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng.
Các chương trình hợp tác trong khối ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ
… của Cục Quản lý cạnh tranh trong năm 2012, 2013 về bảo vệ người tiêu dùng111 để tiếp thu kinh nghiệm của các nước trong vấn đề này và nâng cao năng lực quản lý của cán bộ làm công tác bảo vệ người tiêu dùng. Các hoạt động này trước mắt chưa tác động trực tiếp đến vấn đề bảo vệ người đi vay trong quan hệ HĐTDTD nhưng có ý nghĩa về lâu dài trong quá trình hoàn thiện và xây dựng pháp luật bảo vệ người vay tiêu dùng trong tương lai.
Như vậy, với các hoạt động bảo vệ người đi vay trong quan hệ HĐTDTD của Cục Quản lý cạnh tranh và Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong những năm qua, ta thấy rằng vấn đề này tuy đã được ghi nhận nhưng vẫn chưa được các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm. Và hầu như, công tác bảo vệ người đi vay trong lĩnh vực này không được đề cập như một lĩnh vực riêng lẻ mà được các cơ quan đánh giá, thực hiện trong một lĩnh vực chung rộng hơn là lĩnh vực tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, các vấn đề về kiểm soát hợp đồng theo mẫu. Hiện Cục Quản lý cạnh tranh vẫn chưa khởi xướng tổ chức một cuộc khảo sát điều tra về các hợp đồng mẫu của ngân hàng, TCTD để thẩm tra kỹ lưỡng trên toàn quốc để phát hiện và tổng hợp các vi phạm trong lĩnh vực này. Lĩnh vực cho vay tiêu dùng của ngân hàng, TCTD đang gây một số bức xúc trong đại bộ phận người dân vẫn chưa được các cơ quan chức năng tiến hành làm rõ.