Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG VÀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI ĐI VAY
2.1. Thực trạng các sai phạm của ngân hàng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người đi vay trong quan hệ hợp đồng tín dụng tiêu dùng
2.1.3. Các vi phạm cụ thể trong nội dung hợp đồng tín dụng tiêu dùng
2.1.3.1. Ngân hàng đưa ra những quy định về điều kiện vay vốn để mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở khá chặt chẽ, gây khó cho người đi vay
Tín dụng với nhu cầu nhà ở khác với tín dụng bất động sản để kinh doanh, nên pháp luật tín dụng quy định về hai lĩnh vực này cũng khác nhau. Việc vay vốn để phục vụ nhu cầu nhà ở được pháp luật về ngân hàng quy định tương đối không cụ thể và hầu như rất ít các quy định pháp luật đề cập đến. Vì vậy, các vi phạm của ngân hàng trong lĩnh vực cho vay để phục vụ nhu cầu nhà ở ảnh hưởng đến người đi vay rất khó để xác định cụ thể và gọi tên nó là gì, trong phạm vi bài viết xin đưa ra một số hành vi của ngân hàng gây khó khăn cho người có nhu cầu vay vốn để mua, xây dựng, nâng cấp nhà ở.
Thứ nhất, ngân hàng đưa ra yêu cầu về tài sản đảm bảo phải tương đối chắc chắn88.
Để đảm bảo lợi ích của mình, các ngân hàng thường yêu cầu khách hàng vay vốn để mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở phải có tài sản đảm bảo, thế chấp có giá trị tương ứng với giá trị khoản vay. Và thực tế, hầu hết các ngân hàng đều yêu cầu tài sản bảo đảm trong trường hợp này là nhà ở, đất ở mà người đi vay định tu sửa, mua
87 Xem Điều 13 Các điều khoản và điều kiện cho vay tiêu dùng cá nhân của Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered Việt Nam (Phụ lục số 03 ở cuối luận văn).
88 Trương Thanh Đức (2011), “Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ ngân hàng”, Tạp chí ngân hàng, (01), 01/2011, tr.24.
mới, hoặc bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người đi vay hoặc bên thứ ba bảo lãnh. Tuy nhiên, việc thế chấp các tài sản trên có thể gây ra một số bất lợi đối với người đi vay,vì nguồn chi trả được lấy chủ yếu từ tiền lương, tiền thu nhập hợp pháp của người đi vay, nếu thị trường hoặc công việc gặp sự cố thì rất có thể tài sản bảo đảm sẽ bị ngân hàng đem ra xử lý. Hơn nữa việc thế chấp sổ đỏ lại phải có sự đồng ý bằng chữ ký của tất cả các thành viên liên quan trong gia đình, nên người đi vay rất ngại khi đem nhà ở, đất ở ra làm tài sản đảm bảo.
Thứ hai, phần lớn các ngân hàng cũng chỉ mạnh dạn cấp tín dụng cho người mua nhà tại các dự án bất động sản có liên kết với ngân hàng89. Với mục đích kiểm soát mục đích vay vốn của người đi vay cũng như theo dõi tiến độ xây dựng để tiến hành giải ngân, một số ngân hàng đặt ra yêu cầu này. Tuy rằng quyền lợi của người đi vay sẽ được bảo đảm tương đối chắc chắn hơn trước các chủ dự án bất động sản, vì ngân hàng chỉ giải ngân theo tiến độ xây dựng hay thanh toán theo chỉ định của các bên, nhưng với số lượng dự án nhà ở liên kết với ngân hàng cho vay chỉ ở mức tương đối thì vấn đề lựa chọn nhà ở phù hợp với mục đích, tiêu chí và sở thích của người đi vay cũng bị thu hẹp đáng kể.
2.1.3.2. Các ngân hàng vi phạm quy định về mức lãi suất tiền vay trong hạn - Lãi suất cho vay tiêu dùng cao hơn 150% lãi suất cơ bản là vi phạm điều cấm của pháp luật
Vấn đề lãi suất tiền vay luôn là vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong các quan hệ cho vay nói chung, và tín dụng tiêu dùng nói riêng. Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều phản ánh từ người đi vay về lãi suất cho vay tiêu dùng, nhiều bài báo đã thống kê và cho rằng lãi suất cho vay tiêu dùng ở các ngân hàng hiện đang ở mức rất cao. Lý giải về hiện tượng này, cần hiểu rõ về quá trình thay đổi các quy định về lãi suất cho vay tiêu dùng và lãi suất cho vay nói chung. Với sự thay đổi liên tục của nền kinh tế, Nhà nước đã ban hành rất nhiều VBPL quy định về mức lãi suất cho vay từ những năm 1990 trở về trước và các văn bản về sau này.
Nội dung sai phạm của ngân hàng về lãi suất cho vay tiêu dùng cũng có những thay đổi tương ứng với sự thay đổi của thị trường và các quy định của pháp luật.
Từ giữa năm 1990 trở về trước, lãi suất huy động và cho vay của ngân hàng đều do Chính phủ quy định. Sau đó, NHNN ấn định cụ thể mức lãi suất huy động và cho vay trên cơ sở quy định về nhiệm vụ của NHNN là: “Công bố lãi suất các loại
89 Trương Thanh Đức (2011), “Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ ngân hàng”, Tạp chí ngân hàng, (01), 01/2011, tr.24.
tiền gửi và cho vay; hối xuất chính thức giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ, sau khi được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phê chuẩn90”.
Từ ngày 05/8/2000 trở đi, NHNN không quy định chốt cứng một mức lãi suất cố định, mà đưa ra biên độ về lãi suất cho vay91.
Từ ngày 01/6/2002 trở đi, NHNN thực hiện chính sách tự do hoá lãi suất92. Như vậy, từ năm 2002 các TCTD được phép cho vay với lãi suất tự do và không bị kiểm soát. Trước đó, Thống đốc NHNN cũng đã ban hành Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng, trong văn bản này quy định “lãi suất cho vay do TCTC và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam93”. Thời điểm này hoạt động cho vay tiêu dùng ở nước ta thực ra chưa phát triển mạnh như hiện nay mà chủ yếu là hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ở huyện, thị xã ở các tỉnh, nhất là các huyện miền núi, vùng nông thôn triển khai cho vay tiêu dùng đối với giáo viên, cán bộ, nhân viên và lực lượng vũ trang trên địa bàn huyện. Do vậy, vấn đề lãi suất cho vay tiêu dùng giai đoạn này mặc dù là tự do nhưng không quá cao vì chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân, mục tiêu lợi nhuận của các ngân hàng chưa đề cao, các vi phạm về lãi suất dường như rất hiếm.
Tuy nhiên từ ngày 01/01/2006 trở đi, khi BLDS 2005 được ban hành và bắt đầu có hiệu lực thi hành, thì lãi suất cho vay phải thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 476 về “lãi suất” của BLDS 2005, cụ thể: “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với loại cho vay tương ứng”. Quy định trên được áp dụng cho tất cả các hình thức cho vay bao gồm cả hoạt động cho vay của TCTD, và cho vay tiêu dùng đương nhiên cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 476 BLDS 2005. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng hoạt động tín dụng ngân hàng là một hoạt động chuyên ngành của lĩnh vực ngân hàng nên vấn đề lãi suất không thuộc phạm vi điều chỉnh của các quy định trong BLDS 2005, mà chỉ áp dụng các văn bản do NHNN ban hành. Các quan điểm xung quanh vấn đề này có những căn cứ giải thích khác nhau, và vẫn chưa thống nhất một cách rõ ràng. Quan điểm của tác giả là hợp đồng tín dụng nói
90 Khoản 10 Điều 2 Nghị định số 138-HĐBT ngày 08/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam.
91 Quyết định số 242/2000/QĐ-NHNN ngày 02/08/2000 của Thống đốc NHNN về việc công bố lãi suất cơ bản làm cơ sở cho TCTD ấn định lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng.
92 Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30/05/2002 của Thống đốc NHNN về việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng đống Việt Nam của TCTD đối với khách hàng.
93 Khoản 1 Điều 11 Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN.
chung và HĐTDTD nói riêng vẫn được xem là một dạng hợp đồng cho vay tài sản, nên lãi suất cho vay trong hợp đồng vẫn chịu sự điều chỉnh của BLDS 2005 (nếu không có một quy định nào khác được ban hành để hướng dẫn về sự ngoại lệ của lãi suất trong hợp đồng tín dụng chỉ phải áp dụng các quy định do NHNN ban hành)94. Như vậy, kể từ ngày 01/01/2006 thì các TCTD khi cho vay mức lãi suất thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN ban hành theo từng thời kỳ. Và NHNN có trách nhiệm công bố lãi suất cơ bản thường xuyên theo định kỳ một cách chính thức, lâu dài và phù hợp với thị trường, để tạo căn cứ pháp lý cho các quan hệ mua bán, vay mượn, thanh toán và nhiều lĩnh vực khác95. Mặc dù BLDS 2005 đã quy định mức lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố, nhưng các ngân hàng vẫn vi phạm về lãi suất cho vay tiêu dùng. Hiện nay, mức lãi suất cho vay tiêu dùng của các ngân hàng khá cao, dao động từ 14% đến 17%/năm96; cụ thể lãi suất cho vay mua nhà đất dao động từ 13,4% đến 16%; lãi suất cho vay mua ô tô dao động từ 13,5% đến 16%; lãi suất cho vay thấu chi từ 13,8% đến 19,5%; thẻ tín dụng từ 17% đến 24%; lãi suất cho vay du học, du lịch khám chữa bệnh, mua sắm các thiết bị nội thất gia đình, các nhu cầu khác để phục vụ đời sống dao động từ 12% đến 19%. Trong khi đó, mức lãi suất của các công ty tài chính thường cao hơn nhiều so với các NHTM, cụ thể: cho vay mua xe máy trả góp với lãi suất cho vay dao động từ 30% đến 82%/năm; cho vay mua hàng điện máy gia dụng dao động từ 23,84% đến 89,9%; cho vay tiền mặt dao động từ 23% đến 79%/năm97. Các lãi suất cho vay tiêu dùng vượt quá 150% lãi suất cơ bản hiện nay tức 13,5% (9 x 150% = 13,5%) là vi phạm quy định pháp luật.
Ngoài ra, việc vi phạm lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản không chỉ diễn ra ở các ngân hàng, công ty tài chính, mà ngay cả NHNN cũng đã ban hành một số văn bản trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2010 cho phép các ngân hàng được cho vay vượt trần 150% lãi suất cơ bản nói trên, như:
+ Quyết định số 33/2008/QĐ-NHNN ngày 03/12/2008 “Về mức lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của Quỹ tín dụng nhân cơ sở đối với khách hàng” (Điều
94 Nội dung này sẽ được tác giả giải thích cụ thể hơn trong mục 2.3.1.1
95 Tại thời điểm ban hành quy định này, mức lãi suất cơ bản là 8,25%/năm đã được NHNN công bố thông qua Quyết định số 1894/QĐ-NHNN ban hành ngày 30/12/2006. Mức lãi suất cơ bản này được NHNN công bố đều đặn hàng tháng từ năm 2006 đến tháng 12/2010. Từ 2011 đến nay, lãi suất cơ bản vẫn chưa được NHNN thay đổi và vẫn giữ nguyên ở mức 9% thông qua Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ban hành ngày 29/11/2010, đây là văn bản cuối cùng tính đến thời điểm này NHNN công bố về lãi suất cơ bản.
96 Số liệu được lấy từ website: http://tapchitaichinh.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=32232, (cập nhật ngày 10/06/2014).
97 Kết quả khảo sát tín dụng tiêu dùng, Viện Chiến lược Ngân hàng, tháng 06/2013, được tác giả dẫn lại từ nguồn tin thứ cấp sau: Nguyễn Thị Hiền (2014), “Một số vấn đề về lãi suất cho vay tiêu dùng, nhìn từ kinh nghiệm quốc tế”; Tạp chí ngân hàng, (7), tr.36.
1: Quy định mức lãi suất cho vay tối đa bằng đồng Việt Nam của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đối với khách hàng không vượt quá 165% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố để áp dụng trong từng thời kỳ) (hết hiệu lực);
+ Thông tư số 01/2009/TT-NHNN ngày 23/01/2009 “Hướng dẫn về lãi suất thoả thuận của TCTD đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng” (hết hiệu lực);
+ Thông tư số 07/2010/TT-NHNN ngày 26/02/2010 “Quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thoả thuận của TCTD đối với khách hàng” (hết hiệu lực);
+ Thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 14/4/2010 “Quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thoả thuận của TCTD đối với khách hàng”. Đây là văn bản hiện tại được các ngân hàng áp dụng về lãi suất cho vay, lãi suất này do các bên thỏa thuận, nhưng thực tế đều do ngân hàng chủ động và phần lớn là cao hơn giới hạn cho phép của BLDS 2005, và người đi vay bắt buộc phải chấp nhận.
- Ngân hàng Nhà nước vẫn có sự phân biệt đối xử giữa cho vay tiêu dùng và cho vay sản xuất kinh doanh
Mặc dù, lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn lãi suất cho vay sản xuất, kinh doanh, vì mức độ rủi ro của loại cho vay này thường cao hơn98. Nhưng về nguyên tắc, lãi suất này vẫn sẽ do thị trường điều tiết. Tuy nhiên, có những thời kỳ, các hình thức cho vay được Nhà nước khống chế chung bởi mức trần lãi suất một cách chặt chẽ (chẳng hạn: quy định các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh bao gồm lãi suất huy động và lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN Việt Nam công bố để áp dụng trong từng thời kỳ99) nhưng sau đó NHNN lại cho phép nâng cao lãi suất vay vốn tiêu dùng vượt trần lãi suất, điều này được thể hiện bằng Thông tư số 01/2009/TT- NHNN hướng dẫn về lãi suất thỏa thuận của TCTD đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Ngoài ra, sau khi văn bản này được ban hành, thì NHNN đã có một số văn bản hướng dẫn thực hiện thông tư trên thể hiện rõ sự phân biệt giữa cho vay tiêu dùng và cho vay sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn, văn bản số 8883/NHNN-CSTT vào 12/11/2009 do NHNN ban hành quy định rằng: “Các TCTD chỉ được thực hiện
98 Nguyễn Đắc Hưng, Phát triển tín dụng tiêu dùng an toàn và hiệu quả, đăng trên website
http://www.vnba.org.vn/?option=com_content&view=article&id=1456&catid=43&Itemid=90, (truy cập vào ngày 21/04/2014).
99 Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/05/2008 của Thống đốc NHNN về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam (hết hiệu lực).
lãi suất thỏa thuận đối với khoản vay để trực tiếp phục vụ đời sống của cá nhân và hộ gia đình của khách hàng vay, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng; không được thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay để đầu tư bất động sản, tài sản tài chính (vàng, ngoại tệ, chứng khoán và các tài sản tài chính khác) và các hoạt động có liên quan đến sản xuất - kinh doanh”. Trước đó, NHNN cũng đã có văn bản số 7525/NHNN-CSTT ngày 25/09/2009 hướng dẫn thực hiện cho vay theo lãi suất thỏa thuận gửi Thanh tra giám sát NHNN chi nhánh Tp.HCM sau khi cơ quan này phản hồi một số khó khăn vướng mắc trong quá trình thanh tra hoạt động cho vay lãi suất thỏa thuận. Theo quy định tại văn bản trả lời này, thì những người đã có 3-4 căn nhà, vay để mua nhà, sửa chữa nhà dùng cho mục đích ở kết hợp với cho thuê hoặc chỉ dùng cho thuê, có nguồn trả nợ tiền vay bằng tiền lương và tiền cho thuê nhà thì được vay với lãi suất trần 10,5%/năm100 (lúc ban hành văn bản này lãi suất cơ bản là 7%/năm); còn những người chưa có nhà ở và có nguồn trả nợ từ tiền lương của họ phải trả lãi suất cao hơn mức trần trên, vì ngân hàng được áp dụng lãi suất thỏa thuận. Việc ban hành các quy định trên, mục đích của cơ quan nhà nước là điều tiết thị trường, kiểm soát chặt các khoản vốn vay trước tăng trưởng dư nợ toàn ngành ngân hàng những tháng cuối năm 2009, nhưng mặt khác sẽ tạo cơ hội cho ngân hàng đẩy cao lãi suất cho vay tiêu dùng đối với những khách hàng có nhu cầu thực về nhà ở, như vậy là rất bất lợi cho nhóm khách hàng này. Việc quy định cứng nhắc như trên vừa thể hiện sự phân biệt đối xử giữa cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản và cho vay để mua nhà đất để ở, vừa cào bằng tất cả các trường hợp vay vốn mua nhà để ở với cùng một mức rủi ro cao như nhau (vì kể cả trường hợp vay để mua nhà khi chưa có nhà ở, có nguồn trả nợ khá lớn không phải từ tiền lương cũng phải chịu lãi suất cao hơn), như vậy sẽ là thiệt thòi cho những người vay vốn mua nhà ở có tài sản đảm bảo tốt.
- Cách tính lãi suất cho vay tiêu dùng của ngân hàng dễ gây nhầm lẫn cho người đi vay
Hiện nay, các ngân hàng có hai cách tính lãi trong cho vay tiêu dùng rất dễ gây nhầm lẫn cho người đi vay, đó là tính lãi dựa trên dư nợ thực tế (còn gọi là phương pháp tính lãi đơn) và dư nợ ban đầu (phương pháp tính lãi gộp: add-on).
Đối với phương pháp tính lãi dựa trên dư nợ thực tế, thì vốn gốc của người đi vay phải trả từng định kỳ, được tính đều nhau bằng cách lấy vốn ban đầu chia cho số kỳ hạn thanh toán, còn lãi phải trả mỗi kỳ được tính trên số tiền khách hàng thực sự
100 Vân Linh, Siết chặt tín dụng mua nhà trả góp, đăng trên website http://tinnhanhchungkhoan.vn/tien- te/siet-chat-tin-dung-mua-nha-tra-gop-59907.html, (truy cập ngày 28/04/2014).